Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nhận biết được cấu tạo sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyển cổ tích sinh hoạt.

- Phát hiện được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong truyện cổ tích và khát vọng về một sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kĩ năng:

- Giúp HS biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- HS biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ:

- HS biết trân trọng và giữ gìn văn hoá của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.

 

doc 4 trang tuelam477 5170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 28: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 2/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 28. Văn bản: 
EM BÉ THÔNG MINH 
 ( Truyện cổ tích ) - tiếp theo 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nhận biết được cấu tạo sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyển cổ tích sinh hoạt. 
- Phát hiện được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong truyện cổ tích và khát vọng về một sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. 
- HS biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh. 
- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
- HS biết trân trọng và giữ gìn văn hoá của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A............................................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- Kể tóm tắt truyện Em bé thông minh?
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: (1 phút) 
Như các em đã biết khi phát hiện ra em bé thông minh viên quan vô cùng mừng rỡ, về tâu với vua.Vua đã quyết định thử tài em bé, em bé tiếp tục bộc lộ trí tuệ của mình ntn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản (27 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân 
- Nhắc lại nội dung tìm hiểu ở giờ trước? HS trả lời
- Vì sao vua có ý định tiếp tục thử tài em bé?
+ Nhà vua muốn biết đích xác tài của em bé.
- Nhà vua thử tài em bé như thế nào?
+ Vua ra điều kiện nuôi 3 con trâu đực đẻ thành 9 con trâu
- Em có nhận xét gì về lần thử thách này?
+ Thử thách lớn, không thực hiện được cả làng sẽ phải chịu tội, thực chất là thử thách em bé
- Lệnh vua có phải là câu đố không? Vì sao?
+ Là câu đố, vì bất ngờ và khó trả lời.
- Thái độ của dân làng như thế nào?
+ Dân làng ai nấy đều tưng hửng (ngẩn người ra vì mất hứng thú đột ngột khi sự việc trái với điều mình mong muốn)
- Tìm chi tiết thể hiện thái độ của em bé trước điều kiện của nhà vua? Em đã giải quyết ntn?
+ Nói với cha bảo dân làng mở tiệc ăn mừng: hai con trâu và hai thúng gạo nếp vua ban, còn một thúng gạo và một con trâu xin làng làm lộ phí cho cha con trẩỷ kinh (đi đến kinh đô)
- Khi đến kinh đô em bé đã làm như thế nào?
+ Em bé vào kinh khóc um lên và tâu với đức vua là mẹ chết, cha không sinh em bé để có bạn chơi và nhờ vua bảo cha hộ
- Câu nói của em bé khi gặp vua là câu đố hay lời giải đố? Vì sao?
+ Dùng câu đố để giải đố
- Việc làm đó chứng tỏ điều gì ở em?
- Sau khi em bé giải được câu đố trâu đực đẻ con vua còn ra câu đố cho em bé nữa không ?
HS chú ý tiếp VB 
- Cuộc thử tài thứ 3 như thế nào? Mục đích của lần thử thách này là gì?
+ Một con chim sẻ dọn thành 3 mâm cỗ-> Thử trí thông minh
- Lệnh vua có phải là câu đố không? Vì sao?
+ Là câu đố vì oái oăm và khó thực hiện 
- Em bé đã giải đố như thế nào?
- Em có nhận xét gì về các yêu cầu của bé với vua?
+Lời giải của em bé cũng đưa ra một y/c vô lí
- Qua hai lần giải đố của nhà vua thể hiện em bé là người ntn?
GV: Tài năng của em tiếp tục được tỏa sáng khi đối mặt với sứ thần nước ngoài.
HS chú ý đoạn văn (sgk/72) “Lập tức....láng giềng” . - Ở đoạn văn này sứ thần nước ngoài thách đố triều đình ta điều gì ?
+ Xâu chỉ qua con ốc vặn
- Tại sao sao sứ thần lại đố triều đình ta?
+ Thăm dò, muốn xâm chiếm nước ta nhưng còn e nước ta có người tài
- Thái độ của triều đình trước câu đố hóc búa ấy ntn?
+ Không giải được đố, triều đình nhờ đến em bé
- Em đã giải đố bằng cách nào?
+ Hát một bài đồng dao để giải đố
- Tại sao em bé lại giải đố bằng một bài đồng dao? 
+ Với em bé câu đố này thật dễ dàng. Giống như một trò chơi, hay em bé cố tình làm như một trò chơi, vừa đọc, vừa hát lên bài đồng dao lục bát hồn nhiên, nhí nhảnh với chất giọng trẻ thơ yêu đời....
- Lời giải đố của em bé dựa trên kiến thức sách vở hay kinh nghiệm dân gian? Vì sao?
+ Kinh nghiệm dân gian cách làm đơn giản mà hiệu nghiệm
 Trí thông minh của em bé lần này mức độ hơn hẳn lần trước. Câu đố oái ăm hơn rất nhiều buộc phải thực hiện chứ không đố lại người khác. Không giải được thì nhục nhã, xấu hổ, sĩ diện của quốc gia bị tổn thương ...-> Em bé đã cứu nguy cho đất nước
- Trước sự việc này nhà vua đã làm gì? 
- Em có nhận xét gì về mức độ của các lần thách đố? Vì sao t/g dân gian lại sắp xếp như vậy?
+ Mức độ khó của các câu đố tăng dần (tịnh tiến) để bộc lộ dần tài trí thông minh, nhanh nhẹn nhưng vẫn hồn nhiên của em bé.
- Từ đó em hãy rút ra ý nghĩa của truyện?
HS suy nghĩ và trả lời - GV N/x và chốt kiến thức
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong truyện:
HS suy nghĩ trả lời
GV: Xây dựng được các tình huống nhằm thử tài trí nhân vật. Đây là hình thức phiêu lưu về trí tuệ (sự nhanh trí hoặc có mẹo vặt trong cuộc sống)
- Nêu giá trị nội dung? HS trả lời - GVKL
HS đọc ghi nhớ (Sgk/74)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Những thử thách của em bé qua các lần gải đố:
a. Thử thách lần 1:
b. Thử thách lần 2
- Vua ra điều kiện vô lí trái với lẽ tự nhiên.
- Dân làng lo lắng và coi đó là tai hoạ.
- Em bé bình tĩnh, cùng cha lên đến kinh đô gặp nhà vua.
 -> Là người giỏi lập luận, giải quyết câu đố bất ngờ.
c. Thử thách lần 3
- Vua ra lệnh sắp 3 cỗ thức ăn từ một con chim sẻ.
- Em bé giải đố nhờ vua rèn kim làm thành dao
-> Em bé thông minh hơn người, có lòng can đảm
d. Thử thách lần 4
- Sứ thần thách đố “xâu chỉ qua vở ốc vặn”
- Triều đình không giải được
- Em bé giải đố bằng cách: hát một bài đồng dao 
- Em bé được phong trạng nguyên
2. Ý nghĩa của truyện
- Ca ngợi trí thông minh của con người trong cuộc sống, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Tạo tiếng cười vui vẻ
*Ghi nhớ : (Sgk/74)
Hoạt động 2: Luyện tập (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ cá nhân
- Đọc thêm truyện Lương Thế Vinh
- So sánh với truyện em bé thông minh
GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
III. Luyện tập
Truyện ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh 
4. Củng cố
- Ý nghĩa truyện Em bé thông minh ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài , kể truyện theo lời văn của em. 
	- Chuẩn bị bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp).
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_28_van_ban_em_be_thong_minh_nam_h.doc