Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hình thành sơ bộ khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.

- Nhận ra các loại văn bản mà HS đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.

2. Kĩ năng

- Bước đầu nhận biết đúng về phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận ra kiểu VB ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.

- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng tự nhận thức

 

doc 5 trang tuelam477 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 15/8/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 3. Tập làm văn:
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hình thành sơ bộ khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
- Nhận ra các loại văn bản mà HS đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nhận biết đúng về phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. 
- Nhận ra kiểu VB ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. 
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng tự nhận thức
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..........................6B......................6C...............
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Từ là gì? Em hãy vẽ sơ đồ biểu thị sự phân loại của từ tiếng Việt? Cho ví dụ minh họa về mỗi loại từ?
3. Bài mới:
Hoạt động : Khởi động (1 phút)
GV: Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó.
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
H: Trong đời sống hàng ngày em thường nói chuyện với ai? Nói chuyện như vậy để làm gì?
H: Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn cho mẹ biết em làm thế nào?
H: Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào?
- Gọi điện
- Viết thư
* GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp.
H:Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?
- Gọi HS đọc chấm thứ nhất của ghi nhớ- SGK(17)
H: Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao? 
- Đó là hoạt động giao tiếp . Giao tiếp chính là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận. 
- HS: Đọc câu ca dao 
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
H: Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì ?
Nội dung của lời khuyên nhủ ấy là gì?
- Khuyên người ta phải có lập trường kiên định, bền lòng vững chí, không hoang mang dao động trong cuộc sống.
 Kiên trì, giữ vững ý chí chính là chủ đề mà bài ca dao đề cập đến.
H: Bài ca dao được làm theo thể thơ nào? Các câu thơ liên kết với nhau ntn?
- Thể thơ lục bát, có sự liên kết chặt chẽ.
- Liên kết về hình thức: Vần “ên” 
- Liên kết về nội dung: ý câu sau làm rõ cho ý câu trước. Câu lục nêu chủ đề là giữ vững ý chí thì câu bát làm sáng rõ chủ đề, đó là nói rõ thêm giữ vững ý chí là không dao động cho dù có người khác thay đổi.
H: Vậy câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Vì sao?
- Đã trọn vẹn, giúp người nghe, đọc hiểu =>Bài ca dao là một văn bản. 
* HS thảo luận nhóm các ý d,đ,e
H:Theo em lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là một văn bản không? Vì sao?
- Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới=> là một dạng VB nói.
H: Bức thư có phải là một văn bản không?
- Là văn bản viết, có chủ đề là thông báo tình hình là quan tâm tới người nhận thư.
H: Đơn xin học, bài thơ... có phải là văn bản không?
Đều là văn bản vì chúng đều là trao đổi thông tin và có mục đích tư tưởng nhất định.
H: Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
- Gọi HS đọc chấm thứ hai của ghi nhớ- SGK(17)
- Vì sao chuỗi lời nói tạo thành văn bản cần phải có sự liên kết, mạch lạc và hướng tới một chủ đề nhất định?
- Muốn cho sự trao đổi, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm được dễ dàng, thuận lợi trong quá trình giao tiếp, văn bản cần có một nội dung sáng rõ, dễ hiểu. Nội dung thông báo phải phục vụ những mục đích giao tiếp.
GV: Treo bảng phụ ghi các kiểu văn bản ứng với phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp.
- HS đọc bài tập SGK(17)
H: Em hãy điền các ý của bài tập vào cột ví dụ cho phù hợp?
TT
Kiểu VB, PTBĐ
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Bày tỏ tình cảm yêu mếm môn bóng đá
4
Nghị luận
Nêu ý kiến, đánh giá bàn luận
Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém 
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội
6
Hành chính công vụ 
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
Viết đơn xin gia nhập đội bóng đá
H: Như vậy có mấy kiểu văn bản? Tương ứng với nói là mấy phương thức biểu đạt
-GV giới thiệu: Ở lớp 6 , phần làm văn các em sẽ được học và rèn kĩ năng làm văn bản tự sự, văn bản miêu tả.
- GV chốt nội dung 
- HS đọc toàn bộ ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
a. Giao tiếp:
- Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
b. Văn bản.
- Bài ca dao: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định
- Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, Có sự liên kết chặt chẽ.
=> Bài ca dao là một văn bản 
- Khái niệm văn bản 
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản :
- Có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, công vụ.
* Ghi nhớ: SGK- 17
Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm, mỗi nhóm làm một ý,
- Đại diện từng nhóm trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
H: Truyền thuyết: “ Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết?
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Các đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt a. Tự sự
b. Miêu tả.	
c. Nghị luận
d. Biểu cảm.
đ. Thuyết minh.
2. Bài tập 2:
- Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc văn bản tự sự
=> Vì các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa của truyện: Đề cao nguồn gốc cao quý của người Việt nam...
4. Củng cố
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập vào vở
- Soạn bài: Thánh Gióng.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_3_giao_tiep_van_ban_va_phuong_thu.doc