Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 36: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 36: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện, trong t/phẩm ngụ ngôn.

- Ý nghĩa giáo dục sâu sắc của truyện; nghệ thuật đặc sắc của truyện

- Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, bài học triết lí. Tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Biết cách liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức thận trọng khi xem xét, đánh giá sự vật, tinh thần khiêm tốn, sự cần tiến bộ. Giáo dục tính đoàn kết tập thể, sức mạnh của tập thể.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức, nêu và giải quyết vấn: hiểu được truyện ngụ ngôn và những bài học triết lí của truyện

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu khái niệm truyền thuyết và cổ tích ?

 

doc 5 trang tuelam477 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 36: Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 13/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 36. Văn bản: 
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 HDĐT: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện, trong t/phẩm ngụ ngôn. 	
- Ý nghĩa giáo dục sâu sắc của truyện; nghệ thuật đặc sắc của truyện 
- Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, bài học triết lí. Tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, 	Miệng. Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Biết cách liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thận trọng khi xem xét, đánh giá sự vật, tinh thần khiêm tốn, sự cần tiến bộ. Giáo dục tính đoàn kết tập thể, sức mạnh của tập thể.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tự nhận thức, nêu và giải quyết vấn: hiểu được truyện ngụ ngôn và những bài học triết lí của truyện
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu khái niệm truyền thuyết và cổ tích ? 
3. Bài mới:
- Hoạt động khởi động
 GV giới thiệu bài: Bên cạnh các thể loại thần thoại, tr/thuyết, cổ tích, trong kho tàng truyện dân gian còn có hai thể loại truyện cổ rất lí thú đó là tr/cười và tr/ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn mà các em sắp tìm hiểu sẽ giúp các em sáng tỏ những đặc điểm và g/trị của loại truyện mượn chuyện của loài vật, đ/vật hay chính con người để nói bóng gió, kín đáo, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người nghe một bài học nào đó về cuộc sống
. 
Hoạt động 1. Văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” (20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động chung
- Gọi HS đọc phần Chú thích
H: Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Chú ý đọc chậm, bình tĩnh, xen chút hài hước, kín đáo.
- Đọc mẫu. Gọi HS đọc -> Nhận xét HS đọc.
H: Văn bản có mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào?
H: Mỗi sự việc được diễn đạt bằng một câu văn. Đó là câu văn nào?
- Câu 1: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể.
- Câu 2: Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên mới bị một con trâu dẫm bẹp.
GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
H: Nhắc lại nội dung chính của phần 1?
H: Ở đoạn này TG DG giới thiệu hoàn cảnh sống của ếch. Em hãy cho biết ếch sống ở đâu? 
H: Khi ở trong giếng cuộc sống của Ếch diễn ra ntn?
- Xung quanh chỉ có vài con vật nhỏ như: con Nhái, cua, ốc. Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
H: Giếng - ở đây TGDG muốn ngụ ý chỉ một không gian như thế nào?
- Chật, hẹp, không thay đổi.
H: Như vậy cuộc sống của Ếch trong giếng là một cuộc sống như thế nào?
- Chật hẹp, tù túng, đơn giản.
H: Trong môi trường ấy, Ếch ta tự thấy mình ntn?
- Oai như một vị chúa tể; coi bầu trời chỉ bằng cái vung.
H: Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của Ếch?
+ Chủ quan đánh giá sai về mình và mọi người.
+ Kiêu ngạo.
=> Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang. 
H: Ở đây chuyện về Ếch nhằm ám chỉ điều gì về con người?
- Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
* GV: Tác giả lấy chuyện con Ếch vì Ếch vốn ầm ĩ, thường suốt đời quanh quẩn ở một nơi nào đó. Thế nhưng Ếch lại kiêu ngạo đánh giá sai về mình và mọi vật xung quanh. Nó cất tiếng kêu vang dội làm các loài khác thấy hoảng sợ. Vì chưa bao giờ gặp các loài vật to lớn như voi, trâu, bò nên Ếch đã ngộ nhận và tự cho mình là biết tất, một bầu trời bao la mở ra, một thế giới muôn màu, muôn vẻ đang ở xung quanh mà Ếch vẫn quen thói ngông cuồng coi mình là chúa tể, thấy bầu trời chỉ bằng cái vung (có chăng thì chỉ rộng hơn tí chút mà thôi).
GV: ếch sống chủ quan, kiêu ngạo lối sống đó đã thành căn bệnh của nó vậy hậu quả của căn bệnh đó ntn ta sang phần 2.
- HS chú ý SGK
H: Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
- Mưa to, nước tràn miệng giếng.
H: Việc ra ngoài giếng cửa Ếch do khách quan hay do chủ quan ? 
- Khách quan, không phải ý muốn chủ quan của Ếch.
H: Lúc này hoàn cảnh sống của Ếch có gì thay đổi?
- Không gian mở rộng với bầu trời khiến Ếch ta có thể đi lại khắp nơi.
H: Vậy Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không? 
- Ếch không nhận thức được hoàn cảnh đã thay đổi. 
H: Những cử chỉ nào của Ếch chứng tỏ điều đó?
H: Tại sao Ếch lại có thái độ như vậy?
- Vì Ếch cứ tưởng bầu trời là bầu trời riêng của mình, xung quanh là xung quanh giếng của mình với Cua, Ốc nhỏ nhoi, tầm thường, Ếch ta vẫn tưởng mình là vị chúa tể của bầu trời ấy, xung quanh ấy.
H: Kết cuộc chuyện gì đã xảy ra với Ếch?
H: Theo em vì sao Ếch bị giẫm bẹp?.
- Cứ tưởng mình oai như trong giếng, coi thường mọi thứ xung quanh như trong giếng. Do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng mở.
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động nhóm
H: Từ câu chuyện của Ếch, dân gian muốn phê phán điều gì và khuyên con người điều gì?
GV chốt:
- ND ta muốn khuyên không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo. Câu chuyện để lại những bài học về sự học hỏi để mở rộng hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
- HS đọc ghi nhớ
A. Văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng”
I. Tìm hiểu chung :
* Khái niệm truyện ngụ ngôn:
- SGK/100. 
* Đọc và kể chuyện:
- PTBĐ: tự sự.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh sống và lối sống của ếch khi ở giếng:
a. Hoàn cảnh sống:
- Sống lâu ngày trong một cái giếng
=> Môi trường sống chật hẹp, không thay đổi 
-> Tầm nhìn hạn hẹp, không biết về thế giới xung quanh.
b. Lối sống:
- Trì trệ không đổi mới, ko thay đổi.
- Chủ quan đánh giá sai về mình và mọi người.
- Huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan.
2. Hậu quả của lối sống chủ quan kiêu ngạo:
- Bị giẫm bẹp.
3. Ý nghĩa của truyện :
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
* Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2. Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (15 p).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
 GV hướng dẫn đọc: Chú ý cách đọc phù hợp tâm lý nhân vật: Cô mắt ấm ức, cậu tay, Chân bực bội, đồng tình, bác Tai ba phải. 
H: Truyện có những nhân vật nào? 
Là những bộ phận cơ thể con người, sống với nhau rất thân thiết.
H: Cách đặt tên cho từng nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? Cách dùng: Cô, Cậu, Bác, Lão có phù hợp với từng bộ phận không?
- Rất dung dị nhưng có ý nghĩa. Lấy ngay tên những bộ phận cơ thể con người để đặt tên cho nhân vật. Đây là biện pháp nhân hoá- ẩn dụ thường gặp trong thể loại ngụ ngôn. Cách gọi như thế cũng rất phù hợp.
H: Đang sống hòa thuận, giữa họ đó có chuyện gì xảy ra? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- Cô mắt là người phát hiện ra sự bất hợp lí giữa việc làm với sự hưởng thụ cũng rất hợp vì mắt chuyên nhìn nhận và quan sát. 
H: Khi ấy họ đó có những hành động gì để giải quyết sự so bì ấy?
Cả bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt đều cũng không làm việc.
H: Đi hăm hở là đi như thế nào? Thái độ của họ khi đến nhà lão miệng?
H: Hậu quả của việc làm trên là gì? Ai là người nhận ra trước?
- Qua một tuần không có cái ăn cả bọn ngày càng mệt mỏi, nhợt nhạt.
- Chính bác Tai là người phát hiện ra trước. ?
H: Cách tả này có giống khi ta bị đói không?
H: Đến lúc này họ đó nhận ra nguyên nhân dẫn đến hậu quả này chưa? Khi nhận ra sai lầm họ đã sửa sai ntn?
Cả bọn nhận ra sai lầm và nhanh chóng khắc phục sai lầm đó bằng cách chăm sóc, tìm cái ăn cho lão Miệng.
H: Cảnh cảm động cuối cùng là gì?
H: Bài học cần được rút ra là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
B. Văn bản: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
I. Tìm hiểu chung.
- Đọc
- Kể tóm tắt
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Ý nghĩa của truyện
- Khuyên răn mọi người hãy biết sống vì nhau, không nên ganh tị làm hại người khác và làm hại chính mình.
* Ghi nhớ: Sgk/116
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tóm tắt lại chuyện.
- Soạn nội dung còn lại của bài.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày ....tháng 10 năm 2019
 Duyệt kế hoạch dạy học 
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_36_van_ban_ech_ngoi_day_gieng_nam.doc