Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37+38: Viết bài tập làm văn số 2 - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37+38: Viết bài tập làm văn số 2 - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS biết vận dụng được kiến thức về văn tự sự như ngôi kể, thứ tự kể để kể một câu chuyện có thật đã được nghe hoặc chứng kiến và kể sáng tạo (thay đổi ngôi kể, thứ tự kể). Bài văn kể chuyện có độ dài từ 300 chữ trở nên.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu có kĩ năng viết bài văn tự sự có bố cục và lời văn hợp lí.

3. Thái độ:

- HS có ý thức vận dụng lý thuyết bài tự sự để viết bài.

- Có thái độ làm bài nghiêm túc.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự chủ

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài (theo hình thức tự luận)

2. Học sinh: Ôn phần văn tự sự, chuẩn bị giấy kiểm tra

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng t¬ư duy: suy nghĩ, lựa chọn tri thức, kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: phân tích đề, xây dựng dàn ý, viết bài theo yêu cầu

 

doc 4 trang tuelam477 4740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37+38: Viết bài tập làm văn số 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 17/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 37,38: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- HS biết vận dụng được kiến thức về văn tự sự như ngôi kể, thứ tự kể để kể một câu chuyện có thật đã được nghe hoặc chứng kiến và kể sáng tạo (thay đổi ngôi kể, thứ tự kể). Bài văn kể chuyện có độ dài từ 300 chữ trở nên.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu có kĩ năng viết bài văn tự sự có bố cục và lời văn hợp lí.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức vận dụng lý thuyết bài tự sự để viết bài.
- Có thái độ làm bài nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự chủ
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài (theo hình thức tự luận)
2. Học sinh: Ôn phần văn tự sự, chuẩn bị giấy kiểm tra 
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng tư duy: suy nghĩ, lựa chọn tri thức, kiến thức phù hợp với yêu cầu của đề.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: phân tích đề, xây dựng dàn ý, viết bài theo yêu cầu 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a) Ma trận đề:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Ngôi kể trong văn tự sự
Nhớ được các loại ngôi kể
Lấy ví dụ về việc sử dụng ngôi kể
Đặc điểm của từng ngôi kể
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
0,5
5%
0,5
0,5
5%
1
1
10%
2. Thứ tự kể trong văn tự sự
Xác định được ngôi kể, thứ tự kể trong đoạn 
Biêt thay ngôi kể và nêu nhận xét
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
10%
1
2
20%
4. Viết bài văn kể chuyện
Viết được hoàn chỉnh bài văn kể chuyện có độ dài từ 300 chữ trở lên
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
7
70%
1
7
70%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
0,5
1
5%
1,5
2
20%
1
7
70%
3
10
100%
b) Đề bài: 
Lớp 6A
Câu 1 (1 điểm): Phân biệt ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba? Lấy ví dụ về việc sử dụng hai ngôi kể trên.
 Câu 2 (2 điểm) Thay ngôi kể thứ ba thành ngôi thứ nhất cho đoạn văn cho biết sau khi chuyển ngôi kể có gì thay đổi trong đoạn văn.
"... Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim". Vua nghe nói từ đó mới phục hẳn.
Câu 3 (7 điểm): Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè .
Lớp 6B
Câu 1 (1 điểm): Khi kể chuyện thường dùng ngôi kể nào? Đặc điểm của ngôi kể đó
Câu 2 (2 điểm): Xác định ngôi kể và thứ tự kể của đoạn văn sau:
 "Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu. Lý Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, không có ai là người thân thích, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông".
Câu 3 (7 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. 
c) Đáp án và biểu điểm
Lớp 6A
Câu 1 (1 điểm): HS phân biệt được:
Ngôi kể thứ nhất người kể xưng tôi, ta chúng tôi, chúng ta, người kể kể các chuyện của chính mình. Ngôi thứ ba người kể giấu mình và gọi tên nhân nhân vật, người kể xuất hiện ở khắp mọi nơi kể được tất cả các chuyện của nhân vật.
Ví dụ khi kể về kỉ niệm của cá nhân chọn ngôi thứ nhất
Khi kể lại các chuyện đã học hoặc chuyện của người khác chọn ngôi thứ ba
Câu 2 (2 điểm)
HS sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi (em bé hoặc cha em bé)
Nội dung của đoạn không thay đổi. Nhưng lời kể mất đi tính khách quan cho thấy em bé thể hiện tính kiêu ngạo là mình rất thông minh.
Câu 3 (7 điểm): Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè.
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng nội dung kể: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè
- Về bố cục của bài viết: Phải đầy đủ ba phần: Mở bài , thân bài, kết bài.
- Biết sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện.
- Biết xây dựng thứ tự kể hợp lý.
* Cụ thể:
a. Mở bài (1 điểm) 
- Giới thiệu qua về tấm gượng bạn tốt mà em sẽ kể. 
b. Thân bài: (5 điểm)
- Kể lại hoàn cảnh khiến em nhớ hoặc cảm phục bạn.
 - Tả qua mấy nét về ngoại hình, tính tình của bạn. 
- Kể về diễn biến việc tốt bạn đã làm? Kết quả, ý nghĩa của những việc làm ấy? 
c. Kết bài: (1 điểm)
- Tình cảm của em đối với bạn mỗi khi nhớ lại việc làm tốt của bạn. 
Lớp 6B
Câu 1 (1 điểm): Khi kể chuyện thường dùng ngôi kể thứ nhất và thứ ba. Ngôi kể thứ nhất người kể xưng tôi, ta chúng tôi, chúng ta, người kể kể các chuyện của chính mình. Ngôi thứ ba người kể giấu mình và gọi tên nhân nhân vật.
Câu 2 (2 điểm): 
- Xác định đúng ngôi kể của đoạn văn là ngôi thứ ba vì người kể chuyện đã gọi các nhân vật bằng tên của chúng.
- Xác định đúng thứ tự kể của đoạn văn trên là kể theo thứ tự tự nhiên, việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
Câu 3 (7 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. 
* Yêu cầu chung:
- Xác định đúng nội dung kể: Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. 
- Về bố cục của bài viết: Phải đầy đủ ba phần: Mở bài , thân bài, kết bài.
- Biết sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện.
- Biết xây dựng thứ tự kể hợp lý.
* Cụ thể:
a. Mở bài. (1 điểm) 
- Giới thiệu chung về người bạn tuổi thơ: tên tuổi, lai lịch, quan hệ giữa em và bạn.
b. Thân bài. (4 điểm)
- Tả qua mấy nét về ngoại hình, tính tình của bạn. 
- Liệt kê những kỉ niệm đã gắn bó cùng bạn : Lúc ở nhà; khi ở trường.
- Kể lại một kỉ niệm sâu sắc với bạn khiến em xúc động và nhớ mãi:
+ Chuyện đó là chuyện gì? Xảy ra vào bao giờ? Ở đâu?
+ Diễn biến và kết quả của câu chuyện ấy.
+ Tâm trạng của em mỗi khi nhớ lại kỉ niệm ấy.
c. Kết bài. (1 điểm)
- Nay em đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với bạn ra sao? 
- Nêu hướng phấn đấu để giữ gìn tình bạn.
4. Củng cố
- Giáo viên thu bài làm của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của học sinh trong giờ.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại dàn bài văn tự sự.
- Soạn “ Thầy bói xem voi”
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_3738_viet_bai_tap_lam_van_so_2_na.doc