Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện

“ Thánh Gióng”.

- Kể lại được truyện.

- Tích hợp với quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh toàn dân.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết

- Nắm được diễn biến cốt truyện thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

GV: Sưu tầm tranh ảnh Thánh Gióng, về làng Phù Đổng, về Hội khỏe Phù Đổng, thơ về Thánh Gióng, soạn giảng.

HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp.

 

doc 4 trang tuelam477 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 15/8/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 4. Văn bản:
THÁNH GIÓNG
( Truyền thuyết )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện 
“ Thánh Gióng”.
- Kể lại được truyện.
- Tích hợp với quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh toàn dân.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết 
- Nắm được diễn biến cốt truyện thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
GV: Sưu tầm tranh ảnh Thánh Gióng, về làng Phù Đổng, về Hội khỏe Phù Đổng, thơ về Thánh Gióng, soạn giảng.
HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)
- Truyền thuyết là gì? Kể lại truyện Con rồng cháu tiên
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động(1 phút)
Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người Việt Nam. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? bài học hôm nay chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: 
+ Giọng ngạc nhiên, hồi hộp ở đoạn Gióng ra đời. 
+ Lời Gióng trả lời sứ giả đĩnh đạc, nghiêm trang. 
+ Đoạn cả làng nuôi Gióng đọc giọng háo hức, phấn khởi. 
+ Đoạn Gióng đánh giặc giọng khẩn trương, mạnh mẽ. 
+Đoạn cuối giọng chậm, nhẹ.
- GV đọc trước một đoạn.
- Gọi HS lần lượt đọc hết bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả đọc bài của học sinh.
H: Nhân vật được nói tới nhiều trong truyện là ai? Em hãy tìm những sự việc chính xoay quanh nhân vật ấy?
H: Dựa vào các sự việc chính trên em hãy kể tóm tắt truyện?
- HS kể; GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa các từ khó ở phần chú thích. Chú ý các từ mượn chú thích: Sứ giả; tráng sĩ. 
H: Văn bản thuộc thể loại nào?
H: Đây là truyền thuyết thuộc thời đại nào?
( Hùng Vương)
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cặp đôi
H: Truyện chia thành mấy phần? ND của từng phần? 3 phần: 
P1: Từ đầu -> “nằm lấy”=> Sự ra đời kì lạ của Gióng . 
P2: Tiếp -> “lên trời”=> Gióng biết nói,đòi đi đánh giặc,Gióng lớn nhanh . Gióng đánh và thắng giặc Ân.
P3: Còn lại=> Những dấu tích còn lại về Thánh Gióng.
I. Tìm hiểu chung :
- Thể loại: Truyền thuyết
- Bố cục: 3 phần
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân đọc đoạn 1. 
H: Đoạn vừa đọc kể về sự việc gì?
H: Thánh Gióng ra đời như thế nào?
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ở ngoài đồng và thụ thai.
- Lên ba tuổi không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
H: Em có nhận xét về sự ra đời của Thánh Gióng? 
H: Yếu tổ kỳ lạ ấy nhấn mạnh điều gì về con người Thánh Gióng?
- Sự ra đời khác thường của Gióng khẳng định Gióng là con trời, con của thần linh. 
- Tại sao người xưa không tưởng tượng Gióng là một vị thần bỗng xuất hiện mà để Gióng sinh ra từ gia đình nhà nông dân?
- HS trả lời
- GV bình bổ sung: Tưởng tượng ra điều này, người xưa muốn khẳng định: Anh hùng là do dân sinh ra, do dân nuôi dưỡng. Vai trò của nhân dân là vô cùng to lớn.
H: Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào? Lời nói đó có gì đặc biệt?
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.(Gọi mẹ xưng con-> Thể hiện với mẹ Gióng vẫn chỉ là một đứa trẻ)
- Ngươi về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
(Gọi sứ giả nhà vua là ngươi còn xưng mình là ta thể hiện sự lớn lên hơn hẳn trong sự xưng hô)
*GV bình: Bác Hồ từng khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ...nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Điều đó quả là đúng với Gióng trong hoàn cảnh này. Câu nói đầu tiên của Gióng thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước . 
H: Sau khi gặp sứ giả chú bé Gióng đã thay đổi ntn?
- Lớn nhanh như thổi; cơm ăn mấy cũng không no; áo vừa may xong đã đứt chỉ....
H: Chi tiết: Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
+ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân.
- GV dẫn giảng: Khi sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến Gióng đã làm gì? Hình ảnh của Gióng lúc này được miêu tả như thế nào?
H: Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy?
*GV bình bổ sung: Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ cứu nước. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách, Gióng phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh kịp đi đánh giặc. 
H: Em có nhận xét gì về sự lớn lên của Gióng?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự ra đời của Gióng.
- Khác thường, kì lạ, hoang đường
2. Gióng lớn lên
=> Gióng lớn lên kì lạ cả về ý chí và thể lực.
4. Củng cố
- Em thích nhất chi tiết tưởng tượng nào trong truyện Thánh Góng? Vì sao em lại thích chi tiết đó?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Soạn bài: Thánh Gióng (tiếp).
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Ngày .... tháng 8 năm 2019
Duyệt kế hoạch dạy học 
Tổ trưởng
Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_4_van_ban_thanh_giong_nam_hoc_201.doc