Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 46: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 46: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nhận biết được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.

- Nhận biết được đề văn kể chuyện đời thường.

- Biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường. (nhân vật, sự việc, chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong bài văn kể chuyện đời thường).

2. Kĩ năng:

 Biết cách làm bài văn kể 1 câu chuyện đời thường.

3. Thái độ:

Có ý thức làm bài văn tự sự đúng thể loại.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức: yêu cầu của bài kể chuyện đời thường

- Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp tự tin

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động:

GV giới thiệu bài: Bài văn số 1 (Kể 1 chuyện đã học hoặc nghe kể bằng lời văn của em), bài TLV số 2 (Kể một chuyện có ý nghĩa), bài TLV số 3 (Kể chuyện đời thường)

 

doc 3 trang tuelam477 7210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 46: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 29/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 46. Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ 
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Nhận biết được các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận biết được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện đời thường. (nhân vật, sự việc, chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong bài văn kể chuyện đời thường).
2. Kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn kể 1 câu chuyện đời thường.
3. Thái độ:
Có ý thức làm bài văn tự sự đúng thể loại.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
 Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tự nhận thức: yêu cầu của bài kể chuyện đời thường
- Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp tự tin
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: 
GV giới thiệu bài: Bài văn số 1 (Kể 1 chuyện đã học hoặc nghe kể bằng lời văn của em), bài TLV số 2 (Kể một chuyện có ý nghĩa), bài TLV số 3 (Kể chuyện đời thường) 
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số dạng đề kể chuyện đời thường (25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân đọc các đề văn ở SGK-119.
H: Căn cứ vào từ ngữ nào trong từng đề em biết đây là đề tự sự? 
H: Trong những để tự sự trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người?
- Đề kể việc: a, b, d, đ
- Đề nghiêng về kể người: c, e, g
H: Các sự việc ấy là những sự việc có mối quan hệ như thế nào đối với em? 
- Gần gũi ; có thực trong cuộc sống.
H: Những con người cần kể trong các đề c, e, g có quan hệ như thế nào đối với em?
- Gần gũi, thân thiết
GV khái quát: đều là kể về các câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hoặc xa lạ nhưng để lại ấn tượng chính xác nhất định nào đó. Các đề văn tự sự là những đề kể chuyện đời thường.
H: Qua tìm hiểu các đề trên em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?
- Yêu cầu chung: người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn tình cảm của con người.
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cặp đôi (2 phút)
+ N1: Ra đề văn tự sự nghiêng về kể người
+ N2: Ra đề văn tự sự nghiêng về kể việc
- HS viết đề vào phiếu học tập- trình bày- nhận xét
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân
H: Yêu cầu của đề là gì?
H: Phần mở bài cần phải giới thiệu điều gì?
H: Phần thân bài phải kể được những gì?
H: Em sẽ lựa chọn thứ tự kể như thế nào?
- Kể theo dòng hồi tưởng theo thứ tự kể xuôi hoặc kể ngược
H: Nội dung phần kết bài?
I. Đề bài kể chuyện đời thường:
1. Đề bài: SGK(119)
- Kể chuyện đời thường là kể về những người, những việc ở cuộc sống quanh ta.
3. Lập dàn bài
* Đề bài: Kể về một người thân của em (Ông, bà, bố, mẹ,anh, chị )
a. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về người định kể (là ai, có quan hệ với em như thế nào, tình cảm của em và lí di vì sao em lại kể về người đó).
b. Thân bài:
- Giới thiệu về ngoại hình và tính cách của người đó (Những nét tiêu biểu, gây ấn tượng, nói đúng bản chất của nhân vật).
- Chọn kể những kỉ niệm sâu sắc, không thể nào quên về người đó hoặc những kỉ niệm của người đó với em (Những gì em đã trải nghiệm, ảnh hưởng từ người đó).
- Những cảm xúc suy nghĩ của em về người đó: yêu quý, kính trọng, nhớ ơn, không quên, mong ở gần, mong gặp lại, mong người đó gặp nhiều may mắn )
c. Kết bài: 
- Khẳng định vai trò của người được kể đối với em và tình cảm của em với người được kể.
Hoạt động 2: Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HSHĐ cá nhân 
- Nêu yêu cầu bài tập?
+ Lập dàn ý cho đề bài sau: Quê hương em đổi mới
GV hướng dẫn HS làm BT
HS làm bài – Trình bày kết quả
HS nhận xét 
GV đánh giá, nhận xét, KL
II. Luyện tập
 Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Quê hương em đổi mới
a. Mở bài:
Ai đi xa lâu ngày có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng và những thay đổi của quê em.
b. Thân bài:
- Quê em cách đây mấy năm còn nghèo, buồn lặng lẽ.
- Đến nay đó đổi mới toàn diện, nhanh chóng
- Những con đường, những ngôi nhà mới
- Trường học, trạm xá, UBND xã, câu lạc bộ, loa phóng thanh, điện, đài, ti vi, xe máy, vi tính
- Nền nếp làm ăn, sinh hoạt
c. Kết bài: Quê em trong tương lai.
4. Củng cố: GVNgày xây dựng kế hoạch: 28/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
 khái quát bài học
 Thế nào là kể chuyện đời thường ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
 - Chuẩn bị bài: Treo biển, HDĐT: Lợn cưới, áo mới 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_46_luyen_tap_xay_dung_bai_tu_su_k.doc