Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số nét nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình tượng Gióng ra trận đánh giặc và Gióng bay về trời.

- Tích hợp quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh toàn dân.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Biết tìm hiểu tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: Sưu tầm tranh ảnh Thánh Gióng, về làng Phù Đổng, về HKPĐ, thơ về Thánh Gióng, soạn giảng.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 4 trang tuelam477 5880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Văn bản "Thánh Gióng" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 21/8/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 5. Văn bản:
THÁNH GIÓNG
 (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số nét nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình tượng Gióng ra trận đánh giặc và Gióng bay về trời.
- Tích hợp quan niệm của Hồ Chí Minh về sức mạnh toàn dân.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. 
- Biết tìm hiểu tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: Sưu tầm tranh ảnh Thánh Gióng, về làng Phù Đổng, về HKPĐ, thơ về Thánh Gióng, soạn giảng.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C..............................
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): 
- Em hãy kể lại sự ra đời của Gióng? Em có nhận xét gì về sự ra đời ấy?
- Em hãy kể lại những chi tiết chứng tỏ sự lớn lên của Gióng? Ý nghĩa của những chi tiết ấy?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (2 phút)
GV mời ban văn nghệ lên tổ chức trò chơi ”Làm theo tôi nói đừng làm theo những gì tôi làm” 
Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản (30 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm: “giặc đã đến...bay về trời”.
H: Đoạn truyện kể lại sự việc gì?
H: Hình ảnh Gióng ra trận được miêu tả như thế nào?
- Chú bé vùng dậy, vươn vai.... Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt, nhẩy lên mình ngựa.
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?
- Đây là hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng của nhân dân ngày xưa. Người xưa quan niệm rằng, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. 
H: Gióng đánh giặc như thế nào?
- Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt, thúc ngựa phi thắng đến nơi có giặc, đánh giết hết lớp này đến lớp khác-> giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre ven đường quật vào giặc-> Giặc tan vỡ.
H: Em nhận thấy tinh thần chiến đấu của Gióng?
- Rất khẩn trương. Tiến công không ngừng. Chủ động tìm giặc mà đánh. 
H: Kết quả của tinh thần chiến đấu khẩn trương chủ động ấy là gì?
- Chi tiết roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc gợi cho em suy nghĩ gì?(HS khá giỏi)
* GV bình: Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Gióng nhổ tre đánh giặc thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong khi chiến đấu. Đúng như lời Bác Hồ kêu gọi nhân dân ta sau này: "Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc."
 Đúng như nhà văn Thép Mới đã nhận định: Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng , giữ nước...Tre anh hùng chiến đấu. 
H: Sau khi đánh thắng giặc TG đã làm gì?
* Hoạt động thảo luận cặp
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS nhận nhiệm vụ
H: Tại sao Gióng không về để nhận phần thưởng vua ban mà lại bay về trời?
- Gióng bay về trời chứng tỏ Gióng không màng danh lợi. Hình ảnh này, thể hiện thái độ yêu mến, trân trọng của nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. 
H: Sau khi Gióng trở về trời, nhân dân ta đã làm gì để tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng?
- Vua cho lập đền thờ, phong Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.
- Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”? (Bài tập 2/24)
- Vì đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, HS- lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khỏe để học tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
H: Những dấu tích nào về Gióng còn lưu truyền đến ngày nay?
H: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh ước mơ gì của dân tộc ta?
- Ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
- Người anh hùng mang trong mình sức mạnh quật khởi của cả dân tộc trong buổi đầu chống giặc ngoại xâm.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
II. Tìm hiểu văn bản:
3. Gióng ra trận đánh giặc.
- Oai phong, lẫm liệt
- Đánh thắng lũ giặc xâm lược
- Bỏ lại giáp sắt, bay về trời
=> Gióng trở thành hình ảnh bất tử về người anh hùng cứu nước trong lòng nhân dân.
4. Những dấu tích về Thánh Gióng.
- Đền thờ Gióng, hội làng Gióng, làng Cháy, tre đằng ngà; những hồ, ao liên tiếp ở huyện Gia Bình
* Ghi nhớ: SGK/23
Hoạt động 2. Luyện tập (8 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động cá nhân 
H: Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- HS trình bày ý kiến cá nhân
H: Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Chiến tranh tự vệ, chống sự xâm lấn của các thế lực nước ngoài của thời đại Hùng Vương.
- Nghề rèn sắt. Vũ khí bắng sắt
- Những di tích còn tồn tại đến ngày nay: Làng cháy, đền thơ Gióng; Làng Gióng.
III. Luyện tập: 
Bài tập 1/24
- Hình ảnh Gióng ra trận đánh giặc
- Gióng bay về trời...
Bài tập vận dụng
 Sự kiện lịch sử trong truyện
4. Củng cố
- HS quan sát ba bức tranh trong SGK (20,21,23)
H: Em hãy miêu tả lại nội dung thể hiện của từng tranh
- HS trình bày; GV nhận xét, bổ sung
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Xem trước bài: Từ mượn
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5_van_ban_thanh_giong_nam_hoc_201.doc