Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 50: Số từ và lượng từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 50: Số từ và lượng từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm số từ và lượng từ

- Hiểu được nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.

- Nắm được đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ về khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện được số từ và lượng từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vân dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.

3. Thái độ

 Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý tiếng Việt.

4. Định hướng năng lực cần đạt

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, bảng phụ, máy chiếu, máy soi

- Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

 Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (kết hợp trong bài mới)

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút)

- GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe bài hát “Năm ngón tay ngoan”

- Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát?

+ Bài hát vui tươi, sử dụng nhiều số đếm 1,2,3,4,5.

GV: Vậy lời bài hát có liên quan gì đến nội dung bài học hôm nay hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu tiết 50. Số từ và lượng từ

 

doc 6 trang tuelam477 2940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 50: Số từ và lượng từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 02/11/2019
Ngày thực hiện: 6A:.... /11/2019; 6B:... /11/2019
Tiết 50 . 
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm số từ và lượng từ
- Hiểu được nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Nắm được đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ về khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vân dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.
3. Thái độ
 Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý tiếng Việt.
4. Định hướng năng lực cần đạt
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, bảng phụ, máy chiếu, máy soi
- Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
 Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ: (kết hợp trong bài mới)
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút)
- GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe bài hát “Năm ngón tay ngoan”
- Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát?
+ Bài hát vui tươi, sử dụng nhiều số đếm 1,2,3,4,5.
GV: Vậy lời bài hát có liên quan gì đến nội dung bài học hôm nay hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu tiết 50. Số từ và lượng từ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số từ (Thời gian: 15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
- GV chiếu bài tập ( bài tập Sgk/128)
- HS đọc bài tập 
- GV yêu cầu HS chú ý từ in đậm trong bài tập
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu?
- GV hướng dẫn làm trước một cụm từ, sau đó gọi HS trả lời
- HS nhận xét
+ Từ “hai” bổ sung ý nghĩa cho từ “chàng”
+ Từ “một trăm” → “ván cơm nếp”, “nệp bánh chưng”
+ Từ “chín” → “cựa”, “ngà”, “hồng mao”
+ Từ “một” → “đôi”,
+ Từ “sáu” → “thứ”
- Các từ được bổ sung ý nghĩa như từ “chàng, ván cơm nếp, ngà, cựa, đôi ” thuộc từ loại nào?
+ Thuộc từ loại danh từ.
- Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ và đứng ở vị trí như thế nào so với danh từ?
(GV ghi nhận xét lên bảng)
- GV: những từ bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng hoặc thứ tự cho danh từ thì gọi là số từ
- GV yêu cầu HS quan sát cụm từ “một đôi”
- Từ “đôi” trong cụm từ này có nghĩa là gì?
+ “Đôi” nghĩa là “hai”: mang ý nghĩa chỉ số lượng
GV: mặc dù mang ý nghĩa chỉ số lượng nhưng từ “đôi” không được gọi là số từ. Vì sao?
GV giải thích: từ “một” là số từ, từ “đôi ” là danh từ
- “Đôi” là danh từ chỉ đơn vị hay sự vật?
+ Chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
GV kết luận: Từ “đôi” là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
 - Qua ví dụ trên, chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng số từ?
- Em hãy tìm những từ khác có ý nghĩa như từ “đôi”?
+ Cặp, tá, chục 
- Qua tìm hiểu các bài tập, hãy cho biết số từ là gì?Khi sử dụng số từ cần lưu ý gì?
- HS: Đọc ghi nhớ.
* Bài tập kiểm tra đánh giá:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
* Bài tập 1 Sgk/129
- HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân làm bài tập 1 trong Sgk/129
- Tìm số từ trong bài thơ và phân loại chúng?
- GV treo bảng phụ, HS lên sắp xếp các số từ vừa tìm được vào các cột trong bảng sau cho phù hợp?
Số từ chỉ số lượng
Số từ chỉ thứ tự
Một, hai, ba (canh), năm (cánh)
(Canh) bốn, (canh) năm
GV: Bài tập vừa rồi một lần nữa củng cố kiến thức về số từ. Ngoài số từ bổ sung về số về lượng và thứ tự cho danh còn từ loại nào cũng bổ sung ý nghĩa cho danh từ chúng ta cùng chuyển sang nội dung phần II. 
I . SỐ TỪ
1. Bài tập (Sgk/128)
a) Từ: hai, một trăm, chín, một chỉ số lượng – đứng trước danh từ
b) Từ: (thứ) sáu chỉ thứ tự - đứng sau danh từ
* Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị
2. Ghi nhớ: Sgk/128
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lượng từ (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS đọc bài tập (máy chiếu)
a. [...Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. 
 (Thạch Sanh)
- Em hãy xác định các cụm danh từ có chứa từ in đậm trong đoạn văn, đoạn thơ trên?
+ Các cụm danh từ: Các hoàng tử; những kẻ thua trận; Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ
GV chiếu bảng so sánh các cụm danh từ ở bài tập phần I và II.
CỘT A
CỘT B
- Hai chàng
- Một trăm ván cơm nếp
- một trăm nệp bánh chưng 
- chín ngà, chín cựa, chín hồng mao 
- một đôi
- thứ sáu
- các hoàng tử
- những kẻ thua trận - cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ
GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động cặp đôi (3 phút)
NV: Nghĩa của các từ in đậm ở cột B có gì giống và khác nghĩa của số từ ở cột A?
- Giống nhau: Chỉ số lượng sự vật.
- Khác nhau:
+ Số từ ở cột A: chỉ số lượng, thứ tự cụ thể của sự vật
+ Từ in đậm ở cột B: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- HS rút ra nhận xét và ghi bảng
- GV chốt: Từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật được gọi là lượng từ.
- Em hiểu lượng từ là gì?
- HS nêu khái niệm về lượng từ.
- GV yêu cầu HS xem lại ghi nhớ bài cụm danh từ và nhắc lại mô hình cấu tạo cụm danh từ. (gồm 3 phần) (chiếu máy) 
Phần trước
Phần T. tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Bổ sung ý nghĩa về số và lượng của sự vật
DT chỉ đơn vị
DT chỉ sự vật
Nêu đặc điểm, vị trí của sự vật
GV chuyển giao nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn? Ai đúng hơn?”(3p)
(Các đội thảo luận 2 phút và 1 phút lên trưng bày kết quả)
- Em hãy sắp xếp các cụm từ trên vào mô hình cấu tạo cụm danh từ?
Phần trước
Phần T. tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
Cả
mấy 
vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
Chỉ ý nghĩa toàn thể
Chỉ ý nghĩa tập hợp
GV dẫn thêm 1 số từ thuộc 2 nhóm.
VD: tất cả, tất thảy
- Vậy lượng từ được chia thành mấy nhóm?
GV: nhóm 2 ngoài lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể còn chỉ ý nghĩa phân phối: các, mỗi, từng (GV nhấn mạnh sẽ khắc sâu ở phần III luyện tập)
- Từ bài tập trên, hãy cho biết thế nào là lượng từ? Lượng từ chia làm mấy nhóm?
- HS: Đọc ghi nhớ.
II. LƯỢNG TỪ
1. Bài tập:
+ Các, những, cả mấy: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 
+ Cả: chỉ ý nghĩa toàn thể
+Các,những, mấy: chỉ ý nghĩa tập hợp.
2. Ghi nhớ: SGK/129
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập (8 phút)
Hoạt động của giáo viên vầ học sinh
Nội dung 
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 (Sgk/129)
- Từ “mỗi” và “từng” là số từ hay lượng từ?
+ Lượng từ
- Nếu là lượng từ nó thuộc nhóm nào?
+ Chỉ lượng phân phối tuy nhiên nghĩa có sự khác nhau
- Nghĩa của từ “từng” và “mỗi” khác nhau ở chỗ nào?
GV: dựa vào hoạt động nhân vật ta xác định ý nghĩa 2 từ khác nhau.
GV lưu ý: Mặc dù có những lượng từ mang ý giống nhau nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng được. Vì phải dựa vào văn cảnh để sử dụngcho hợp lý , tự nhiên
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng quay kì diệu”
GV hướng dẫn luật chơi
- Mỗi vòng quay tương ứng một câu hỏi
- Các đội sẽ quay theo thứ tự để được số điểm, số điểm đó chỉ được tính khi đội đó trả lời đúng câu hỏi
- Mỗi đội được quay lần lượt, kết thúc phần chơi đội nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc.
GV chuẩn bị 6 câu hỏi (trong trò chơi có cả bài tập 2)
Câu 1: Em hãy hát một bài bắt đầu bằng số từ “một” hoặc “hai”?
Câu 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Câu 3: Em hãy đọc câu thơ, câu ca dao, tục ngữ có sử dụng số từ hoặc lượng từ? 
Câu 4: Bức ảnh gợi cho em nhớ đến ngày nào trong tháng 11? 
Câu 5: Hãy điền số từ hoặc lượng từ phù hợp với bức ảnh vào chỗ trống trong câu văn sau
Câu 6: Em hãy chỉ ra số từ và lượng từ trong những câu văn sau? 
“Một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”
III. Luyện tập
1. Bài tập 3/129
- Nghĩa của từ “từng”: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết sự việc này đến sự việc khác.
- Nghĩa của từ “mỗi”: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng người, không mang ý nghĩa lần lượt. 
2. Bài tập 2/129
 Từ: trăm, ngàn, muôn đều được dùng để chỉ số lượng “nhiều”, “rất nhiều”
 Ngày 20.11- Ngày Nhà giáo Việt Nam
 (hai, những) con mèo rất đáng yêu.
+ Số từ: một
+ Lượng từ: vài 
4. Củng cố (2 phút):
 	- Giáo viên khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút):
- Học bài, làm bài tập 3
- Chuẩn bị bài: Kể chuyện tưởng tượng
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_50_so_tu_va_luong_tu_nam_hoc_2019.doc