Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2017-2018

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

1.2. Kĩ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

* Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêm tốn và biết tôn trọng người khác. Biết yêu thương , đùm bọc mọi người. Luôn có tình thần học hỏi, mở rộng hiểu biết, khi sai phải biết ăn năn hối lỗi. Không làm điều gây hại cho người khác.

Biết kính trọng ông , bà, cha , mẹ, đoàn kết, chan hòa với bạn bè.

* Giáo dục môi trường:

+ Biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.

* Tích hợp:

+ Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm.( Tập làm văn)

+ So sánh, nhân hóa, từ láy, tính từ, phó từ.( Tiếng Việt)

+ Giáo dục công dân: lớp 6 bài 8 : Sống chan hòa với mọi người, lớp 7 bài 7: Đoàn kết tương trợ, lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác.

+ Sinh học : Thế giới các loài động vật.

+ Âm nhạc: Bài hát “ Chuyện Dế Mèn” của nhạc sĩ Trần Lập.

+ Mĩ thuật: vẽ tranh loài dế

1.3. Thái độ:

- Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn, biết rút ra những bài học trong cuộc sống.

- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại.

- Yêu thích học văn hơn.

- Có tình yêu thương các loại động vật.

- Có tinh thần phê và tự phê.

- Luôn hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Biết tôn trọng mọi người và sống đoàn kết.

 

doc 8 trang Hà Thu 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 74 , Ngày soạn: 30/12/2017 , Ngày dạy: 8/1/2017
Tuần dạy: 20 , Lớp dạy: 6a1
Văn bản : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (tt)
 ( Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài )
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
1.2. Kĩ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
* Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: Sống khiêm tốn và biết tôn trọng người khác. Biết yêu thương , đùm bọc mọi người. Luôn có tình thần học hỏi, mở rộng hiểu biết, khi sai phải biết ăn năn hối lỗi. Không làm điều gây hại cho người khác...
Biết kính trọng ông , bà, cha , mẹ, đoàn kết, chan hòa với bạn bè...
* Giáo dục môi trường:
+ Biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
* Tích hợp: 
+ Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm.( Tập làm văn)
+ So sánh, nhân hóa, từ láy, tính từ, phó từ.( Tiếng Việt)
+ Giáo dục công dân: lớp 6 bài 8 : Sống chan hòa với mọi người, lớp 7 bài 7: Đoàn kết tương trợ, lớp 8 bài 3: Tôn trọng người khác...
+ Sinh học : Thế giới các loài động vật.
+ Âm nhạc: Bài hát “ Chuyện Dế Mèn” của nhạc sĩ Trần Lập.
+ Mĩ thuật: vẽ tranh loài dế
1.3. Thái độ:
- Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn, biết rút ra những bài học trong cuộc sống.
- Giáo dục lòng yêu thương đồng loại.
- Yêu thích học văn hơn.
- Có tình yêu thương các loại động vật.
- Có tinh thần phê và tự phê.
- Luôn hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- Biết tôn trọng mọi người và sống đoàn kết.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Những đồ dùng, thiết bị và phương tiện dạy học thông thường: giáo án, tài liệu tham khảo, SGK, SGV, phiếu học tập, máy chiếu...
2.2. Học sinh:
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên trang 3 - 11 SGK văn 6, học thuộc bài tiết 1, đọc và kể tóm tắt đoạn trích, trả lời câu hỏi trong SGK, tập hát những bài liên quan đến môi trường ( Chú ếch con...)
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, em nào vắng? Có lí do hay không? ( 1 phút)
3.2. Kiểm tra miệng ( nếu có ) ( 1 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu những nét chưa đẹp trong tính cách của Dế Mèn?
Trả lời: Đó là tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.
3.3. Tiến trình dạy học:
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống này không ai là hoàn hảo cả. Cũng có lúc ta mắc phải lỗi lầm . Dế Mèn cũng vậy. Cậu đã mắc phải một lỗi nghiêm trọng để rồi rút ra cho bản thân bài học đường đời. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong tiết học này nhé. (1 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (Tìm hiểu chi tiết về bài học đường đời đầu tiên. 35 phút)
* Gv: Giới thiệu mục 2.
* Gv: Gọi hs đọc bốn câu đầu của đoạn hai -> Những câu bạn vừa đọc có chức năng liên kết hai đoạn của bài văn. Nó cho thấy câu chuyện ở đoạn sau là minh chứng và hệ quả của thói hung hăng, xốc nổi ở Dế Mèn. Cả bốn câu văn mang đậm màu sắc cảm thán.
* Gv: Tích hợp tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản( Ngữ văn 8)
* Gv: Giới thiệu mục a.
* Gv: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Choắt qua lời kể của Dế Mèn ?
* Hstl. 
* Gv: Theo Dế Mèn thì Dế Choắt có tính nết gì? 
* Hs: Tính nết “ăn xổi ở thì.” Đây là một thành ngữ. Các em sẽ được học ở lớp 7. Em hiểu thành ngữ này có nghĩa là gì? Nó chỉ cách sống tạm bợ trước mắt cho qua ngày, không tính đến lâu dài.
* Gv: Tích hợp thực tế.
* Gv: Để miêu tả hình dáng của Dế Choắt tác giả đã sử dụng từ loại nào ?
* Hs: Tính từ 
* Gv: Ngoài việc dùng nhiều tính từ thì tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật gì nữa?
* Hs: So sánh 
Còn có sử dụng từ láy , lên lớp 7 các em sẽ được học kĩ hơn.
* Gv: Qua những biện pháp nghệ thuật đó thì Dế Choắt hiện ra như thế nào?
* Hstl. 
* Gv: Hướng dẫn học sinh cách rèn luyện sức khỏe 
* Gv: Giới thiệu mục b.
* Gv: Dế Mèn đặt tên cho bạn là gì?
* Hs: Dế Choắt.
* Gv: Từ Choắt trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là bé và gầy đến mức teo lại. Vậy Mèn đặt tên cho bạn chỉ dựa vào hình dáng bé nhỏ bề ngoài mà chưa nhìn thấy nhận thức sâu sắc bên của bạn. Chúng ta không nên chỉ dựa vào hình thức bề ngoài mà đánh giá con một người .
* Gv: Cách Mèn đặt tên cho bạn và cách miêu tả rât xấu về bạn thể hiện thái độ gì?
* Hs: Khinh thường, giễu cợt.
* Gv : Lên lớp 8 trong môn Giáo dục công dân các em sẽ được học bài “ Tôn trọng người khác”. Trong thực tế chẳng hạn như ở lớp chúng ta có bạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bạn ấy không được ăn uống đầy đủ , thiếu chất dinh dưỡng nên hay đau ốm. Em sẽ đối xử với bạn như thế nào? ( khinh thường hay giúp đỡ ).
* Hstl. 
* Gv: Mèn đã xưng hô với Choắt như thế nào? 
 * Hs: Gọi bạn là “chú mày” còn xưng mình là “ta”. (Chú mày là đại từ xưng hô chỉ dùng để gọi những người nhỏ tuổi hơn mình. )
* Gv: Qua câu nói : “ Chú mày có lớn mà chẳng có khôn” thể hiện thái độ gì của Mèn?
* Hs: Lên mặt dạy đời.
* Gv : Em có nhận xét gì về giọng điệu của Mèn?
* Hs: Giọng kẻ cả, trịch thượng.( ra vẻ bề trên, khinh thường người khác).
* Gv : “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Cần biết khiêm tốn. NewTon nói : Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương 
* Gv : Choắt đã nhờ Mèn làm giúp mình việc gì?
* Hstl : Thông ngách 
* Gv : Mèn đã tỏ thái độ như thế nào trước lời thỉnh cầu của Choắt ?
* Hs: Mèn từ chối thẳng thừng, “ hếch răng lên xì một hơi rõ dài” . Mèn không thông nghách mà còn mắng nhiếc và bỏ ra về không chút bận tâm. Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt.
* Gv : Em nhận xét gì về cách cư xử này?
* Hstl. Ích kĩ, lỗ mãng.
* Gv : Liên hệ cụ thể.
* Gv : “ lá lành đùm lá rách” , Gáo dục công dân lớp 7 bài đoàn kết tương trợ. Liên hệ học lực hoàn cảnh gia đình của lớp 
* Gv : Để thể hiện thái độ của Mèn tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
* Hs: Miêu tả sinh động các cử chỉ, hành động của nhân vật. ( hếch răng lên, xì một hơi rõ dài).
* Gv : Tóm lại, Mèn có thái độ như thế nào với Choắt ? 
* Gv : Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn quay sang gây sự với ai?
* Hstl. Chị Cốc
* Gv : Môn sinh học: cốc là loại chim có lông màu đen, chân có màng bọc, mỏ nhọn, bắt cá dưới ao hồ rất giỏi. còn Dế là loài côn trùng có cánh, sống đào hang dưới đất Môi trường sống nhỏ bé nên ảnh hưởng tới tính cách 
* Gv : Mèn trêu chị Cốc bằng cách nào?
* Hstl. Hát véo von 
* Gv : Câu hát dân ca, 
* Gv : Những câu hát ấy thể hiện thái độ gì của Dế Mèn?
* Hs: huênh hoang, hống hách.
* Gv : Vì sao Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình?
* Hs: Để ra oai với Dế Choắt.
* Gv : Rèn luyện cho hs tính khiêm tốn
* Gv : Sau khi trêu chọc chị Cốc Mèn có hành động gì?
* Hs: Chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, bụng nghĩ thú vị: “ Mày tức thì mày cứ tức .mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu”.
* Gv : Hành động đó thể hiện thái độ gì?
* Hstl. Tự đắc, thách thức.
* Gv : Rèn luyện cho hs tính không chủ quan 
* Gv : Khi chứng kiến Cốc tấn công Choắt, Mèn có hành động gì?
* Hs: Núp tận đáy đất mà vẫn khiếp, nằm im thin thít.
* Gv : Hành động đó thể hiện thái độ gì?
* Hstl. Khiếp sợ.
 * Gv: Khi chị Cốc đi rồi Mèn có hành động gì?
* Hs: mon men bò lên.( Theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là tiến lại từng quãng ngắn một cách dè dặt, thận trọng ). 
* Gv : Hành động đó thể hiện thái độ gì?
 * Hs: Hèn nhát. hung hăng , khoác lác trước kẻ yếu ( Choắt, anh Gọng Vó, mấy chị cào cào ) nhưng lại hèn nhát , run sợ trước kẻ mạnh.( Chi Cốc )
* Gv : Rèn luyện cho hs tính không dúng cảm nhận lỗi 
* Gv : Khi Dế Choắt bị Cốc đánh trọng thương rồi chết Mèn đã có hành động gì?
* Hs: Hoảng hốt nâng đầu Choắt lên mà than:" tôi hối hận lắm " . “ Tôi thương lắm” 
* Gv : Từ hành động đó thể hiện thái độ gì của Mèn?
* Hs: Ân hận, xám hối chân thành, có tính đồng loại, biết ăn năn, hối lỗi.
* Gv : Cái chết của Choắt là bài học đường đời đầu tiên của Mèn. Theo em đó là bài học gì?
* Hs: " Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ".
* Gv: Lời trăng trối của người trước khi chết có rất nhiều ý nghĩa, sâu sắc, thiêng liêng, mang tính giáo dục: “ Con chim sắp chết thì tiếng kêu than, con người sắp chết thì lời nói phải”. Nhờ bài học đó mà sau này Mèn đã thay đổi tính nết: biết yêu thương, tôn trọng mọi người. Trong chuyến phiêu lưu Mèn đã cứu chị Nhà Trò thoát khỏi lưới của bọn nhện độc ác.
* Gv : Có thể tha thứ cho hành động của Dế Mèn không ? Vì sao?
* Hstl.
* Gv: Liên hệ pháp luật nước ta. ..
* Gv: Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
* Hs: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo.
* Gv : Theo em đoạn trích có ý nghĩa gì?
* Hstl.
* Gv: Qua bài học hôm nay em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
* Hs trả lời:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Tổ chức cho Hs thi Xem hình ảnh đoán nội dung, ai nhanh hơn ai.
Thu bài vẽ hình Dế 
II. Tìm hiểu chi tiết:
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
a. Hình ảnh của Dế Choắt:
- Hình dáng: gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn, râu một mẫu, càng bè bè 
- Tính nết: ăn xổi ở thì.
=> Bằng nghệ thuật so sánh, sử dụng các tính từ, từ láy cho thấy Dế Choắt là hình ảnh đối lập với Dế Mèn : gầy gò, ốm yếu, đáng thương.
b. Thái độ của Mèn với Dế Choắt:
- Đặt tên bạn “ Dế Choắt ”, tả bạn rất xấu xí -> Khinh thường, giễu cợt.
- Giọng điệu -> Kẻ cả, trịch thượng.
- Cư xử -> Ích kĩ, lỗ mãng.
- Bằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, cách miêu tả sinh động , độc đáo, giàu sức biểu cảm làm nổi bật thái độ của Dế Mèn : khinh thường ,trịch thượng, vô tâm 
c. Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc :
- Khi bắt đầu trêu chị Cốc -> huênh hoang, hống hách.
- Khi chị Cốc đến gần ->Tự đắc, thách thức.
- Khi Dế Choắt bị chi Cốc mổ -> Khiếp sợ.
- Khi chị Cốc đi rồi -> Hèn nhát.
- Khi Dế Choắt bị trọng thương rồi chết -> Ăn năn, hối lỗi. 
=>Miêu tả diễn biến tâm lí và thái độ của nhân vật cụ thể, sinh động.
d. Bài học đường đời đầu tiên: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
3. Ý nghĩa:
- Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời
* Ghi nhớ: SG/11
Hoạt động 2: (Luyện tập . 5 phút)
Bài tập 2: Đọc phân vai .
* Gv: Bài hát “ Chuyện Dế Mèn ” của nhạc sĩ Trần Lập đã được rất nhiều người yêu mến.
* Gv: Chiếu clip bài hát .
III. Luyện tập:
Bài tập 2: Đọc phân vai
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 2 phút)
4.1. Tổng kết: Nhắc lại nghệ thuật , nội dung của bài.
* Nghệ thuật 
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả. 
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. 
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. 
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 
* Nội dung
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. 
- Dế mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. 
- Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. 
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Về nhà làm bài tâp 1 sgk trang 11.
+ Học thuộc bài, tóm tắt đoạn trích...
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Soạn bài: Phó từ.
5. PHỤ LỤC (Nếu có )
..................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_74_van_ban_bai_hoc_duong_doi_dau.doc