Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Năm học 2020-2021 - Đỗ Thị Quyên
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Tiếp tục hiểu được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét để miêu tả.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: phân tích mẫu, dạy học nhóm, vấn đáp, luyện tập thực hành.
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, KT động não
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP HUYỆN Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Quyên Đơn vị công tác: Trường THCS Ngày soạn: 16/1/2021 Ngày dạy: 18/1/2021 Lớp dạy: 6A3 Trường: THCS Tiết 77. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tiếp theo). I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Tiếp tục hiểu được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét để miêu tả. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề - Phẩm chất: tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp: phân tích mẫu, dạy học nhóm, vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: thảo luận nhóm, KT động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Hoạt động khởi động: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ: Muốn miêu tả được, chúng ta cần phải có những kỹ năng nào? Cho biết tác dụng của các kỹ năng đó? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài LUYỆN TẬP Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT1/SGK/29. GV hướng dẫn. Đoạn văn miêu tả cảnh Hồ Gươm. Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào? * Tìm 5 từ thích hợp điền vào chỗ trống? Bài 2: Gọi HS đọc đoạn văn SGK - Tìm hình ảnh, chi tiết tả Dế Mèn – một thanh niên cường tráng nhưng kiêu căng, hợm hĩnh. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của đề: Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó đặc điểm nào là nổi bật nhất? GV hướng dẫn và định hướng cho HS viết. * Gợi ý: - Vị trí của ngôi nhà hoặc căn phòng? - Hình thức (màu sắc, đường nét...) của ngôi nhà hoặc căn phòng? - Cấu trúc của ngôi nhà hoặc căn phòng? - Tình cảm của em dành cho ngôi nhà hoặc căn phòng của mình? Bài 4: Nếu tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì? * GV gợi ý cho HS một số hình ảnh nổi bật: Mặt trời Bầu trời Hàng cây Núi (đồi) Những ngôi nhà Bài 5: *Mục tiêu: Giúp HS biết tả quang cảnh một buổi sang trên quê hương dựa vào những gợi ý ở bài tập 4. + HS đọc yêu cầu + HS hoạt động nhóm + HS thảo luận. - Đại diện trình bày. - Dự kiến TL: - Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng, quạ đen, khách lạ...) -Bầu trời (Lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh...) -Hàng cây (hàng quân, tường thành) - Núi đồi (bát úp, cua kềnh) -Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm, hình khối...) GV: chốt lại và đưa ra đoạn văn mẫu. 1 Bài 1: a. Điền vào chỗ trống từ thích hợp 1. Gương bầu dục 2. Cong cong 3. Lấp ló 4. Cổ kính 5. Xanh um. b. Tác giả lựa chọn những hình ảnh đặc sắc. Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ. Bài 2: Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc: - Cả người: rung rinh, bóng mỡ, soi gương được, rất ưa nhìn - Đầu: to, nổi từng tảng rất bướng - Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp - Râu: dài, cong, rất đỗi hùng dũng - HĐ: trịnh trọng, khoan thai vuốt râu, lấy làm hành diện Bài 3: - Ghi chép những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. - Nêu đặc điểm nổi bật nhất của ngôi nhà hoặc căn phòng. (GV trình chiếu nội dung cho học sinh xem) Bài 4: Học sinh trình bày kết quả Mặt trời: như một mâm vàng, quả cầu lửa khổng lồ Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giác ngủ dài... Những hàng cây như những bức tường thành cao vút,... Núi, đồi như cái bát úp,... Những ngôi nhà như những bao diêm, như những hình khối nhiều màu sắc ... Bài 5: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em dựa vào những gợi ý của bài tập 4 bằng 1 đoạn văn ngắn từ 8 à 12 câu? (GV trình chiếu cho học sinh xem đoạn văn mẫu) 4. Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học: Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? 5. Hướng dẫn tự học : - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Xem lại các bài tập đã làm - Soạn chủ đề: Việt Nam - Đất nước và con người Bài: Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_77_quan_sat_tuong_tuong_so_sanh_v.doc