Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghiã của truyện. Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

 GV: Sưu tầm tranh: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; soạn giảng.

HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Vua Hùng kén rể bẳng cách nào ? Vì sao vua Hùng lại chọn cách kén rể đó?

 

doc 4 trang tuelam477 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9: Văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 30/8/2018
Ngày thực hiện : 6A: /8/2018 6B: /8/2018
Tiết 9. Văn bản: 
SƠN TINH, THỦY TINH
 (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết. Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. 
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghiã của truyện. Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: Sưu tầm tranh: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; soạn giảng.
HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Vua Hùng kén rể bẳng cách nào ? Vì sao vua Hùng lại chọn cách kén rể đó?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV : Giờ trước các em vừa tìm hiểu xong mục đích, điều kiện và hoàn cảnh ken rể của Vua Hùng. Vậy ai là người mà Vua Hùng kén chọn ? Giờ học này cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động cá nhân
- HS đọc lại đoạn truyện .
H: Ai là người đã lấy được Mị Nương?
H: Không lấy được vợ Thủy Tinh có thái độ ntn?
- Đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương
H: Em có nhận xét gì về câu chuyện tình duyên và sự ghen tuông của vị thần Thủy Tinh?
- Là sự tưởng tượng đẹp đẽ của nhân dân ta. Nó khiến cho nguyên nhân chiến tranh trở nên đời thường và dễ hiểu hơn. 
H: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc chiến đó? 
Thủy Tinh
Sơn tinh
- Hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời. Nước ngập ruộng đồng, tràn nhà cửa thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
- Nước sông dâng lên cao bao nhiêu 
- Dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước
- Đồi núi lại cao lên bấy nhiêu
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời 
* Kết quả
- Sức Thủy Tinh đã kiệt. 
- Thần nước đành phải rút quân về.
=> Đại diện cho cái ác, cho hiện tượng thiên tai lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.
- Sơn Tinh vẫn vững vàng
 => Đại diện cho chính nghĩa cho sức mạnh của nhân dân chống thiên tai bảo vệ cuộc sống .
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động thảo luận nhóm
H: Trong trí tưởng tượng của người xưa, Sơn Tinh, Thủy Tinh đại diện cho lực lượng nào?
- Thủy Tinh: Đại diện cho thiên tai lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.
- Sơn Tinh: Đại diện cho sức mạnh của nhân dân chống thiên tai bảo vệ cuộc sống.
*GV bình bổ sung: Sơn Tinh là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở sông Đà và sông Hồng. Đây là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy còn được phát huy mạnh mẽ về sau. Việc Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh còn cho thấy niềm tin vững chắc của con người: Lũ lụt dù hung hãn đến đâu cuối cùng cũng bị khuất phục. 
- Gọi 1 HS kể lại tóm tắt truyện.
H: Truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. Vậy các yếu tố kì ảo có vai trò như thế nào trong truyện?
- Cho thấy sự tưởng tượng kì thú của nhân dân về hiện tượng lũ lụt hàng năm, đồng thời gửi gắm ước mơ của cha ông xưa về một vị thần chống bão lụt để đem lại cuộc sống ấm no cho dân lành.
H: Người xưa sáng tạo ra câu chuyện nhằm mục đích gì?
- HS đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần 
a. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn 
b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Cuộc giao tranh diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt.
* Kết quả: 
- Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua đành rút quân.
+ Sơn Tinh năm nào cũng thắng.
3. Ý nghĩa của truyện.
- Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt.
- Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt.
- Ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta. 
* Ghi nhớ: Sgk/ Tr 34
Hoạt động 2. Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động cá nhân
H: Đọc truyện Sơn Thủy Tinh em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
H: Từ truyện “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, em nghĩ gì về việc thiên tai lũ lụt hiện nay?
- Hiện nay, nạn lũ lụt vẫn xảy ra, không chỉ ở các tỉnh đồng bằng mà ở cả miền núi...
H: Để khắc phục hiện tượng đó Đảng nhà nước là gì? Bản thân em sẽ làm gì để hưởng ứng phong trào đó?
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2/34
- Nạn phá rừng -> xói mòn đất -> mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu
=> hạn hán, lũ lụt.
4. Củng cố
H:Vì sao văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh được coi là truyền thuyết?
- Vì có cốt lõi lịch sử: Gắn với thời đại Hùng Vương; Công việc trị thủy.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài
- Xem bài: Nghĩa của từ.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_9_van_ban_son_tinh_thuy_tinh_nam.doc