Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Tuấn

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Tuấn

1. Định hướng góp phần hình thành năng lực

- Năng lực tự chủ tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thảo luận nhóm

 

docx 11 trang Mạnh Quân 26/06/2023 830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Duy Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	Ngày soạn:03 /11/ 2019
Tiết PPCT: 41	Ngày dạy: 06/11 /2019 
HDĐT: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức
Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
Kỹ năng
Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
Kể lại được truyện.
Thái độ: Từ câu chuyện hiểu được tính giáo dục sâu sắc về sự đoàn kết.
Định hướng góp phần hình thành năng lực
Năng lực tự chủ tự học
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực thảo luận nhóm
PHƯƠNG PHÁP
- Kết hợp các phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.....
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định : Kiểm diện HS
Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm truyện ngụ ngôn? Nêu ý nghĩa truyện “Thầy bói xem voi”.
Bài mới: Giới thiệu bài
Những tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu hai truyện ngụ ngôn là Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi. Hôm hay cô sẽ hướng dẫn chúng ta một truyện ngụ ngôn nữa mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể người đã được nhân hóa để nói về chính con người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt dộng 1: Giới thiệu chung
CCác nhân vật của truyện này có gì đặc biệt?
=> Là những bộ phận trong cơ thể con người, được nhân hoá có tính cách như con người.
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc rõ ràng, đặc biệt chú ý giọng so bì của các nhân vật. Gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bộ câu chuyện. Gv nhận xét giọng đọc
Gọi 1 Hs tóm tắt câu chuyện.
Hs tự tìm hiểu các từ khó ở phần chú thích.
* Tìm hiểu văn bản
Văn bản được chia làm mấy phần? 2 phần
P1 : Từ đầu kéo nhau về
P2 : Còn lại
Giới thiệu chung
Thể loại: Truyện ngụ ngôn
Đọc - hiểu van bản
Đọc và tìm hiểu từ khó
Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục : 2 phần
P1 : Từ đầu kéo nhau về
P2 : Còn lại
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự
Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản? Đề tài của văn bản là gì?
Gv yêu cầu Hs theo dõi câu đầu tiên.
CCâu đầu tiên cho ta thấy 5 nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có quan hệ ntn?
=> Thân thiết, đoàn kết, hòa thuận.
CBan đầu, họ sống với nhau rất đoàn kết nhưng sau đó cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, cô Mắt đã nghĩ gì? Qua ý nghĩ đó, em thấy họ là những người ntn?
Thảo luận: Theo em, họ so bì như vậy có đúng không? Vì Sao?
=> Không đúng. Vì họ mới nhìn vẻ bề ngoài chứ chưa nhận ra sự thống nhất bên trong: nhờ miệng ăn mà họ mới được nuôi dưỡng khoẻ mạnh.
CKhông chỉ so bì mà họ còn cùng nhau đưa ra một quyết đinh và thực hiện theo quyết định ấy. CVậy quyết định đó là gì? Tìm chi tiết chứng minh.
CNêu lên suy nghĩ của bản thân về ý nghĩ và việc làm của họ? Hs tự bộc lộ.
CVì có tính so bì nên họ đã đưa ra một quyết định sai lầm và vì sai lầm nên họ đã phải gánh chịu một hậu quả như thế nào?
CĐứng trước hậu quả như vậy cả bọn đã làm gì? Em suy nghĩ ntn về việc làm sửa sai của họ?
Tổng kết
CKhái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. Từ đó rút ra ý nghĩa của văn bản này?
Gv chốt ý, ghi bảng.
Luyện tập
Gv yêu cầu hs trả lời miệng khái niệm truyện ngụ ngôn và kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
Một lần nữa Gv kết hợp những bài học được rút ra từ những truyện ngụ ngôn đã học để giáo dục Hs những bài học đạo đức.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự học
GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm theo đúng trình tự các sự việc.
*) Đề tài: Mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. (Ẩn dụ)
c. Phân tích
c1. Ý nghĩ và quyết định của Chân, Tay, Tai, Mắt
Ý nghĩ: Tất cả phải làm việc, lão Miệng chỉ việc ngồi ăn.
-> So bì.
Quyết định: Nghỉ làm để lão Miệng không có gì ăn.
-> Quyết định sai lầm.
c2. Hậu quả
Cả bọn mệt mỏi, rã rời 
-> Cái giá phải trả của tính so bì.
c3. Cách khắc phục
Làm lành.
Vực lão Miệng dậy, tìm thức ăn cho lão.
Sống đoàn kết như xưa.
-> Sự thức tỉnh kịp thời.
Tổng kết
Nghệ thuật:
Nội dung: Câu chuyện của Chân, Tay Tai, Mắt, Miệng.
* Ý nghĩa văn bản: Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
4. Luyện tập
Bài 1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn: (Sgk/100).
Bài 2. Các truyện ngụ ngôn đã học:
Ếch ngồi đáy giếng
Thấy bói xem voi
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm theo đúng trình tự các sự việc.
Nắm nội dung bài học. Ôn tập và ghi nhớ về thể loại truyện ngụ ngôn và các truyện
ngụ ngôn đã học.
- Nắm nội dung bài học. Ôn tập và ghi nhớ về thể loại truyện ngụ ngôn và các truyện ngụ ngôn đã học.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Cụm danh từ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Cụm danh từ.
 Tuần: 11 Ngày soạn:04 /11/ 2019
 Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 07 /11 /2019
CỤM DANH TỪ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 	1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ.
 	2. Kỹ năng: Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 	3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu cụm danh từ để sử dụng trong hoạt động giao tiếp. 
 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực 
 - Năng lực tự chủ tự học
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 - Năng lực thảo luận nhóm
 C. PHƯƠNG PHÁP 
 - Kết hợp các phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.....
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định : Kiểm diện HS 
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm danh từ. Vẽ sơ đồ các loại danh từ đã học?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Những tiết học trước chúng ta đã biết thế nào là danh từ, các loại danh từ. Vậy danh từ có phải lúc nào cũng dùng độc lập hay không hay nó được dùng thành cụm. Nếu dùng thành cụm thì cụm danh từ có những đặc điểm nào, chức năng ngữ pháp ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 : Khởi động
?. cho hs quan sát tranh và tìm ra danh từ và đặt câu với danh từ đó ?
Hoạt dộng 2 : Hình thành kiến thức
* Tìm hiểu khái niệm cụm danh từ
- Gv chiếu hình ảnh ghi vd sgk – 1 Hs đọc Vd
CCác từ: xưa, ông, đánh cá, một, nát, trên bờ biển lần lượt bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Gv dẫn giảng: Gọi những cụm từ như: ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển là cụm danh từ. Vậy, thế nào là cụm danh từ?
 Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ ý 1.
Thảo luận nhóm: (3 phút)CSo sánh các cách viết sau đây rồi cho biết nhận xét của em về cấu tạo cũng như ý nghĩa của chúng?
Xác định CN, VN trong vd: Bác sĩ vừa thực hiện xong một ca phẫu thuật. Từ Vd, em có nhận xét gì về khả năng hoạt động của cụm danh từ so với danh từ?
=> Các cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ.
 CQua những Vd vừa phân tích, em hãy nhắc lại khái niệm và đặc điểm của cụm danh từ?
Hs trả lời - Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ.
* Tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ
Gv chiếu Vd. Hs đọc Vd.
 Thảo luận nhóm (3p). Xác định các cụm danh từ? Liệt kê các từ phụ thuộc đứng trước và những từ phụ thuộc đứng sau danh từ trong các cụm danh từ nêu trên và cho biết vai trò của chúng?
Gv: Trong cụm danh từ, phụ trước kí hiệu là t (t1 - phụ trước 1; t2 - phụ trước 2. Phụ sau kí hiệu là s: s1 - phụ sau 1; s2 - phụ sau 2. Phần trung tâm kí hiệu là T: T1 - phần trung tâm 1, T2 - phần trung tâm 2).
 CHãy điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ?
 Gv gọi 1 Hs lên bảng làm. Hs khác nhận xét bài làm của bạn. Gv sửa bài.
Gv lưu ý: Cấu tạo cụm danh từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể có phần trước hoặc phần sau nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có. Gv lấy ví dụ chứng minh.
 CVậy cụm danh từ có cấu tạo ntn? Cho biết ý nghĩa cụ thể của từng thành phần trong cụm danh từ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc 
hoạt dộng 3: Luyện tập
Bt1: Gv chiếu Ví dụ ở bài tập, gọi Hs đọc.
Gv gọi 1 Hs lên bảng làm bài - Dưới lớp, các em dùng bút chì gạch trực tiếp trên Vd ở Sgk. Hs khác nhận xét bài làm của bạn.
 Gv sửa bài
Bt2: Gv gọi 3 hs lên bảng làm bài.
Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv sửa bài.
Bt3: 
Bt4: Gv gọi 1 Hs trả lời miệng. từ cần điền: Ấy, vừa rồi, cũ.
Hs khác nhận xét. Gv sửa bài tích hợp với bài Chỉ từ.
Hoạt động 4 + 5: Tìm tòi mở rộng
- GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
* Bài cũ:
- Nhớ kỹ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn cụ thể đã học. Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện.
I. Tim hiểu chung
1. Cụm danh từ là gì?
a. Khái niệm 
+ Hai vợ chồng ông lão đánh cá ;
+ Một túp lều nát bên bờ biển ;
 Cụm danh từ
b. Đặc điểm 
* So sánh danh từ và cụm danh từ 
Danh từ
Cụm danh từ
Túp lều
 - Một túp lều.	
 - Một túp lều nát.
 - Một túp lều nát trên bờ biển.
=> Nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn một danh từ.
c. Ghi nhớ 1: (Sgk/117)
2. Cấu tạo của cụm danh từ
a. Phân tích ví dụ 
- Làng ấy
 ->Phụ sau xác định vị trí
- Ba thúng gạo nếp
-> Phụ trước xác định số lượng.
 ->Phụ sau chỉ đặc điểm.
- Cả làng
->Phụ trước chỉ toàn thể.
* Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
- Cả
- Ba
- Làng
thúng
làng.
gạo
nếp.
ấy.
b. Ghi nhớ 2: (Sgk/118)
II. Luyện tập
1. Bài 1: Các cụm danh từ:
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. Một lưỡi búa của cha để lại.
c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
2. Bài 2: Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
- Một
- Một
- Một
người
lưỡi
con
chồng
búa
yêu tinh
thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi, có nhiều phép lạ
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Nhớ kỹ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn cụ thể đã học. Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện.
Tuần: 11	 Ngày soạn: 04/11/ 2019 Tiết PPCT: 43	 Ngày dạy: 07 /11 /2019
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức
Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
Kỹ năng: Lập dàn bài và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện để tự tin, đĩnh đạc nói trước lớp.
Định hướng góp phần hình thành năng lực
Năng lực tự chủ tự học
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực thảo luận nhóm
PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn
đề.....

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định : Kiểm diện HS
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay, các em sẽ được thực hành luyện nói trước lớp để kể
về một câu chuyện của bản thân. 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung bài dạy
Hoạt dộng 1: Tim hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn ý cho bài luyện nói
CGặp 1 đề bài bất kỳ, việc đầu tiên chúng ta phải làm là gì? (Phải tìm hiểu đề và lập ý)
CVậy thể loại và nội dung đề bài này yêu cầu là gì?
-> Thể loại là văn tự sự, nội dung là kể về một chuyến ra thành phố.
C Lập dàn ý cho bài văn phải thực hiện theo bố cục mấy phần? -> 3 phần.
Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm trong 5 phút để hoàn thiện phần lập dàn bài cho đề.
Gv nhận xét dàn ý của Hs. Gv gợi ý hoàn chỉnh dàn ý.
I. Tìm hiểu chung
Đề bài: Kể về một chuyến ra thành phố.
Tìm hiểu đề, lập ý
Thể loại: Văn tự sự.
Nội dung: Kể một chuyến ra thành phố.
1.2. Dàn bài
a. Mở bài:
Lý do, thời gian ra thành phố.
Đi với ai (bố mẹ, anh, chị ).
b. Thân bài:
Tâm trạng trước khi đi: xôn xao, náo nức 
Quang cảnh của thành phố: sầm uất, tráng lệ, đường phố tấp nập 
Nêu quang cảnh cụ thể ở một số nơi.
Chuyến đi gặp gỡ những ai 
Những kỷ niệm khó quên 
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ, cảm xúc.
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn hs luyện nói
Gv yêu cầu bài nói phải đáp ứng đúng nội dung như dàn bài đã lập. Hình thức: nói to, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm; tránh dùng sai từ, lặp từ, diễn đạt vụng về.
Gv yêu cầu Hs luyện nói theo nhóm 4 người (khoảng 20 phút). Gv theo dõi, hướng dẫn.
Gọi 1 số Hs phát biểu trước lớp. Hs khác nhận xét. Gv nhận xét tổng quát, cho điểm những bài nói khá. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự học
- GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
* Bài cũ:
Tự luyện nói ở nhà.
Ôn lại phần văn tự sự, tiết sau trả bài kiểm tra.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn số 2.
- Mong ước, hứa hẹn.
Luyện nói
Luyện nói theo nhóm
Luyện nói trước lớp
III. Hướng dẫn tự học.
* Bài cũ:
Tự luyện nói ở nhà.
Ôn lại phần văn tự sự, tiết sau trả bài kiểm tra.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn số 2.
 Tuần: 11	 Ngày soạn: 06/11/ 2019
 Tiết PPCT: 44	 Ngày dạy:09 /11 /2019
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài
Hình thành kĩ năng tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình
Củng cố lại kiến thức về văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người.
`B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: chấm bài đầy đủ, trả bài cho học sinh
Học sinh: học bài, soạn bài theo yêu cầu
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: Kiểm diện HS
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới : Giới thiệu bài
Để tìm hiểu và khắc phục các lỗi khi viết bài. Hôm nay chúng ta sẽ trả bài kiểm tra.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Nhắc lại đề bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
* GV hướng dẫn học sinh phân tích đề, tìm ý
Hoạt động 3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
GV yêu cầu học sinh trình bày dàn ý đã làm ở nhà
GV cung cấp dàn ý cho học sinh
Hoạt động 4: Nhận xét ưu, khuyết điểm
GV nhận xét ưu khuyết điểm chung và một số trường hợp cần lưu ý về bài làm của học sinh.
a. Ưu điểm:
Đa số học sinh nắm bắt được thể loại, yêu cầu.
Một số bài viết làm nổi rõ được vấn đề: Duyên, Nhi, Phi, Thanh, Tài...
Trình bày rõ ràng, có bố cục đầy đủ ba phần.
b. Khuyết điểm:
Một số em bài làm bố cục không rõ ràng: Cường
Một số em bài làm còn thiếu ý, sơ sài, chưa nắm vững phương pháp: An, Phúc, Thiên...
Trình bày cẩu thả, chữ viết xấu, sai chính tả: Thái, Ánh....
Cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ, dấu câu chưa đúng: Uyên, Ánh, Minh, Liên 
Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi
GV hướng dẫn sửa lỗi cụ thể cho học sinh: đọc bài mắc lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và yêu cầu học
sinh sửa lỗi.
Đề bài: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,..)
Tìm hiểu đề, tìm ý
Dàn ý: ( xem tiết PPCT 35- 36 )
Nhận xét ưu- khuyết điểm
a. Ưu điểm:
Đa số học sinh nắm bắt được thể loại, yêu cầu.
Một số bài viết làm nổi rõ được vấn đề: Duyên, Nhi, Phi, Thanh, Tài...
Trình bày rõ ràng, có bố cục đầy đủ ba phần.
b. Khuyết điểm:
Một số em bài làm bố cục không rõ ràng: Cường
Một số em bài làm còn thiếu ý, sơ sài, chưa nắm vững phương pháp: An, Phúc, Thiên...
Trình bày cẩu thả, chữ viết xấu, sai chính tả: Thái, Ánh....
Cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ, dấu câu chưa đúng: Uyên, Ánh, Minh, Liên
5. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản
sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở- HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở
Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm và tiếp tục sửa lỗi
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu
GV: Lựa bài khá nhất của bạn Duyên, Nhi đọc trước lớp.
Hoạt động 8: Thống kê
GV ghi điểm và thống kê điểm
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tự học
GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
* Bài cũ
- Viết lại đề bài trên vào vở
* Bài mới
- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự- kể chuyện đời thường.
( Xem phụ lục cuối Giáo án)
Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
Đọc bài mẫu
Ghi điểm, thống kê chất lượng
( Xem phụ lục cuối Giáo án)
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ
- Viết lại đề bài trên vào vở
* Bài mới
- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự- kể chuyện đời thường.
 THỐNG KÊ 
LỚP
SỐ BÀI/SỐ HS
ĐIẾM TB TRỞ LÊN
ĐIỂM DƯỚI TB
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
Lớp
SS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm
> TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm
< TB
6a1
34

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_nguyen_duy_t.docx