Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1 đến 3

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1 đến 3

- Nhận biết được: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

- Hiểu được mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu và tầm quan trọng của thông tin.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	NS: /20
Tiết 	 	ND: /20
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Môn: Tin học	 lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nhận biết được: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
- Hiểu được mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu và tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học: Năng lực C (NLc)
– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
GV nêu vấn đề bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
Nêu được mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Các câu hỏi trong hoạt động 1 và 2 SGK trang 5, 6, 7
c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin và dữ liệu
GV nêu một số ví dụ: đèn tín hiệu giao thông, bản tin thời tiết, tấm bảng báo giá thuê xuồng máy... hướng dẫn HS nhận biết: dữ liệu, thông tin, vật mang tin, 
HS tìm hiểu làm bài tập ?1, 2-sgk
HS thảo luận theo nhóm học tập - báo cáo kết quả thảo luận - các nhóm nhận xét kết quả của nhau
HS tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài
HĐ 2. Tìm hiểu tầm quan trọng của thông tin
 HS tìm hiểu các ví dụ trong SGK để có hiểu biết về thông tin từ đó nêu được tầm quan trọng của thông tin
HS thảo luận nhóm về chủ để chuẩn bị cho buổi dã ngoại: nơi đến, thông tin về thời tiết, địa điểm đến, trò chơi, món ăn..
đại diện nhóm báo cáo- các nhóm nhận xét
GV tổng hợp và nhận xét chung
1. Thông tin và dữ liệu
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng các con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin
- Thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Câu hỏi phần Luyện tập SGK/7
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện
GV phát phiếu học tập bảng dữ liệu Lượng mưa trung bình hàng tháng, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.
HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi; HS bổ sung, nhận xét
GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho những HS có kết quả trả lời nhanh và chính xác
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
b) Nội dung: Câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK trang 7
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 3 nhóm học tập hoàn thành các yêu cầu của bài 1,2 -SGK trang 7
Nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
Nhóm 1. Có lựa chọn trang phục phù hợp hơn
Nhóm 2. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Nhóm 3. Nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em
HS thảo luận với thời gian 5 phút- đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài.
Tuần 	NS: /20
Tiết 	 	ND: /20
BÀI 2: XỬ LÝ THÔNG TIN
Môn: Tin học	 Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nắm được các bước cơ bản trong quy trình xử lý thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ xử lý thông tin hiệu quả
- Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin
- Củng cố khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu ở Bài 1
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các bước cơ bản trong quá trình Xử lý thông tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: quy trình Xử lý thông tin, các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm).
2.2. Năng lực Tin học
Năng lực A: Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin.
Năng lực C: 
– Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử. 
– Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ.
Năng lực D: Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet.
3. Về phẩm chất
Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa
- Học liệu: SGK, SGV, Giáo án
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh.
b) Nội dung: Đoạn văn trong phần khởi động.
c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản.
d) Tổ chức thực hiện
GV cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát cầu thủ thực hiện sút phát để đưa ra các thông tin mà em thu nhận được.
HS quan sát và đưa ra kết luận: 
- Mắt cầu thủ quan sát thủ môn và dự đoán vị trí nào của khung thành sơ hở nhất, 
- Động tác: sải bước, tạo đà, sút mạnh vào góc cao của khung thành.
GV liên hệ bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
Hình dung thông tin được xử lý ở mỗi hoạt động xử lý thông tin cơ bản, nhận biết được sự khác biệt giữa hoạt động thông tin và hoạt động cơ học.
Nắm được các thành phần thực hiện xử lý thông tin trong máy tính, hiểu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin. Hiểu rõ hơn về khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu trong Bài 1. Từ đó đưa ra được ví dụ minh họa cho quá trình này.
b) Nội dung: Các câu hỏi trong 2 hoạt động và các đoạn văn mô tả về hoạt động sút bóng của các cầu thủ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho 2 hoạt động (yêu cầu HS trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu các hoạt động của xử lí thông tin
HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi có trong Hoạt động 1--> tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài-->xây dựng hoạt động xử lí thông tin của con người 
HS hoàn thành bài tập mục ? - xác định được hoạt động có trong quá trình xử lí thông tin
 a) nghe đài
b) xem ti vi
c) ghi chép bài
d) làm toán
GV nhận xét, hướng dẫn HS xác định các bước xử lí thông tin
HĐ 2: Tìm hiểu xử lí thông tin trong máy tính
GV cho HS quan sát một số các thiết bị máy tính yêu cầu HS phân loại ra các thiết bị có chức năng tương tự.
GV xây dựng mô hình hoạt động xử lí thông tin của máy tính
HS tìm hiểu và làm bài tập 1, 2 trong mục ? và bài tập trong Hoạt động 2--> tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài
1. Xử lí thông tin
Các hoạt động của xử lí thông tin
- Thu nhận thông tin
-Lưu trữ thông tin
- Xử lí thông tin
- Truyền thông tin
2. Xử lí thông tin trong máy tính
- Máy tính có đủ bốn thành phần thực hện các hoạt động xử lí thông tin: thiết bị vào, bộ nhớ, bộ xử lí, thiết bị ra
- Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thử thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Ôn tập lại các bước trong quy trình Xử lý thông tin, phân loại được bước Thu nhận, Lưu trữ, Xử lý và Truyền tin thông qua các hoạt động cụ thể của con người. Hiểu được vật mang tin rất đa dạng.
b) Nội dung: Các câu hỏi trong phần luyện tập. 
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng được quy trình xử lý thông tin vào các hoạt động thực tế.
b) Nội dung: Câu hỏi 1, 2 phần Vận dung SGK trang 11
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài
Tuần 	NS: /20
Tiết 	 	ND: /20
BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Môn: Tin học	 lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với chỉ hai ký hiệu 0 và 1.
- Biết được bit là đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất; các bội số của nó là Byte, KB, MB, 
- Biết được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, 
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng quan sát, khám phá thế giới số xung quanh, trong cách thể hiện, biểu diễn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2.2. Năng lực Tin học
- Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng.
3. Về phẩm chất
Ham học, khám phá: Có khả năng quan sát, phát hiện vấn đề; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải thích một số hoạt động số hóa trong xã hội số. 
Trách nhiệm: có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp các em hình dung được rằng một số thập phân có thể được biễn diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1. 
b) Nội dung: Hướng dẫn mã hóa số 4 theo SGK
c) Sản phẩm: Kết quả biểu diễn của dãy 0 và 1 của các nhóm. Nhóm dành được điểm cộng khi có kết quả biểu diễn đúng. Mỗi biễu diễn đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm.. 
d) Tổ chức thực hiện
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. GV hướng dẫn HS cách mã hóa số 4 thành các kí tự 0,1
HS thực hiện hoạt động trò chơi theo nhóm (4 HS). 
HS thảo luận, vận dụng và mã hóa số 3, 6 thành các kí tự 0,1
Nhóm cử ra một bạn ghi kết quả lên bảng. 
GV nhận xét, đánh giá
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
Giúp các em biết và vận dụng được cách biểu diễn một hình ảnh đen trắng dưới dạng một (các) dãy ký hiệu 0 và 1
Biết được đơn vị lưu trữ thông tin nhỏ nhất là bít và các bội số của nó: byte, KB, MB, GB, ; Thực hiện được chuyển đổi từ một đơn vị lớn sang các đơn vị nho hơn.
b) Nội dung: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính và các đơn vị đo thông tin 
c) Sản phẩm: Kết quả hình trái tim biểu diễn dưới dạng một ma trận điểm đen – trắng được chuyển thành các dòng ký hiệu 0 và 1; kết quả nối các dòng ký hiệu 0 và 1 này thành một dãy ký hiệu 0 và 1. 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
 HĐ 1: Tìm hiểu biểu diễn thông tin trong máy tính
HS tìm hiểu sgk xác định các thông tin: số, văn bản, hình ảnh, âm thành biểu diễn thành dãy bít
HS hoàn thành yêu cầu Hoạt đông 2- HS thảo luận theo 2 nhóm học tập.
GV nhận xét và kết luận
HS trả lời nhanh ?1, 2 để hiểu hơn về dãy bit và cách sử dụng dãy bit
HĐ 2: Tìm hiểu đơn vị đo thông tin
GV giới thiệu các đơn vị cơ bản để đo dung lượng thông tin. và cho HS quan sát dung lượng của từng ổ đĩa trong máy tính.
HS quan sát bảng đơn vị đo và nhận biết dung lượng của tệp và ổ đĩa.
1. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1. Hay còn gọi là chữ số nhị phân
- Bít là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
2. Đơn vị đo thông tin
 - B, KB, MB, GB, TB
Bảng 1.3 -sgk
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS tự tìm hiểu và khám phá các tình huống thực tế về đơn vị lưu trữ thông tin. 
b) Nội dung: Câu 1 và 2 SGK phần Luyện tập trang 15
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. làm bài tập 1
Nhóm 2. Làm bài tập 2
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
HS tự tìm các tình huống trên máy tính của mình hoặc trên mạng, sách báo về các trường hợp có ghi về dung lượng các ổ đĩa. 
Vận dụng HĐ 1 để mã hóa các số từ 8 đến 15
b) Nội dung: Các câu hỏi phần Vận dụng SGK/15
c) Sản phẩm: Các ví dụ, tình huống mà HS tìm thấy
d) Tổ chức thực hiện
Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 -sgk
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính- báo cáo kết quả của nhóm- các nhóm nhận xét bài của nhau
GV nhận xét và bổ sung. Củng cố kiến thức trọng tâm của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_1_den_3.docx