Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài: Thông tin và dữ liệu - Phan Văn Vinh

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài: Thông tin và dữ liệu - Phan Văn Vinh

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

- Biết được các dạng thông tin cơ bản.

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

- Khái niệm dữ liệu là gì?

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu?

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Nlc: Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lý thông tin trong xã hội hiện đại.

- Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập mà giáo viên đặt ra

- Trách niệm: Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng hỗ trợ: Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, ảnh chụp, các đoạn video minh họa.

- Phiếu học tập được thiết kế theo các hoạt động học, phiếu giao nhiệm vụ.

2. Học sinh: SGK, vở viết, chuẩn bị bài ở nhà.

 

docx 5 trang tuelam477 5450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài: Thông tin và dữ liệu - Phan Văn Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PT DTBTTHCS Mường Hoong
Tổ: Tự Nhiên
Họ và tên giáo viên:
Phan Văn Vinh
TÊN BÀI DẠY: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
- Biết được các dạng thông tin cơ bản.
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
- Khái niệm dữ liệu là gì?
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu?
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù:
- Nlc: Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lý thông tin trong xã hội hiện đại.
- Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập mà giáo viên đặt ra
- Trách niệm: Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng hỗ trợ: Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, ảnh chụp, các đoạn video minh họa.
- Phiếu học tập được thiết kế theo các hoạt động học, phiếu giao nhiệm vụ.
2. Học sinh: SGK, vở viết, chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Chia lớp thành 6 nhóm phát cho mỗi nhóm phiếu giao nhiệm vụ số 1.
- GV hướng dẫn hoạt động nhóm qua trò chơi và giải đáp thắc mắc cho hs
+ Hướng dẫn: 
à Làm việc theo nhóm, ghi câu trả lời trên phiếu giao nhiệm vụ số 1.
à Mỗi ý đúng được 10 điểm
àThời gian thực hiện: 4 phút
+ Câu hỏi: Nối cột A và B phù hợp
Cột A
Cột B
Thời khóa biểu
Đèn giao thông
Nội qui phòng tin học
HS tham gia trò chơi trong vòng 4 phút: Các nhóm chuyển kết quả cho nhóm khác để chấm chéo.
- GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án (phản hồi kết quả), các nhóm chấm chéo cho nhau trên thang điểm đã được công bố.
- GV chiếu và dẫn dắt định hướng về nội dung, mục tiêu của bài học: Kết quả của trò chơi chính là thông tin mà em có thể thu nhận được.
2.Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Phân biệt thông tin và vật mang thông tin
a. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
- Biết được các dạng thông tin cơ bản.
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
* Năng lực
Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động.
Năng lực đặc thù:
- Nlc: Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lý thông tin trong xã hội hiện đại.
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập mà giáo viên đặt ra
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm
b. Nội dung:
Thông tin là tất cả những gì thu nhận được từ thế giới xung quanh bao gồm: sự vật, sự việc, sự kiện và về chính con người, Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
Vật mang tin: Các vật mang thông tin truyền tải tín hiệu đến người nhận. Đây là những vật hữu hình thường chứa các danh từ.
Các dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh
c. Sản phẩm: 
- HS điền được vào chỗ trống các câu hỏi sau mà GV cho để nhận biết được thông tin và vật mang thông tin.
d. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm giao 1 nhiệm vụ số 01 và bút lông.
- GV hướng dẫn trò chơi và giải đáp thắc mắc của HS:
+ Làm theo nhóm, ghi đáp án trên phiếu trả lời và thời gian là 1 phút, mỗi câu đúng là 10 điểm
+ Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống, em hãy cho biết tín hiệu đèn giao thông ở hình 1.a như thế nào? Em sẽ làm gì khi thấy đèn tín hiệu đó ?
Hình 1.a
 .
Câu hỏi 2: Có những miếng bìa nói về vật mang tin, có những miếng bìa nói về thông tin. Hãy chia các miếng bìa thành hai nhóm, nhóm 1:vật mang tin; nhóm 2: thông tin.
1. Trời sắp mưa
6. Thời gian, địa điểm tổ chức đám cưới và họ tên của cô dâu chú rể.
2. Lời giảng của cô giáo
7. Bảng điểm của em trong năm học vừa qua.
3. Đèn đỏ giao thông trước mặt có màu đỏ
8. Những đám mây đen phủ kín bầu trời
4. Kiến thức mới trong một bài học
9. Kết quả học tập của em trong năm học vừa qua
5. Phải dừng lại, không được đi tiếp
10. Thiếp mời dự đám cưới
- GV Đặt ra những câu hỏi và trình chiếu từng hình ảnh liên quan đến câu hỏi
+ Câu hỏi 3: Nghe tiếng trống trường cho em biết điều gì? Dựa vào giác quan nào để em nghe được tiếng trống trường?
(Cho HS nghe âm thanh tiếng trống trường)
+ Câu hỏi 4: Quan sát hình sau cho em biết tên và tác giả của bài thơ? Dựa vào giác quan nào để em biết tên và tác giả của bài thơ?
+ Câu hỏi 5: Bông hoa hồng trồng trước sân nhà rất thơm. Em dựa vào giác quan nào để nhận biết điều đó?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát và thực hiện trò chơi theo nhóm 
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm chuyển kết quả cho nhóm khác để chấm chéo.
- GV cùng cả lớp thảo luận đáp án
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về dữ liệu
a. Mục tiêu: 
* Kiến thức:
- Khái niệm dữ liệu là gì?
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu?
* Năng lực
Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động.
Năng lực Tin học
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập mà giáo viên đặt ra
- Trách niệm: Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm
b. Nội dung: 
- Dữ liệu là những thông tin đã được đưa vào máy tính.
+ Hay nói cách khác, dữ liệu là thông tin đã được mã hóa trong máy tính.
+ Hoặc, Thông tin đã qua xử lý tạo thành dữ liệu
c. Sản phẩm: 
+ HS biết tiếp nhận thông tin bằng các giác quan của mình
+ HS nêu được định nghĩa dữ liệu.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát quá trình: 
-Từ bài thơ trên giấy -> HS nhập vào máy tính và lưu lại 
GV Đặt ra những câu hỏi và trình chiếu từng hình ảnh liên quan đến câu hỏi
+ Câu hỏi 1: Mai vừa đọc 1 bài thơ Bánh trôi nước, Mai soạn bài thơ đó bằng word và lưu vào trong máy tính. Hãy cho biết mục đích của Mai là để làm gì?
+ Câu hỏi 2: Đâu là thông tin ban đầu? đâu là dữ liệu?
Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi và trả lời.
3. Luyện tập:
- GV yêu cầu HS giải bài tập 1 (sgk, trang 9).
HS thực hiện, báo cáo kết quả.
HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
4.Vận dụng:
Câu hỏi: Lấy vài ví dụ về các dạng thông tin?
5. Tìm tòi mở rộng:
Yêu cầu HS về đọc phần tìm hiểu mở rộng, sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_thong_tin_va_du_lieu_phan_van_vinh.docx