Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:

- Biết thông tin là gì

- Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

2. Năng lực

 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

 - Năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:

- Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập

- Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

 

docx 12 trang huongdt93 04/06/2022 1500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/2021
Ngày dạy: 06/9/2021
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
TIẾT 1- BÀI 1. THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
- Biết thông tin là gì
- Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
2. Năng lực
	 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
 - Năng lực hợp tác trong môi trường số.
Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:
Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính, máy chiếu..
. HS: Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ hơn, về việc thu nhận và xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 1.
2. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin (15 phút) 
 a. Mục tiêu:
Biết thông tin là gì, vật mang tin là gì.
Phân biệt được thông tin và vật mang tin
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm thực hiện: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
	Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
	- GV chiếu hình ảnh một trang báo, yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận để thực hiện hoạt động 1: 
	+ Một trong những thông tin em thu nhận được từ trang báo này là gì?
	+ Thông tin em vừa đọc là nói về ai hay về cái gì?
	- Thực hiện nhiệm vụ:
	HS hoàn thành câu hỏi trên
	- Báo cáo thảo luận: Kết quả thực hiện của HS
	- Kết luận nhận định:
	+ Một trong những thông tin em thu nhận được từ trang báo này là trên tờ báo các chữ được in bằng màu đen, giấy rất trơn nhẵn và các hình ảnh được in bằng màu đen trắng
	+ Thông tin em vừa đọc là nói về Hồ gươm Hà Nội
	Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
	- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 sgk và yêu cầu HS rút ra kết luận:
+ Thông tin là gì?
 + Thế nào là vật mang tin?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- Báo cáo thảo luận: 
+ Thông tin là những gì ta thu nhận được trực tiếp từ thế giới xung quanh nhờ các giác quan và bộ não
+ Vật mang tin là những phương tiện giúp con người thu nhận gián tiếp các thông tin từ thế giới xung quanh.
 - Kết luận nhận định:
 + Thông tin là những gì đem lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Ví dụ: Em nghe tiếng trống trường vừa điểm -> Vào học
 + Vật mang tin là vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh Ví dụ: Vật mạng tin là sách, đài radio, tivi, bức ảnh, thẻ nhớ...
Hoạt động 2: Xử lý thông tin (15 phút)
Mục tiêu: Nêu được hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
	Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
	GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở hoạt động 2 và thảo luận, trả lời câu hỏi.
	Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
	 - GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 2 sgk.
	- GV hướng dẫn HS để HS hiểu thế nào là xử lí thông tin: Xử lí thông tin diễn ra trong bộ não con người. Kết quả của hoạt động xử lí thông tin là thông tin đầu ra.
Bộ não kết hợp thông tin vừa thu nhận được với hiểu biết đã có sẵn từ trước để rút ra kết quả là thông tin đầu ra. Thông tin đầu ra sẽ
khác nhau tùy thuộc vào mục đích của người xử lí. Và trên cơ sở có thông tin đầu ra, quyết định hành động như thế nào cho phù hợp nhất là tùy thuộc chủ thể con người.
- Thực hiện nhiệm vụ:
	HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
Báo cáo thảo luận: 
Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2, HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.
- Kết luận nhận định:
Tình huống 1: Em biết được “có tiêng chuông đồng hồ báo thức reo” hay “đã đến giờ dậy” để đến lớp đúng giờ, em cần “dậy để chuẩn bị đi học”.
- Tình huống 2: Em biết được: “bắt đầu chắn đường”, em cần “dừng lại”.
Kết luận:
Xử lí thông tin: Từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
Bài 1. Xét tình huống sau:
Em đang đi trên đường thấy mây đen kéo tới bao phủ bản trời, gió mạnh nỏi lên.
Hãy trả lời lần lượt hai cân hỏi sau:
Thông tin em vừa nhận được là gi?
Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay biết được từ vật mang tin?
Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em biết mình được 7 điểm.
Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.
Với mỗi tình huống mỏ tả trên đây, em hãy trả lời câu hỏi sau: Có vật mang tin trong tình huống này hay không? Nếu có thì đó là gì?
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và trình bày kết quả:
Bài 1:
Thông tin em nhận được là “có mây đen kéo tới bao phủ bầu trời, có gió mạnh nổi lên”.
Em nhận biết trực tiếp hiện tượng trên, không có vật mang tin ở đây.
Bài 2:
Tình huống 1: Vật mang tin là tờ bài kiểm tra
Tình huống 2: Vật mang tin: không có; bác sĩ nghe trực tiếp nhịp tim của bệnh nhân.
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Mỗi biển báo, biểu tượng, hình ảnh sau đây em thường thấy ở đâu và theo em nó được đùng để thông báo điều gì cho mọi người?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
Hình a: Thấy ở bệnh viện, thông báo đây là giường của bệnh nhân
Hình b: Thấy ở mọi nơi, thông báo mọi người vứt rác vào thùng rác
Hình c: Thấy ở nơi công cộng, thông báo có mạng wifi
- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.
Yên Chính, ngày 6/9/2021
 TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM HIỆU
 Vũ Thị Thu Hằng Phan Thị Thanh Thủy 
Ngày soạn: 6/9/2021
Ngày dạy: 13/9/2021
Chủ đề A. MÁY TÍNH VỚI CỘNG ĐỒNG
Bài 2. LƯU TRỮ VÀO TRAO ĐỔI THÔNG TIN 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin.
Biết được dữ liệu là gì.
Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.
Biêt được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
Nla: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Nlc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Nld: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
b. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Ham học, chăm làm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
Học liệu: Sách giáo khoa tin học 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học.
b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu câu hỏi trên màn chiếu
Câu 1. Máy tính em học thực hành gồm các thiết bị cơ bản nào?
Chuột, bàn phím, màn hình, thùng máy.
Màn hình, chuột, bàn phím.
Màn hình, chuột, tai nghe.
Chuột, tai nghe, bàn phím, thùng máy, màn hình.
Câu 2. Thiết bị nào dùng để nhập văn bản vào máy tính?
Chuột.
Tai nghe.
Bàn phím.
Máy in.
Câu 3. Em đi trên đường, nghe tiếng gọi của bạn An rủ đi đá bóng. Thông tin em thu nhận thuộc dạng nào?
Văn bản.
Âm thanh.
Hình ảnh.
Tiếng nói.
Câu 4. Khi chơi game trên máy tính, em thường chạm tay vào thiết bị nào nhiều nhất?
(Đáp án mở, yêu cầu học sinh giải thích)
Chuột.
Màn hình.
Bàn phím.
Tai nghe.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời
- Tổng kết, đánh giá: GV nhận xét
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2.1. Hoạt động 1. Lưu trữ thông tin (7’)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được thế nào là lưu trữ thông tin.
b. Nội dung: Tìm hiểu về lưu trữ thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho học sinh tìm hiểu khái niệm về dữ liệu trong SGK
+ Phát phiếu học tập số 1, hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin và điền vào phiếu học tập.
	- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo nhóm, hoạt động dựa vào Sgk, giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần.
	- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo.
	- Kết luận, nhận định: Quan sát, nhận xét, chốt ý.
2.2. Hoạt động 2. Trao đổi thông tin (8’)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được thế nào là trao đổi thông tin.
b. Nội dung: Tìm hiểu về trao đổi thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức thực hiện: 
	- Chuyển giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập số 2, hoàn thành thông tin theo nhóm.
	- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo nhóm, hoạt động dựa vào Sgk, giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần.
	- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo.
	- Kết luận, nhận định: Quan sát, nhận xét, chốt ý.
2.3. Hoạt động 3. Các bước trong hoạt động thông tin của con người (5’)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các bước trong hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: Tìm hiểu về các bước trong hoạt động thông tin của con người.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu yêu cầu HS nghiên cứu Sgk và trả lời các câu hỏi sau để làm rõ nội dung bài học:
Câu 1. Trong hoạt động thông tin của con người, bộ phận nào là quan trọng nhất?
Câu 2. Trong ví dụ “Bác bảo vệ đánh 3 hồi trống”, hãy chỉ ra các thành phần sau:
Thông tin vào là gì?
Cơ quan nào xử lý thông tin?
Thông tin ra là gì?
	- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động dựa vào Sgk, giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần.
	- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời theo cá nhân.
	- Kết luận, nhận định: Quan sát, nhận xét, chốt ý.
2.4. Hoạt động 4. Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin (8’)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin.
b. Nội dung: Tìm hiểu về vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
	- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Tìm hiểu thông tin tình huống ở Sgk. Trả lời câu hỏi tình huống.
Cho ví dụ về các thông tin mang tính cảnh báo.
Trả lời câu hỏi.
Câu 1. Thông tin có vai trò như thế nào đối với con người?
Câu 2. Hoạt động thông tin diễn ra như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Câu 3. Thiếu thông tin, sẽ gây ra hậu quả gì?
	- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động dựa vào Sgk, giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần.
	- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời theo cá nhân.
	- Kết luận, nhận định: Quan sát, nhận xét, chốt ý.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (7’)
a. Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cách lưu trữ thông tin, dạng dữ liệu tương ứng với thông tin.
b. Nội dung: Học sinh chỉ ra được cách lưu trữ thông tin, dạng dữ liệu tương ứng với thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
	- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
Bài 1. Em hãy cho biết phóng viên phỏng vấn, cảnh sát điều tra hiện tượng vụ tai nạn có thể dùng những cách nào để lưu trữ thông tin. Trong mỗi trường hợp đó, thông tin được chuyển thành dữ liệu dạng gì?
Bài 2. Có những cách nào để lưu trữ thông tin trong những trường hợp sau và khi lưu trữ em có loại dữ liệu gì?
Em muốn ghi lại lời giảng của cô giáo
Em đi du lịch với gia đình đến Đà Lạt, muốn khoe với bạn biết hoa dã quỳ trông 
như thế nào?
3) Em học tiếng anh, muốn có mẫu pháy âm của giáo viên để luyện theo.
- Các cặp đôi tiếp nhận nhiệm vụ, nắm rõ yêu cầu, thảo luận và trình bày kết quả: Bài 1: Có nhiều cách để lưu trữ thông tin. Để không bỏ sót dữ liệu, phóng viên, cảnh sát điều tra nên sử dụng cả ba dạng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Bài 2:
Viết vào vở, máy ghi âm
Chụp ảnh, viết mô tả, viết thư cho bạn...
Ghi âm.
GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo nhóm, hoạt động dựa vào Sgk, giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần.
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo.
- Kết luận, nhận định: Quan sát, nhận xét, chốt ý.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5’)
a)	Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b)	Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c)	Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
d)	Tổ chức thực hiện:
-	GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 10 SGK.
-	HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
- GV chiếu kết quả để HS so sánh
 Câu 1: Ý nghĩa của việc này là để người khiếm thị cũng biết được lúc nào có thể sang đường.
Câu 2: Trong tình huống “Cô giáo đang giảng bài, em nghe và ghi bài vào vở” có cả người gửi thông tin, người nhận thông tin, hoạt động trao đổi thông tin và hoạt động lưu trữ thông tin.
=> (1) đúng (2) sai (3) đúng (4) đúng (5) đúng.
- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Thường xuyên
Hỏi đáp gợi mở
Quan sát
Bảng kiểm
Tình huống
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nhóm:..............
 Hãy điền nội dung phù hợp vào các cột sau:
Tình huống
Vật mang tin
Dữ liệu
Thông tin
Em nghe thầy cô giảng bài trên lớp và ghi lại và vở
Phóng viên ghi chép vào sổ tay và bật máy ghi âm khi phỏng vấn
Cảnh sát điều tra vẽ hình, chụp ảnh hiện trường vụ tai nạn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: ..
Đọc các tình huống sau đây và điền thông tin thích hợp vào các cột trong bảng
Tình huống
Bên gửi thông tin
Bên nhận thông tin
Tình huống 1: Bạn gửi mẩu giấy cho em “Chiều nay bọn tớ đi đá bóng. Cậu nhớ đi nhé
Tình huống 2: Xe cứu hỏa vừa nháy đèn vừa hú còi khi làm nhiệm vụ
Tình huống 3: Thầy cô giảng bài trên lớp.
Tình huống 4: Bác bảo vệ đánh 1 hồi trống.
	Yên Chính, ngày 13/9/2021
 TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM HIỆU
 Vũ Thị Thu Hằng Phan Thị Thanh Thủy 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_a_may_tinh_va_co.docx