Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Mạng máy tính

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Mạng máy tính

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Biết được mạng máy tính là gì và lợi ích của nó trong cuộc sống.

- Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính.

- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

- Sử dụng mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập.

Năng lực C (NLc):

- Nhận biết được các thiết bị khác nhau trong một mạng máy tính

- Nêu được ví dụ lợi ích có được từ mạng máy tính

- Nêu được một số thiết bị đầu cuối trong thực tế

Năng lực D (NLd):

- Sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ học tập.

Năng lực E (NLe):

- Năng lực hợp tác trong môi trường số.

 

docx 13 trang huongdt93 03/06/2022 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Ngày soạn: 
Tiết theo KHBD: 
BÀI 4: MẠNG MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức:
- Biết được mạng máy tính là gì và lợi ích của nó trong cuộc sống.
- Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính.
- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 
2.2. Năng lực Tin học: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): 
- Sử dụng mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập.
Năng lực C (NLc): 
- Nhận biết được các thiết bị khác nhau trong một mạng máy tính
- Nêu được ví dụ lợi ích có được từ mạng máy tính
- Nêu được một số thiết bị đầu cuối trong thực tế 
Năng lực D (NLd): 
- Sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ học tập. 
Năng lực E (NLe): 
- Năng lực hợp tác trong môi trường số. 
3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, phiếu học tập 
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) 
a) Mục tiêu:
- Kể ra được một số mạng lưới, giống như mạng giao thông đường bộ.
- Biết mỗi mạng lưới đó vận chuyển những gì và biết điểm chung của những mạng lưới đó.
b) Nội dung:
- Mạng máy tính giống như giao thông đường bộ
c) Sản phẩm:
- Kể tên được một số mạng lưới.
- Đặc điểm chung và lợi ích của các mạng lưới.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- HS phân vai đọc phần khởi động 
- Thảo luận nhóm gồm 6 HS và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành hoạt động 1:
Câu 1. Em hãy kể ra một số mạng lưới, giống như mạng giao thông đường bộ.
Câu 2. Những gì được vận chuyển trên mạng lưới đó?
Câu 3. Em hãy chọn các phương án trả lời đúng.
Điểm chung của những mạng lưới đó là gì?
A. Có nhiều thành viên.
B. Chia sẻ tài nguyên,
c. Kết nối các thành viên.	
D. Có nhiều đường cắt nhau.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Đọc đoạn hội thoại SGK trang 16.
- Trao đổi thảo luận tìm ra câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Câu 1. Một số mạng lưới giống mạng giao thông đường bộ như: mạng đường sắt, mạng đường thủy, mạng ống nước, mạng tải điện, ...
Câu 2. Các mạng lưới vận chuyển:
- Mạng đường sắt vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Mạng đường thủy vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Mạng ống nước vận chuyển nước.
- Mạng tải điện vận chuyển điện.
Câu 3. Đặc điểm chung của những mạng lưới đó là:
B. Chia sẻ tài nguyên.
C. Kết nối các thành viên.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về các trình duyệt web và các bước thực hiện trình duyệt. 
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
Hoạt động 1:
1. Một số mạng lưới giống mạng giao thông đường bộ như: mạng đường sắt, mạng đường thủy, mạng ống nước, mạng tải điện, ...
2. Các mạng lưới vận chuyển:
- Mạng đường sắt vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Mạng đường thủy vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Mạng ống nước vận chuyển nước.
- Mạng tải điện vận chuyển điện.
3. Đặc điểm chung của những mạng lưới đó là:
B. Chia sẻ tài nguyên.
C. Kết nối các thành viên.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 2.1: Mạng máy tính là gì? (15 phút) 
a) Mục tiêu:
- Biết được mạng máy tính là gì và lợi ích của mạng máy tính.
b) Nội dung: Mạng máy tính
c) Sản phẩm: 
- Mạng máy tính và lợi ích mạng máy tính
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- HS đọc thông tin 
- Thảo luận nhóm 6 HS và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành hoạt động 2.
Câu 1. Mạng máy tính chia sẻ những gì?
Câu 2. Em hãy nêu một số ví dụ về lợi ích của mạng máy tính.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Câu 1. Mạng máy tính chia sẻ dữ liệu, các thiết bị trên mạng.
Câu 2. Một số ví dụ về lợi ích của mạng máy tính: gửi thư nay thành gửi email với thời gian nhanh chóng, kịp thời. Các giao dịch ngân hàng có thể tiến hành qua mạng rất tiện lợi. Việc dùng chung một thiết bị in qua mạng sẽ đem lại hiệu quả tiết kiệm chi phí cho đơn vị như trường học, doanh nghiệp.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định 1
- Đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh và kết quả HS đã báo cáo.
1. Mạng máy tính là gì?
Hoạt động 2:
1. Mạng máy tính chia sẻ dữ liệu, các thiết bị trên mạng.
2. Một số ví dụ về lợi ích của mạng máy tính: gửi thư nay thành gửi email với thời gian nhanh chóng, kịp thời. Các giao dịch ngân hàng có thể tiến hành qua mạng rất tiện lợi. Việc dùng chung một thiết bị in qua mạng sẽ đem lại hiệu quả tiết kiệm chi phí cho đơn vị như trường học, doanh nghiệp.
- Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Thảo luận nhóm 6 HS và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành : Em hãy thảo luận với bạn về lợi ích của mạng máy tính.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 2
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. 
Lợi ích của mạng máy tính là:
+ Vì có thể dùng chung tài nguyên nên có thể giảm thiểu máy in, số lượng ổ đĩa, cấu hình của máy.
+ Thông tin có thể nhập vào một máy và dùng chung cho mọi máy khác trong mạng.
+ Bảo trì máy đơn giản: khi nâng cấp chỉ cần nâng cấp máy chủ mà không cần phải thay đổi toàn bộ máy tính và các thiết bị.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định 2
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về mạng máy tính
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
Lợi ích của mạng máy tính là:
+ Vì có thể dùng chung tài nguyên nên có thể giảm thiểu máy in, số lượng ổ đĩa, cấu hình của máy;
+ Thông tin có thể nhập vào một máy và dùng chung cho mọi máy khác trong mạng;
+ Bảo trì máy đơn giản: khi nâng cấp chỉ cần nâng cấp máy chủ mà không cần phải thay đổi toàn bộ máy tính và các thiết bị.
- Lợi ích của mạng máy tính: người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị trên mạng.
Hoạt động 2.2: Các thành phần của mạng máy tính (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết và kể tên được các thành phần chính của một mạng máy tính.
b) Nội dung: Thành phần của mạng máy tính
c) Sản phẩm:
- Các thành phần chính của mạng máy tính
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Thảo luận nhóm 6 HS và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành hoạt động 3.
Câu 1. Quan sát Hình 2.1 và cho biết những thiết bị nào đang được nối vào mạng?
Câu 2. Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Câu 1. Những thiết bị nào đang được nối vào mạng: máy tính để bàn, máy chủ, máy quét, máy in, máy tính xách tay, điện thoại di động.
Câu 2. Các thiết bị đó được nối với nhau bằng đường truyền và kết nối không dây. Qua các thiết bị trung gian như bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả HS đã báo cáo.
2. Các thành phần chính của mạng máy tính
1. Những thiết bị nào đang được nối vào mạng: máy tính để bàn, máy chủ, máy quét, máy in, máy tính xách tay, điện thoại di động.
2. Các thiết bị đó được nối với nhau bằng đường truyền và kết nối không dây. Qua các thiết bị trung gian như bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây.
Các thành phần chính của mạng máy tính
- Các thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại, máy in, máy ảnh, )
- Các thiết bị kết nối (đường truyền dữ liệu, bộ chia, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, )
- Phần mềm mạng (ứng dụng truyền thông và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- HS đọc thông tin 
- Thảo luận nhóm 6 HS và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành 
Câu 1. Em hãy quan sát Hình 2.1 và cho biết:
a) Tên các thiết bị đầu cuối.
b) Tên các thiết bị kết nối.
Câu 2. Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết.
Câu 3. Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 2
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
Câu 1. a) Tên các thiết bị đầu cuối: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy quét, máy chủ, điện thoại thông minh.
b) Tên các thiết bị kết nối: bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây.
Câu 2. Một số cách kết nối không dây: bluetooth, wireless USB, Wi-fi 
Câu 3. Ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây: khi đang đi xe khách, đi du lịch , người dùng vẫn có thể dùng điện thoại để truy cập Internet.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định 2
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về các thành phần của mạng máy tính
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
1. a) Tên các thiết bị đầu cuối: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy quét, máy chủ, điện thoại thông minh.
b) Tên các thiết bị kết nối: bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây.
2. Một số cách kết nối không dây: bluetooth, wireless USB, Wi-fi 
3. Ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây: khi đang đi xe khách, đi du lịch , người dùng vẫn có thể dùng điện thoại thông minh để truy cập Internet.
Hoạt động 3: Luyện tập (35 phút)
a) Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 1, 2 SGK trang 19 và phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
Đánh dấu ü vào ô hợp lý:
Các ví dụ
Chia sẻ thông tin
Chia sẻ phần cứng
Thiết bị đầu cuối
Thiết bị kết nối
Phần mềm mạng
Khác
Đường truyền dữ liệu
Có dây
Không dây
Dùng chung máy in
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Máy tính bàn
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Điện thoại
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Cáp quang
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Sóng Wifi
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Tivi
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Bộ định tuyến
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Bộ chuyển mạch
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Thư điện tử
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Zalo
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
Facebook
¨
¨
¨
¨
¨
¨
¨
c) Sản phẩm:
- Đáp án bài tập 1, 2 SGK trang 19 và phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 1, 2 SGK trang 19.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Trao đổi thảo luận tìm ra câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
1. A, C 
2. B, C
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả HS đã báo cáo. 
Luyện tập
1. A, C
2. B, C
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để làm bài trên phiếu học tập.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS thực hiện cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi để tự sửa lỗi cho nhau.
* Báo cáo, thảo luận 2
- Gọi một số học sinh trả lời các câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định 2
- GV trình chiếu đáp án của phiếu học tập, nêu và phân tích kiến thức đã học.
- Nhận xét kết quả, đánh giá và cho điểm học sinh (nếu cần). 
PHIẾU HỌC TẬP 
Đánh dấu ü vào ô hợp lý:
Các ví dụ
Chia sẻ thông tin
Chia sẻ phần cứng
Thiết bị đầu cuối
Thiết bị kết nối
Phần mềm mạng
Khác
Đường truyền dữ liệu
Có dây
Không dây
Dùng chung máy in
¨
þ
¨
¨
¨
¨
¨
Máy tính bàn
¨
¨
þ
¨
¨
¨
¨
Điện thoại
¨
¨
þ
¨
¨
¨
¨
Cáp quang
¨
¨
¨
¨
þ
¨
¨
Sóng Wifi
¨
¨
¨
¨
¨
þ
¨
Tivi
¨
¨
þ
¨
¨
¨
¨
Bộ định tuyến
¨
¨
¨
þ
¨
¨
¨
Bộ chuyển mạch
¨
¨
¨
þ
¨
¨
¨
Thư điện tử
þ
¨
¨
¨
¨
¨
þ
Zalo
þ
¨
¨
¨
¨
¨
þ
Facebook
þ
¨
¨
¨
¨
¨
þ
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) 
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- Thực hiện ngoài giờ lên lớp hoàn thành bài tập 1, 2 SGK trang 19.
c) Sản phẩm:
- Kết quả bài tập 1, 2 SGK trang 19.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ngoài giờ lên lớp bài tập 1, 2 SGK trang 19.
Câu 1. Phòng thư viện của trường có 5 máy tính cần kết nối thành một mạng. Có thể có nhiều cách kết nối ví dụ như Hình 2.3 sgk.
Em hãy vẽ hai cách khác để kết nối chúng thành một mạng.
Câu 2. Nhà bạn An có điện thoại di động của bố, của mẹ và một máy tính xách tay đang cùng truy cập mạng Internet. Theo em, các thiết bị đó có đang được kết nối thành một mạng máy tính không? Nếu có, em hãy chỉ ra các thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS làm bài tập, thống nhất kết quả ghi vào vở, chuẩn bị báo cáo kết quả vào đầu giờ của tiết tiếp theo.
* Báo cáo, thảo luận 
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Câu 1. 
- Cách 1:
- Cách 2:
Câu 2.
- Các thiết bị đó có được kết nối thành một mạng máy tính.
- Các thiết bị đầu cuối: điện thoại di động, máy tính xách tay
- Các thiết bị kết nối: bộ định tuyến không dây
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả HS đã báo cáo. 
Vận dụng
1.
- Cách 1:
- Cách 2:
2. 
- Các thiết bị đó có được kết nối thành một mạng máy tính.
- Các thiết bị đầu cuối: điện thoại di động, máy tính xách tay
- Các thiết bị kết nối: bộ định tuyến không dây

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx