Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet - Đặng Thị Thu Phương

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet - Đặng Thị Thu Phương

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản

- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và cả tập thể.

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.

- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.

- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Về năng lực:

- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, nhằm kết nối tri thức với cuộc sống.

2.1. Năng lực chung

- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

+ Năng lực phán đoán.

+ Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực B (NLb): Ứng xử phù hợp trong môi trường số.

Năng lực C (NLc):

– Nhận biết được tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet.

– Nêu được quy tắc an toàn khi sử dụng Internet trong thực tế.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác.

- Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.

 

docx 10 trang huongdt93 04/06/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet - Đặng Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường Phổ thông ..
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Đặng Thị Thu Phương
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG
BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (2 TIẾT)
Môn: Tin học. Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết (2 Tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản 
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và cả tập thể.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
2. Về năng lực: 
- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, nhằm kết nối tri thức với cuộc sống.
2.1. Năng lực chung
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
+ Năng lực phán đoán.
+ Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực B (NLb): Ứng xử phù hợp trong môi trường số. 
Năng lực C (NLc): 
– Nhận biết được tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet.
– Nêu được quy tắc an toàn khi sử dụng Internet trong thực tế.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác. 
- Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi.
2. Học liệu:
Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu đánh giá kết quả và một số thông tin về các sự việc đã xảy ra trong thực tế liên quan đến bài học (qua báo, đài, tivi).
Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu trước một số kiến thức liên quan đến bài học: các nguy cơ có thể gặp trên Internet và cách phòng tránh, cách bảo vệ thông tin cá nhân và tập thể, cách chia sẻ thông tin an toàn và hợp pháp, cách nhận biết một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
a. Mục tiêu: 
- Khám phá kiến thức qua hoạt động xem video về tác hại của virus máy tính, an toàn thông tin trên mạng internet đến người dùng Việt Nam.
- Trình bày kết quả bằng cách trả lời nhanh thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”.
b. Nội dung: Quan sát video, trả lời câu hỏi, tạo vấn đề cần nghiên cứu khi tham gia trên mạng internet?
c. Sản phẩm: 
Kết quả trên bảng nhóm theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Link xem video (2 phút) 
Tổ chức trò chơi “Ai Nhanh hơn” 
Hình thức trò chơi: Chia làm 4 nhóm chơi, mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập để điền hiểu biết của nhóm mình ngay khi đoạn video kết thúc nếu đội nào có câu trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ được phần quà. 
PHIÊU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1
Nhóm .
Yêu cầu quan sát video và cho biết?
Sản phẩm dự kiến
Đoạn video nói về vấn đề gì?
 ... . ... .. ... 
- Tác hại của virus máy tính
- Đánh cắp thông tin cá nhân
- Mua bán thông tin cá nhân trên mạng
- Tội phạm mạng
- An toàn thông tin trên internet
Nhóm em biết những gì về an toàn thông tin trên internet?
 ... . ... .. ... ...
Tạo vấn đề về yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu nội dung an toàn thông tin trên internet
- Mất tiền trên mạng
- Mất tài khoản truy cập
- Mất hình ảnh cá nhân
- Máy tính không truy cập được
- Có người lạ gọi làm phiền
- Tống tiền ...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (2 phút)
Thực hiện phiếu học tập số 1. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (2 phút)
- Học sinh đại diện báo cáo nội dung đã thảo luận?
- Giáo viên điều hành hoạt động báo cáo thảo luận của các nhóm.
Bước 4: Kết luận, nhận định (1 phút)
Kết luận mạng internet cung cấp nhiều lợi ích cho em, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ mạng internet. 
Phiếu đánh giá giao nhiệm vụ số 1
Tiêu chí
Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Gửi bài nhanh
10
Nội dung 1 (nhiều ý đúng nhất)
10
Nội dung 2 (nhiều ý đúng nhất)
10
Tổng điểm
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
2.1 Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet (12 phút) 
a. Mục tiêu hoạt động
- Học sinh biết được một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet
- HS nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ đó.
b. Nội dung
- Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2
- Nghiên cứu sách giáo khoa hoạt động đọc trang 37, 38
- Kết luận, đánh giá
c. Sản phẩm
- Học sinh thực hiện được yêu cầu phiếu giao nhiệm vụ số 2
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút)
	 Học sinh thực hiện hoạt động đọc và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2, áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn. Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 hs.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (3 phút) 
	+ Các nhóm thực hiện phiếu giao nhiệm vụ số 2
* Kết quả dự kiến
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp
- Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc
- Bị dụ dỗ, lừa đảo, đe dọa, bắt nạt trên mạng
- Tiếp nhận thông tin không chính xác
- Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (5 phút)
	- Gv cho các đại diện nhóm trình bày
	- Nhóm khác đánh giá, nhận xét và rút ra vấn đề
Bước 4: Kết luận, nhận định (2 phút)
	- GV đánh giá, nhận xét và chọn ra nhóm làm tốt, nhóm cần góp ý.
- Biết được một số tác hại và nguy cơ khi sử dụng internet
2.2 Một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet ( 10 phút)
a. Mục tiêu
- HS nêu lên những việc cần làm để tránh gặp phải những rắc rối, những nguy cơ.
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng có thể gặp trên Internet.
- HS nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ đó.
b. Nội dung
- Hoạt động đọc trong sách giáo khoa, phiếu giao nhiệm vụ, kết luận, đánh giá.
c. Sản phẩm 
- Hs thực hiện được yêu cầu phiếu giao nhiệm vụ số 3.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (2 phút)
- Đặt vấn đề: Em đã từng sử dụng Internet chưa? Em đã bao giờ gặp phải một trong những nguy cơ khi sử dụng Internet như trên chưa? 
- Học sinh thực hiện hoạt động đọc và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 3
PHIÊU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (2 phút)
- HS thực hiện quan sát và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ 3.
Kết quả dự kiến: 
 (1) giữ an toàn, (2) chấp nhận, (3) không gặp gỡ, (4) kiểm tra độ tin cậy, (5) nói ra.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (5 phút)
GV cho các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: (1 phút)
GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề.
Thông tin phải được giữ AN TOÀN.
Chớ nên GẶP GỠ bạn vừa mới quen.
Không CHẤP NHẬN, chớ có quên.
Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn.
NÓI RA với người bạn tin.
Năm quy tắc đó nên in vào lòng.
3. Hoạt động 3. Luyện tập (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: 
Khắc sâu kiến thức đã học. Học sinh biết vận dụng tác hại, nguy cơ và một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập.
b. Nội dung: Phiếu giao số 4 và bài báo của của các nhóm.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 4
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (1 phút)
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
Nhóm: 
Câu 1. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên Internet?
A. Mở thư điện tử do người lạ gửi
B. tải các phần mềm miễn phí trên Internet không có kiểm duyệt
C. Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin
D. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.
Câu 2. Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (2 phút) 
Cá nhân và các nhóm trình bày kết quả của mình.
Kết quả dự kiến:
Câu 1: D
Câu 2: Đặt mật khẩu cho máy tính, không chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của người thân, bạn bè trên mạng hay cho người khác. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra vấn đề. (3 phút)
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và kết luận. (1 phút)
4. Hoạt động 4. Vận dụng (8 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: HS vận dụng kiến thức được hình thành giải quyết được các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ.
b. Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ số 5, nội dung trình bày của học sinh.
c. Sản phẩm: HS thực hiện các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ 5.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (1 phút)
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 5
Nhóm 
 Theo em thế nào là nghiện chơi game trên mạng? Nghiện chơi game sẽ gây tác hại như thế nào đối với học sinh?
Đáp án
Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày kết quả của nhóm. (3 phút)
Kết quả dự kiến:
- Nghiện game là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, số lượng học sinh nghiện game ngày càng gia tăng và đang là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng xảy ra chỉ vì nghiện game.
- Tác hại: Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi, nhất là các em còn là học sinh, tinh thần, thể chất chưa phát triển toàn diện nên ảnh hưởng càng nghiêm trọng như rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi do ngồi chơi game kéo dài và liên tục, học hành chểnh mảng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 GV cho HS trong nhóm trình bày, HS các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của bạn và rút ra vấn đề. (3 phút)
Bước 4: Kết luận, nhận định
	 GV nhận xét và kết luận. (1 phút)
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) 
- Học bài và làm lại các bài tập SGK/38,39.
- Chuẩn bị phần còn lại của tiết tiếp theo.
- Chỉnh sửa lại bài báo cáo của nhiệm vụ 4 cho hoàn thiện và nộp cho giáo viên. (nếu có máy tính thì gởi qua gmail của giáo viên)
V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ 
đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi - đáp
Câu hỏi
Bài tập
Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các sự kiện thường nhật
Phương pháp đánh qua sản phẩm học tập
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu đánh giá giao nhiệm vụ số 1
Tiêu chí
Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Gửi bài nhanh
10
Nội dung 1 (nhiều ý đúng nhất)
10
Nội dung 2 (nhiều ý đúng nhất)
10
Tổng điểm
Phiếu đánh giá giao nhiệm vụ số 2
Tiêu chí
Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Gửi bài nhanh
10
Đủ 5 ý đúng
10
Tổng điểm
Phiếu đánh giá giao nhiệm vụ số 2
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
<trả lời đúng 
3 ý trở lên>
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 3
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
<trả lời được
2 cụm từ>
Đạt
<trả lời đúng
3 cụm từ>
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
Nhóm ...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 5
Nhóm ...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx