Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nắm bắt và hiểu rõ thế nào là thông tin vào, thế nào là thông tin ra và quá trình xử lý thông tin diễn ra như thế nào.

- Thành thạo quá trình xử lý thông tin và vận dụng vào thực tiễn

2.Kỹ năng

- Vận dụng thành thạo quá trình xử lý thông tin, phân biệt được thông tin vào và thông tin ra.

3.Thái độ

- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học và hình thành niềm yêu thích với bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem trước nội dung bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức (1’)

2.Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu hỏi: Thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó?

3.Bài mới

 Giới thiệu bài (1’):

Ở tiết trước chúng ta đã nắm bắt được khái niệm thông tin là gì, vậy thông tin hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 2 trang tuelam477 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 2: Thông tin và tin học - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 10/09/2020 	
Tiết 2 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Nắm bắt và hiểu rõ thế nào là thông tin vào, thế nào là thông tin ra và quá trình xử lý thông tin diễn ra như thế nào.
- Thành thạo quá trình xử lý thông tin và vận dụng vào thực tiễn
2.Kỹ năng
- Vận dụng thành thạo quá trình xử lý thông tin, phân biệt được thông tin vào và thông tin ra.
3.Thái độ
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học và hình thành niềm yêu thích với bộ môn.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem trước nội dung bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu hỏi: Thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó?
3.Bài mới
Giới thiệu bài (1’): 	
Ở tiết trước chúng ta đã nắm bắt được khái niệm thông tin là gì, vậy thông tin hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài mới (35’):
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học (20’)
- Trong các hoạt động chúng ta vừa học theo các em hoạt động nào là quan trọng nhất trong việc mang lại hiểu biết cho con người?
- GV nhận xét: câu trả lời của học sinh là đúng, vì nếu chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không có phản ứng nào thì việc tiếp nhận không có nghĩa. Ví như các em đi học mà không chép bài 
- Việc lưu trữ và truyền thông tin có vai trò như thế nào? 
- Để quan sát các vì sao trên trời các nhà thiên văn học không thể sử dụng mắt thường được. Vậy họ sử dụng dụng cụ gì? (Dụng cụ đó để giúp các em đo nhiệt độ của cơ thể, quan sát các tế bào trong môn sinh học).
- Nhận xét câu trả lời của HS. Đưa ra kết luận.
- Quá trình xử lí thông tin là quan trọng nhất.
- Lưu trữ các thông tin giúp em ngày càng có nhiều hiểu biết hơn.
- Truyền thông tin làm cho nhiều người được biết đến.
- Kính thiên văn
- Kính hiển vi
- Nhiệt kế
- Chú ý, lắng nghe
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Khi thông tin được tiếp nhận hay còn gọi là thông tin vào, chúng ta sẽ có xử lí, kết quả của việc xử lí đó là một thông tin mới được gọi là thông tin ra. Đây chính là mô hình của quá trình xử lí thông tin.
Xử lí
TT vào 
TT ra
- Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin ngày càng tích luỹ nhiều và nhân rộng.
- Các dụng cụ đó do con người tạo ra để hỗ trợ, mở rộng khả năng tiếp nhận, xử lí thông tin về thế giới xung quanh.
Máy tính điện tử ban đầu để hỗ trợ cho việc tính toán. Tuy nhiên cho đến nay nó còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Hoạt động 2: Luyện tập (10’)
- GV nhắc lại mô hình quá trình xử lí thông tin
- Giáo viên yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trang 5/ SGK
- Nhận xét câu trả lời của HS
- HS nghe và ghi nhớ
- HS đọc đề bài các bài tập .
- HS suy nghĩ và trả lời các bài tập.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin” (5’)
- GV mời 1 học sinh đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
- 1 học sinh đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
- Lớp chú ý.
Bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
4. Củng cố (5’)
- GV nhắc lại mô hình quá trình xử lí thông tin.
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. Lấy VD về thông tin.
Hướng dẫn học ở nhà:
*Hướng dẫn học ở nhà: 
- Nhắc nhở học sinh học bài cũ
- Làm các bài tập 4,5 trang 5/ SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_2_thong_tin_va_tin_hoc_nam_hoc_20.doc