Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 55+56: Bài thực hành 7 "Em tập trình bày văn bản" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 55+56: Bài thực hành 7 "Em tập trình bày văn bản" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành nhập, chỉnh sửa văn bản

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Sử dụng CNTT; Tự học; Tự quản lý

- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phòng máy, giáo án.

2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép, bài soạn

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức (1’):

6A 6B: 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:(5’):

Câu 1: Thế nào là định dạng văn bản

 

doc 5 trang tuelam477 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 55+56: Bài thực hành 7 "Em tập trình bày văn bản" - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 28 Tiết 55 + 56
BÀI THỰC HÀNH 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.
4. Xác định trọng tâm của bài: Thực hành gõ và định dạng văn bản 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học; Tự quản lý; Sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về p/m; Thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT-TT
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, phòng máy
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’): 
Câu 1: định dạng văn bản là gì?
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Định dạng văn bản theo mẫu
GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV lưu ý HS: Nếu trên màn hình soạn thảo chưa có thanh công cụ định dạng thì cần phải hiển thị lên màn hình. GV gọi HS nêu lại thao tác cho hiển thị thanh công cụ định dạng trên màn hình soạn thảo.
- Sau khi mở được tệp Biển đẹp.doc, GV y/c HS thực hiện các bước định dạng như SGK.
GV có thể gọi HS nhắc lại lý thuyết của một số thao tác:
- Trước khi thực hiện định dạng cho Tiêu đề có phông chữ, cở chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với nội dung vb thì ta thực hiện thao tác gì? Sau đó sử dụng các nút lệnh nào?
-HS: Để hiển thị thanh công cụ định dạng trên màn hình soạn thảo ta thực hiện: Chọn View à Toolbars à Chọn mục Formatting
- HS: Ta phải chọn tiêu đề đó. Sau đó chọn các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng để định dạng cho tiêu đề.
- HS: Ta chỉ cần đặt con trỏ soạn thảo tại đoạn vb đó chứ không cần chọn cả đoạn vb.
- HS: Ta nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ để lưu vb với tên cũ.
1/ Hãy áp dụng các định dạng em đã biết để trình bày gống mẫu sau đây:
+ Tiêu đề phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữcủa nội dung văn bản. Cỡ chữ tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung.
+ Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải.
+ Các đoạn nội dung có đoạn đầu thụt lề.
+ Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
+ Lưu văn bản với tên bien dep.
HĐ2:Thực hành định dạng được văn bản Tre Xanh
- GV yêu cầu HS nêu thao tác mở một vb mới.
Y/c HS thực hiện thao tác mở vb mới sau đó cho HS gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Đoạn văn bản trong SGK có kiểu căn lề là gì?
- Đoạn cuối cùng “Theo Nguyễn Duy” có kiểu căn lề là gì?
- GV lưu ý HS: Việc soạn thảo trên máy tính là không cần quan tâm ngay đến việc trình bày mà có thể gõ nội dung văn bản xong rồi mới định dạng: có thể tách rời việc gõ vb và việc định dạng vb.
- GV có thể lưu ý thêm: Nếu trên thanh công cụ định dạng không có nút lệnh cần sử dụng thì ta thực hiện như thế nào?
Từ đó GV y/c HS thực hiện gõ nội dung vb xong rồi mới thực hiện việc định dạng.
- GV có thể cho HS tự do thực hiện định dạng đoạn văn bản trên với các kiểu khác nhau, miễn là HS cần sử dụng các chức năng định dạng vb và trình bày đẹp.
- GV có thể cho HS thực hành gõ thêm nội dung của một số câu Ca dao, Tục ngữ về cảnh đẹp của quê hương, tình cảm gia đình và y/c HS thực hiện các định dạng như kí tự đầu tiên của mỗi câu Ca dao, Tục ngữ có cở chữ lớn hơn và kiểu chữ nghiêng, mỗi câu Ca dao, Tục ngữ có phông chữ khác nhau và kiểu căn lề khác nhau, tạo khoảng cách giữa các câu Ca dao, Tục ngữ khác nhau.
GV yêu cầu lưu văn bản và thoát khỏi chương trình
- HS: Để mở vb mới ta nháy vào nút lệnh New trên thanh công cụ.
HS mở vb mới và gõ nội dung bài thơ Tre xanh như trong SGK
HS: Kiểu căn lề của đoạn vb trên là kiểu căn giữa.
- HS: Đoạn cuối cùng có kiểu căn lề là căn thẳng lề phải.
-HS: + Nháy vào mũi tên bên phải của thanh công cụ định dạng.
+ Trỏ chuột vào Add or Remove Buttons và sau đó trỏ vào Formatting.
+ Nháy chuột để đánh dấu các nút lệnh cần hiển thị.
HS gõ nội dung đoạn vb như trong SGK, sau đó thực hiện định dạng vb như SGK hoặc theo ý của mình.
HS thực hiện gõ nội dung vb và thực hiện định dạng theo yêu cầu của GV.
Gõ và định dạng văn bản theo mẫu trong SGK
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
- Nhận xét phần thực hành của hs.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Tiếp tục thực hành nếu có máy tính ở nhà
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 07/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 26 Tiết 50
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.
2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành nhập, chỉnh sửa văn bản 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Sử dụng CNTT; Tự học; Tự quản lý 
- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phòng máy, giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép, bài soạn
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’): 
Câu 1: Thế nào là định dạng văn bản
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNGT THỰC HÀNH
- Phân chia chỗ ngồi cho học sinh. 
* Giao nhiệm vụ:
- Khở động phần mềm Word.
- Khởi động phần mềm 
Unikey, chọn kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- Soạn thảo bài thơ “Nói với em” và thực hiện các thao tác chỉnh sửa, định dạng theo mẫu trong sgk – trang 121.
- Quan sát, nhận xét.
- Thự hiện theo phân công.
-Khởi động Word.
- Khởi động Unikey, chọn kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- Thực hành soạn thảo
- Lắng nghe
- Thực hiện soạn thảo bài thơ: “Nói với em”.
Nói với em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Theo Vũ Quần Phương)
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
- Nhắc lại một số thao tác học sinhcần lưu ý.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
-Ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ.
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_5556_bai_thuc_hanh_7_em_tap_trinh.doc