Giáo án Toán Lớp 6 - Bài: Tập hợp

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài: Tập hợp

-Nêu được 1 bộ sưu tập gồm các tem cùng một chủ đề (MT1)

-Nêu được một số ví dụ về tập hợp trong toán học và trong đời sống(MT2)

 

doc 5 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài: Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI-TẬP HỢP
 MÔN TOÁN 6- Thời gian thực hiện: 2 tiết
I.Yêu cầu cần đạt của chương trình.
– Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.
II.Mục tiêu.
1/Kiến thức: Tập hợp
2/Năng lực:
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học thành phần gắn với bài học
Năng lực toán học thành phần
-Nêu được 1 bộ sưu tập gồm các tem cùng một chủ đề (MT1) 
-Nêu được một số ví dụ về tập hợp trong toán học và trong đời sống(MT2)
Năng lực giao tiếp toán học
- Nhận biết được khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp(MT3)
- Nhận biết được khái niệm một phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp. Diễn đạt được kí hiệu “” và “” để thể hiện một phần tử có thuộc tập hợp đã cho hay không. (MT4)
- Nhận biết được cách cho một tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. (MT5)
Năng lực giao tiếp toán học 
Năng lực giải quyết vấn đề
- Vận dụng được cách viết tập hợp theo 2 cách: liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử, sử dụng được kí hiệu ,∉ (MT6)
- Vận dụng được kiến thức để giải bài toán thực tế (MT7)
 Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực mô hình hóa toán học
3/Phẩm chất.
- Cẩn thận, suy xét vấn đề để có kết luận chính xác. 
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
III.Thiết bị dạy học và học liệu.
1/Giáo viên:
- Lap top, SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Phiếu học tập: 
2/Học sinh:
Thiết bị học tập, SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập, kết quả trên phiếu học tập.
 IV.Tiến trình dạy học.
Nội dung-sản phẩm
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
Hoạt động khởi động(8’)
a) Mục tiêu: 
-Nêu được 1 bộ sưu tập gồm các tem cùng một chủ đề (MT1) 
- Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài.
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
Trình chiếu trên slide bài tập:
Hãy chọn ra một bộ sưu tập tem (bao gồm các con tem cùng một chủ đề) mà em thích ?
Sản phẩm:
Bộ sưu tập 1: Tem số (1);(2);(8) về Bác Hồ
Bộ sưu tập 2: Tem số (4);(7); về các loài hoa
Bộ sưu tập 3: Tem số (3);(5);(6) về danh lam thắng cảnh
-Yêu cầu HS đọc và làm.
+ Các tem trên gồm các chủ đề nào?Xác định các tem theo các chủ đề đã nêu.
GV quan sát HS thực hiện, hổ trợ HS khó khăn nếu có.
HS đọc và thực hiện cá nhân.
GV gọi một số HS trả lời
-HS báo cáo kết quả
-Nhận xét kết quả của HS so với sản phẩm
- Dẫn dắt HS vào bài học mới: “Mỗi bộ sưu tập tem(bao gồm các con tem cùng một chủ đề) là một tập hợp. Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tập hợp, kí hiệu, cách biểu diễn tập hợp ..” => Bài 1 : Tập hợp.
HS nghe 
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Một số ví dụ về tập hợp(6’)
a) Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về tập hợp trong toán học và trong đời sống(MT2)
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
1.Một số ví dụ về tập hợp
Nêu một số ví dụ về tập hợp trong đời sống và trong toán học?
Sản phẩm:
+ Tập hợp các học sinh của tổ 1 lớp 6A.
+ Tập hợp các số trên mặt đồng hồ.
- Từ hoạt động khởi động GV dẫn dắt và nêu ví dụ về tập hợp: 
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10; Tập hợp các học sinh lớp 6A2; Tập hợp các số trên mặt đồng hồ; tập hợp các con tem về Bác Hồ .
Nêu một số ví dụ về tập hợp trong đời sống và trong toán học?
-Quan sát , hổ trợ.
HS thực hiện 
GV gọi một số HS trả lời
HS báo cáo kết quả
-Nhận xét kết quả của HS so với sản phẩm
HS viết bài.
Hoạt động 2: Kí hiệu và cách viết một tập hợp.(8’)
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp(MT3)
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
2. Kí hiệu và cách viết một tập hợp.
Người ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho một tập hợp.
VD: Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta viết: A = { 0; 1; 2; 3; 4}
Các số 0;1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A.
* Lưu ý:
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi “;”.
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Luyện tập 1: 
Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10
Sản phẩm
A = {1; 3; 5; 7; 9}
- GV cho HS đọc khung kiến thức trọng tâm và ghi nhớ.
+ Để đặt tên cho 1 tập hợp ta làm thế nào?
- GV cho HS đọc và hoàn thành Ví dụ 1.
+ Nêu các phần tử của tập hợp M?
+ Nêu cách viết các phần tử trong tập hợp?
- GV yêu cầu HS làm Luyện tập 1 .
Quan sát và trợ giúp HS
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức và hoàn thành các yêu cầu
- HS: Lắng nghe, nêu ví dụ, phát biểu, ghi vở
- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại.
Lấy ví dụ 
HS viết bài.
Hoạt động 3: Phần tử thuộc tập hợp (12’)
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được khái niệm một phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp. Diễn đạt được kí hiệu “” và “” để thể hiện một phần tử có thuộc tập hợp đã cho hay không. (MT4)
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
3. Phần tử thuộc tập hợp
Hoạt động 1: 
Cho tập hợp B={2;3;5;7}. Số 2 và số 4 có là phần tử tập hợp B hay không?
Luyện tập 2:
?
Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu , thích hợp 
?
cho 
?
a) Tháng 2 H;
b) Tháng 4 H;
?
c) Tháng 12 H.
Sản phẩm
Hoạt động 1:
B = { 2; 3; 5; 7}
+ Số 2 là phần tử của tập hợp B. => Ta viết 2 B.
+ Số 4 không là phần tử của tập hợp B => Ta viết 4 B.
Luyện tập 2:
H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày => H = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}
Vậy:
a) Tháng 2 ∉ H;
b) Tháng 4 ∈ H;
c) Tháng 12 ∉ H.
- GV yêu cầu HS hoàn thành Hoạt động 1
+ Số 2 có là một phần tử của tập hợp B hay không?
+ Số 4 có là một phần tử của tập hợp B hay không?
- GV nhấn mạnh cho HS ghi nhớ cách dùng kí hiệu , .
- GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 2, ghi nhớ cách dùng các kí hiệu 
- GV yêu cầu HS làm Luyện tập 2
+ GV cho HS liệt kê các tháng dương lịch có 30 ngày, rồi sử dụng kí hiệu , để hoàn thành yêu cầu.
GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
- HS chú ý lắng nghe, hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu của GV và hoàn thành bài vào vở.
- HS giơ tay trình bày miệng.
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả của HS và chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Cách cho một tập hợp (15’)
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được cách cho một tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. (MT5)
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
4. Cách cho một tập hợp
Hoạt động 2:
Quan sát hình 2
Gọi A là tập hợp các số đó
a) Liệt kê các phần tử tập hợp A và viết tập hợp A.
b) Các phần tử tập hợp A có tính chất chung nào?
Luyện tập 3:
Cho C={x| x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3<x<18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
Luyện tập 4:
Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.
Sản phẩm:
Hoạt động 2:
a) Các phần tử của tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8.
Ta viết: A = { 0; 2; 4; 6; 8}
b) Các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. Ta có thể viết:
A = { x| x là số tự nhiên chẵn, x < 10}.
=> Có hai cách cho một tập hợp:
+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Luyện tập 3:
C = {7; 10; 13; 16}
Luyện tập 4:
Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.
Ta có D = {0; 2}
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 và thực hiện theo từng yêu cầu của Hoạt động 2:
+ Tập hợp A có những phần tử nào? Hãy viết tập hợp A.
+ Các phần tử của tập hợp A: 0;2;4;6;8 có tính chất chung nào?
- GV cho HS đọc Ví dụ 3, Ví dụ 4
+ Ở ví dụ 3: Hãy liệt kê các chữ cái xuất hiện trong từ “ ĐÔNG ĐÔ”? Viết tập hợp B gồm các chữ cái đa nêu(các chữ cái chỉ liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý)
+ Ở ví dụ 4: GV yêu cầu HS liệt kê các phân tử của tập hợp E? Sau đó điền kí hiệu thích hợp.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành Luyện tập 3, Luyện tập 4
- GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện các yêu cầu của GV và hoàn thành bài vào vở.
- HS giơ tay phát biểu trả lời miệng và trình bảng bài làm của mình
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả của HS và chốt kiến thức.
HS viết bài.
Hoạt động luyện tập(35’)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được cách viết tập hợp theo 2 cách: liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử, sử dụng được kí hiệu ,∉ (MT6)
b) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, kết quả bài làm đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân/nhóm
Bài tập 1/SGK trang 7
Sản phẩm:
Bài 1 :
a) A = { Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}
b) B = {N; H; A; T; R; G}
c) C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}
d) D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}
Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm
+ Tổ 1 làm câu a
+ Tổ 2 làm câu b
+ Tổ 3 làm câu c
+ Tổ 4 làm câu d
Quan sát và trợ giúp HS
-HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ giao
-Làm việc theo tổ giải bài toán 
Nhận xét việc thực hiện các nhóm, sửa sai cho hs. Chú ý học sinh cách trình bày bài giải.
Đại diện báo cáo kết quả
Bài tập 2/SGK trang 8
Sản phẩm:
Bài 2:
a) 11 ∈ A 
b) 12 ∉ A
c) 14 ∉ A
 d) 19 ∈ A
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn thành BT2.
- Theo dõi, hướng dẫn HS
- HS làm bài tập
- Làm việc cá nhân
- HS lên bảng trình bày
GV chữa bài, lưu ý cho HS những lỗi sai, tổng quát, nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm và gọi một HS nhắc lại
Hs lắng nghe và sửa bài tập vào vở
Bài tập 3a,b/SGK trang 8
Bài tập 4a,b/SGK trang 8
Sản phẩm:
Bài 3 :
a) A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}
b) B = {42; 44; 46; 48}
Bài 4:
a) A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16};
b) B = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, x < 35}
Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm
+ Tổ 1 làm câu 3a
+ Tổ 2 làm câu 3b
+ Tổ 3 làm câu 4a
+ Tổ 4 làm câu 4b
Quan sát và trợ giúp HS
-HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ giao
-Làm việc theo tổ giải bài toán 
Nhận xét việc thực hiện các nhóm, sửa sai cho hs. Chú ý học sinh cách trình bày bài giải.
Đại diện báo cáo kết quả
Hoạt động vận dụng(3’)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức để giải bài toán thực tế(MT7)
b) Sản phẩm: Kết quả bài làm đúng của HS
c) Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
Viết tập hợp A gồm các danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
Thực hiện ở nhà
Tổng kết(3’)
Mục tiêu: Tóm tắt lại nội dung bài học, hướng dẫn bài tập về nhà
- GV cho HS hình dung lại những nội dung, kiến thức đã học ở bài này thông qua các câu hỏi :
+ Đặt tên cho một tập hợp ta làm thế nào?
+ Khi viết các phần tử một tập hợp, ta phải chú ý những gì ?
+ Có mấy cách cho một tập hợp ?
BTVN bài 3cd+4cd/SGK - 8
-Nhắc lại nội dung
Viết vào vở công việc về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_bai_tap_hop.doc