Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề môn Toán Lớp 6 - Nguyễn Minh Trí

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề môn Toán Lớp 6 - Nguyễn Minh Trí

Yêu cầu cần đạt Mức độ biểu hiện NL toán học tương ứng

1. Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.

 - Không nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên. NL TD và LL toán học

 - Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.

2. Biểu diễn được số nguyên trên trục số.

 - Không xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn NL TD và LL toán học

 - Xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn nhưng không ghi đầy đủ thông tin về gốc tọa độ và chiều của trục số

 - Xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn, ghi đầy đủ các thông tin về gốc tọa độ và chiều của trục số

3. Nhận biết được số đối của một số nguyên.

 - Không nhận biết được số đối của một số nguyên.

 TD và LL toán học; NL sử dụng CC và PT học toán

 - Nhận biết được số đối của một số nguyên khi minh họa trên trục số (nhưng không nhận biết được khi cho bằng cách liệt kê các số nguyên cụ thể).

 - Nhận biết được số đối của một số nguyên khi cho bằng cách liệt kê các số nguyên cụ thể và khi minh họa trên trục số

4. Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước. - Không nhận biết được TD và LL toán học; NL sử dụng CC và PT học toán

 - Nhận biết được nhưng chỉ so sánh được khi hai số cho trước đã được biểu diễn trên trục số

 - Nhận biết được dù cho hai số bằng cách liệt kê hay biểu diễn trên trục số.

5. Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn. - Không nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm NL MHH toán học

 - Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số trường hợp đơn giản

 

doc 22 trang tuelam477 16981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề môn Toán Lớp 6 - Nguyễn Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MÔN TOÁN
Họ và tên GV : Nguyễn Minh Trí
Chức vụ/ môn học phụ trách: Môn Toán
Cơ sở giáo dục đang công tác: Trường THCS Đồng Lộc
PHẦN 1:
Ví dụ 1. 
Bước 1. Xác định được yêu cầu cần đạt của chủ đề
II
Chủ đề 2. SỐ NGUYÊN (24 tiết)
Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Nội dung dạy học
Thời lượng
Học liệu
Tập hợp các số nguyên
+ Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
(1) Số nguyên âm
(2) Tập hợp các số nguyên
3 tiết
SGK, Sách BT
+ Biểu diễn được số nguyên trên trục số. 
(3) Biểu diễn số nguyên trên trục số
+ Nhận biết được số đối của một số nguyên.
(4) Số đối
+ Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước. 
(5) Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn. 
(6) Bài toán thực tiễn liên quan
Bước 2. Phân tích và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt
Việc phân tích và mô tả các mức độ biểu hiện của YCCĐ có vai trò rất quan trọng trong kiểm tra, ĐG kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. GV có xác định rõ các mức độ biểu hiện thì mới lựa chọn được PP và công cụ ĐG, nhất là ĐG qua quan sát. Việc làm này giúp cho GV có thể ĐG được thời điểm hiện tại của HS đang ở mức độ nào để có biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ, lựa chọn cách giáo dục phù hợp.
Bảng mô tả mức độ biểu hiện của HS theo YCCĐ
chủ đề Tập hợp các số nguyên và năng lực toán học tương ứng
Yêu cầu cần đạt
Mức độ biểu hiện
NL toán học tương ứng
1. Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
- Không nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
NL TD và LL toán học
- Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.
2. Biểu diễn được số nguyên trên trục số. 
- Không xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn 
NL TD và LL toán học
- Xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn nhưng không ghi đầy đủ thông tin về gốc tọa độ và chiều của trục số
- Xác định đúng vị trí của số cần biểu diễn, ghi đầy đủ các thông tin về gốc tọa độ và chiều của trục số 
3. Nhận biết được số đối của một số nguyên.
- Không nhận biết được số đối của một số nguyên.
 TD và LL toán học; NL sử dụng CC và PT học toán
- Nhận biết được số đối của một số nguyên khi minh họa trên trục số (nhưng không nhận biết được khi cho bằng cách liệt kê các số nguyên cụ thể).
- Nhận biết được số đối của một số nguyên khi cho bằng cách liệt kê các số nguyên cụ thể và khi minh họa trên trục số 
4. Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. So sánh được hai số nguyên cho trước. 
- Không nhận biết được
TD và LL toán học; NL sử dụng CC và PT học toán
- Nhận biết được nhưng chỉ so sánh được khi hai số cho trước đã được biểu diễn trên trục số
- Nhận biết được dù cho hai số bằng cách liệt kê hay biểu diễn trên trục số.
5. Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn. 
- Không nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm
NL MHH toán học
- Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số trường hợp đơn giản 
Bước 3. Xác định phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề dạy học
Hoạt động dạy học
Mục tiêu hoạt động
Sản phẩm/minh chứng
Công cụ 
đánh giá
Phương pháp ĐG
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
Nhận biết số nguyên âm 
Câu trả lời của HS 
Câu hỏi mở/hoặc bảng hỏi theo kỹ thuật KWL
Vấn đáp/Viết
2. Hoạt động khám phá/nhận thức/hình thành kiến thức mới
Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của mục tiêu giáo dục
Hoạt động 2.1.
Tìm hiểu khái niệm số nguyên âm
(5 phút)
Nhận biết được khái niệm số nguyên âm 
- Phát biểu được định nghĩa số nguyên âm bằng mô tả (số có dấu - ở phía trước) 
Câu hỏi 
Vấn đáp/ Viết
Hoạt động 2.2
Củng cố khái niệm số nguyên âm
Nhận biết được khái niệm số nguyên âm 
Viết được và đọc được các số nguyên âm trong một số tình huống cho trước
Hoạt động 2.3.
Tìm hiểu khái niệm trục số
(5 phút)
Nhận biết được trục số 
- Nhận ra được trục số trong các hình vẽ cho trước
Câu hỏi 
Vấn đáp/Viết
Hoạt động 2.4. 
Củng cố khái niệm trục số
(5 phút)
Nhận biết được trục số 
- Biểu diễn đúng số nguyên trên trục số;
- Đọc đúng số nguyên được biểu diễn bởi một điểm cho trước trên trục số
Câu hỏi/ Bài tập
Vấn đáp/Viết 
Hoạt động 2.5. 
Tìm hiểu khái niệm tập hợp số nguyên
(5 phút)
Nhận biết được khái niệm tập hợp số nguyên 
- Nhận ra được tập hợp số nguyên trong một số tập hợp cho trước
Câu hỏi/Bài tập
Vấn đáp/Viết
Hoạt động 2.6. Củng cố khái niệm tập hợp số nguyên
(5 phút)
Nhận biết được khái niệm tập hợp số nguyên 
- Nhận ra được số nguyên trong tập hợp các số cho trước 
Câu hỏi/Bài tập
Hoạt động 2.7. 
Tìm hiểu khái niệm số đối
(5 phút)
Nhận biết được số đối của một số nguyên.
Nhận ra được số đối của một số nguyên trong tập hợp các số cho trước 
Câu hỏi/Bài tập
Hoạt động 2.8. 
Củng cố khái niệm số đối
(5 phút)
Nhận biết được số đối của một số nguyên.
 Nhận ra được số đối của một số nguyên trong tập hợp các số cho trước hoặc chỉ ra vị trí của số đối của một số đã cho trên trục số
Câu hỏi/Bài tập
Hoạt động 2.9.
Tìm hiểu thứ tự trong tập hợp các số nguyên
(5 phút)
Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. 
Sắp xếp được các số nguyên theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần)
Câu hỏi/Bài tập
Hoạt động 2.10
Củng cố so sánh hai số nguyên
(10 phút)
So sánh được hai số nguyên cho trước. 
Sắp xếp được các số nguyên theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần) 
Câu hỏi/Bài tập
3. Hoạt động luyện tập/ củng cố
Tổ chức cho HS luyện tập/củng cố và đánh giá xem HS đã đạt được mục tiêu hay chưa
Trả lời các câu hỏi vấn đáp/ trắc nghiệm/ tự luận
Bộ câu hỏi/ bài tập/ bảng hỏi theo kỹ thuật KWL
Quan sát/viết
4. Hoạt động vận dụng
Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng, của bài học để giải quyết bài toán thực tiễn
Vận dụng, kết nối được kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn liên quan đến bài học
Bài tập thực tiễn
Quan sát/ viết
Bước 4. Thiết kế công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và YCCĐ của chủ đề
1. Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động. Tìm hiểu số nguyên âm
Mục tiêu: Nhận biết được số nguyên âm 
Gợi ý công cụ đánh giá: 
VD1. Em hãy quan sát và đọc nhiệt độ ở một số nơi trên thế giới (mùa đông) (hình 1)?
VD2. Em hãy đọc số dư tài khoản (SD) của ngân hàng gửi cho bố bạn Hương qua tin nhắn điện thoại (hình 2)? 
VD3. Để đo độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên Trái đất, người ta lấy mực nước biển làm chuẩn, nghĩa là quy độ cao của mực nước biển là 0 (m). Quan sát hình 3 và đọc độ cao trung bình của đỉnh núi và của chân núi so với mức nước biển?
2. Thiết kế công cụ để đánh giá cho hoạt động khám phá/nhận thức/hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm số nguyên âm
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm số nguyên âm
Gợi ý công cụ đánh giá: 
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là số nguyên âm?
Hoạt động 2.2.Củng cố khái niệm số nguyên âm 
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm số nguyên âm
Gợi ý công cụ đánh giá: 
VD4. Em hãy quan sát bảng thông báo thời tiết ở hình 4 và viết nhiệt độ (đo theo độ C) buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, nửa đêm vào bảng dưới đây và cho biết những số nguyên âm trong bảng đó. 
Buổi sáng
Buổi chiều
Buổi tối
Nửa đêm
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu khái niệm trục số
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm trục số
Gợi ý công cụ đánh giá
VD5. Hãy biểu diễn các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6,... trên tia số.
Hãy vẽ tia đối của tia số. Trên tia vừa vẽ hãy ghi các số -1, -2, -3, -4, -5, -6, ... như trên hình.
Hoạt động 2.4. Củng cố khái niệm trục số
Mục tiêu: Nhận biết được trục số
Gợi ý công cụ đánh giá: 
Ví dụ 6. Các điểm A, B, C, D trên trục số ở hình 6 biểu diễn những số nào?
Hình 6
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu khái niệm tập hợp số nguyên
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm tập hợp số nguyên
Gợi ý công cụ đánh giá:
Ví dụ 7. Các bạn Nam, Lan, Hùng, Minh đọc nhiệt độ một số nơi trong chương trình dự báo thời tiết trên ti vi. 
Nam: “Nhiệt độ tại Hà Nội là dương mười lăm độ C”
Lan: “Nhiệt độ tại Sapa là âm ba độ C”
Hùng: “Nhiệt độ tại Đà Lạt là dương mười chín độ C”
Minh: “Nhiệt độ tại Lào Cai là không độ C”
Em hãy ghi lại các số đó.
Hoạt động 2.6. Củng cố khái niệm tập hợp số nguyên
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm tập hợp số nguyên
Gợi ý công cụ đánh giá:
Ví dụ 8. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống sau mỗi phát biểu :
a. -5 là một số nguyên ¨
b. 3 là một số nguyên dương ¨
c. -6 là một số nguyên ¨
d. -6 là một số nguyên dương ¨
e. 0 vừa là một số nguyên dương vừa là số nguyên âm ¨
Ví dụ 9. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống sau mỗi khẳng định:
a. ¨ 	b. ¨ 	c. ¨
 d. ¨ e. ¨ f. ¨
Hoạt động 2.7. Tìm hiểu khái niệm số đối (5 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được số đối của một số nguyên.
 Gợi ý công cụ đánh giá:
Ví dụ 10.
 a. Biểu diễn các số -1 và 1, -2 và 2, -3 và 3 trên cùng một trục số?
b. Các số -1 và 1 nằm bên nào của điểm 0? Các số đó cách điểm 0 bao nhiêu đoạn? 
Từ đó cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa chúng? Tương tự với cặp số: -2 và 2, -3 và 3. 
Nhận xét về dấu của hai số đối nhau?
 Số đối của 0 là số nào?
Tập hợp có bao nhiêu các cặp số đối nhau?
Hoạt động 2.8. Củng cố khái niệm số đối (5 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được số đối của một số nguyên.
Gợi ý công cụ đánh giá:
Ví dụ 10. Tìm số đối của: 2, 4, -5, -1
Hoạt động 2.9. Tìm hiểu thứ tự trong tập hợp các số nguyên (5 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên. 
GV tổ chức cho HS hoàn thiện cột K và W để thể hiện những điều đã biết và những điều muốn biết về thứ tự trong tập hợp các số nguyên.
Em đã biết gì về việc sử dụng trục số để biểu diễn các số nguyên và thứ tự trong tập các số nguyên ? 
Em muốn biết gì về việc sử dụng trục số để biểu diễn các số nguyên và thứ tự trong tập các số nguyên ? 
Em đã tìm hiểu được gì về việc sử dụng trục số để biểu diễn các số nguyên và thứ tự trong tập các số nguyên ? 
(K)
(W)
(L)
Hoạt động 2.10. Củng cố so sánh hai số nguyên (10 phút)
Ví dụ 11.
Xem trục số, từ đó điền các từ: bên phải, bên trái, lớn hơn, nhỏ hơn và các dấu: “>”, “<” vào chỗ trống dưới đây cho đúng:
a. Điểm -5 nằm điểm -3 nên đọc là: -5 -3 và viết là: -5 -3.
b. Điểm 2 nằm điểm -3 nên đọc là: 2 -3 và viết là: 2 -3.
c. Điểm -2 nằm điểm 0 nên đọc là: -2 0 và viết là: -2 0.
Ví dụ 12. So sánh:
a. -6 và 0 	b. -3 và -2 	 c. -4 và -3
d. 4 và -2 	 e. 0 và 3 f. -4 và 1
3. Thiết kế công cụ để đánh giá cho hoạt động củng cố/luyện tập
3. Hoạt động luyện tập/ củng cố
Mục tiêu: Tổ chức cho HS luyện tập/củng cố và đánh giá xem HS đã đạt được mục tiêu hay chưa
Gợi ý công cụ đánh giá: 
Ví dụ 13. Điền các từ lớn hơn, nhỏ hơn vào chỗ trống dưới đây cho đúng 
+ Mọi số nguyên âm ..... 0
+ Mọi số nguyên dương ..... 0
 + Mọi số nguyên âm ..... bất kỳ số nguyên dương nào.
Ví dụ 14. Điền vào chỗ dấu để được phát biểu đúng: 
	 là số đối của số 7.
	 . (m) biểu diễn độ sâu dưới mực nước biển 30 (m).
	 . đồng biểu diễn nợ 800 000 đồng.
Ví dụ 15. Trong các phát biểu sau:
	Lan: “Số 0 là số nguyên dương”.
	Minh: “Số 0 không là số nguyên dương cũng không là số nguyên âm”.
	Nam: “Số 0 là số nguyên âm”.
Bạn nào nói đúng?
Ví dụ 16. Ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình dưới đây:
4. Thiết kế công cụ để đánh giá cho hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Đánh giá khả năng vận dụng, kết nối được kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn liên quan đến bài học 
Gợi ý công cụ đánh giá:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài tập 1
Người ta còn dùng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên.Chẳng hạn, nhà toán học Py-ta-go sinh năm -570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.
a. Hãy viết số (nguyên âm) chỉ rõ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra vào năm 776 trước Công nguyên. 
b. Em hãy điền các số còn thiếu vào bảng bên. 
Sự kiện lịch sử
Cách ghi thông thường
Cách ghi
bằng số nguyên âm
Hồng Bàng
2879 TCN
An Dương Vương
258 TCN
Bài tập 2.
Em hãy đọc và viết độ cao của những địa điểm sau đây vào chỗ trống:
Tàu ngầm ở vị trí thấp hơn mực nước biển 20m, vậy độ cao của tàu ngầm là 
Rãnh Mariana (thuộc vùng biển Phi –lip –pin) ở dưới mực nước biển 10971m (sâu nhất thế giới). Độ sâu ước đoán của rãnh Mariana là 
Bài tập 3. Mẹ Lan bán hoa quả ở chợ, Lan giúp mẹ ghi sổ sách số tiền lãi, lỗ hàng tháng trong một tuần như sau:
Ngày
Tiền lãi, lỗ
Ghi chép
Thứ hai
Lãi 200 ngàn
Thứ ba
Lỗ 50 ngàn
Thứ tư
Lãi 180 ngàn
Thứ năm 
Lãi 90 ngàn
Thứ sáu
Lỗ 87 ngàn
Thứ bảy
Hòa vốn
Chủ nhật
Lãi 175 ngàn
Bài tập 4.
a. Điểm A cách điểm mốc M về phía Tây 3km, ta quy ước: “Điểm A được biểu thị là -3km”. Tìm số biểu thị các điểm B và C (hình 4.1).Giải thích câu trả lời.
b. Điểm A cách điểm mốc M về phía Bắc 3km, ta quy ước: “Điểm A được biểu thị là 3km”. Tìm số biểu thị các điểm B, D và E (hình 4.2).Giải thích câu trả lời.
(hình 4.1)
(hình 4.2)
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Bài tập 5.
a. Xếp các năm sinh của một số nhà toán học nêu trong bảng dưới đây theo thứ tự thời gian ra đời từ sớm nhất đến muộn nhất. 
Tên nhà toán học
Năm sinh
A
Lương Thế Vinh
1441 
B
Py-ta-go
570 TCN
C
Gau-xơ
1777
D
Ác –si –mét
287 TCN
E
Đề - các
1596
b. Ghi các điểm A, B, C, D, Evào trục số (cứ hai thế kỷ thì biểu diễn bởi một đoạn thẳng dài 2 cm trên trục số).
c. So sánh kết quả của câu a với vị trí các điểm biểu diễn trên trục số. 
GV giới thiệu về lịch sử ra đời của số nguyên âm.
Bài tập 6.
Khu thương mại gồm nhiều tầng, tầng an ninh của tòa nhà là tầng mặt đất và được quy ước là tầng 0. Sử dụng số nguyên để biểu thị số thứ tự các tầng của khu thương mại. Hỏi:
a. Tầng trung tâm thể thao là tầng thứ mấy của tòa thương mại?
b. Tầng tập Gym là tầng thứ mấy?
c. An làm việc trong một văn phòng chuyển phát bưu phẩm nằm ở tầng an ninh. An sử dụng thang máy để di chuyển lên xuống, bắt đầu An đi xuống 2 tầng để lấy bưu kiện, tiếp đó đi lên 5 tầng để phân phát chúng, rồi đi xuống 1 tầng để gặp nhân viên mới vào. Biểu diễn tình huống này bằng mô hình toán học. Lần cuối An ở tầng dịch vụ nào của khu thương mại? Giải thích cách giải quyết vấn đề bằng toán học. (câu hỏi mở rộng để chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo: Các phép toán trong tập hợp số nguyên)
PHẦN 2:
XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ: PHÉP CHIA ĐA THỨC (ĐẠI SỐ 8) 
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
I. Xác định mục tiêu của bài KT, yêu cầu cần đạt về nội dung, biểu hiện của thành tố năng lực Toán học, công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá
Mục tiêu của chủ đề
Công cụ đánh giá
Phương pháp đánh giá
Ghi chú
Yêu cầu cần đạt về nội dung
Biểu hiện của thành tố năng lực Toán học
Thành tố năng lực Toán học
 Thực hiện được chia đơn thức cho đơn thức
Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát và thể hiện kết quả của việc quan sát.
TD
Câu hỏi
(1, 2)
Kiểm tra viết
- Thực hiện được các thao tác tư duy
- Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề
TD, GQVĐ
Câu hỏi
(3)
Kiểm tra viết
Thực hiện được phép chia hết một đa thức cho đơn thức trong trường hợp đơn giản
Thực hiện được các thao tác tư duy
TD
Câu hỏi
(4, 5)
Kiểm tra viết
- Thực hiện được các thao tác tư duy.
 - Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để GQVĐ
TD, GQVĐ
Bài tập
(6)
Kiểm tra viết
- Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập
- Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để GQVĐ
MHH, GQVĐ
Bài tập
(7)
Kiểm tra viết
Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến
- Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để GQVĐ.
- Sử dụng được máy tính cầm tay hỗ trợ học tập.
GQVĐ, CC
Bài tập
(8)
Kiểm tra viết
Công cụ đánh giá được thể hiện qua đề kiểm tra sau đây:
Câu 1. Kết quả của phép chia x4 : x2 là:
A. 2	B. 2x2	C. x2	D. x
Câu 2. Kết quả của phép chia 15x6y2 : (5x3y) là:
A. 3xy	B. 3x3+y	C. x3y	D. x2y
Câu 3. Giá trị của biểu thức: M = 20x3y4z4 : 10x2y2z4 tại x =1 ; y = -1 ; z = 2020 là:
A. 0	B. 2	C. 1	D.20
Câu 4. Thương của phép chia (-12x4y + 4x3 – 8x2y2) :(-4x2) bằng:
A. -3x2y + x - 2 y2	B. 3x4y + x3 – 2x2y2	
C. -12x2y + 4x - 2y2	D. 3x2y - x + 2 y2
Câu 5. Kết quả của phép chia (15x2y3 – 10x3y3 + 5xy) :(5xy) là:
A. 3xy2 + 2x2y2 + 1	B. 3xy2 - 2x2y + 1
C. 3xy2 - 2x2y2 + 1	D. 3xy2 - 2x2y2 – 1
Câu 6. Thực hiện phép tính: (3xy2 + 4x2y – 5x3) : x 
Câu 7. Một nhà thầu xây dựng một hồ nước chứa nước cứu hỏa cho một chung cư như hình sau. Thể tích của hồ được biểu thị bằng biểu thức V = 3x3 – 6x2 + 30x. Tính theo x diện tích của hồ chứa nếu chiều cao h của hồ bằng 3x.
V = 3x3 – 6x2 + 30x
 h = 3x
Câu 8. Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức: M = 
khi x = ; y = (Bằng cách sử dụng máy tính cầm tay)
II. Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được.
Bằng chứng thu thập được là các bài viết của HS.
- Thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực được thể hiện qua bài làm của HS, bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS.
- Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập: đối chiếu bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.
- Xử lý thông tin trên các bài viết của HS thông qua phương pháp định lượng với thang ba mức độ:
– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống vấn đề quen thuộc trong học tập.
– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề có nội dung tương tự.
– Mức 3: Vận dụng những nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập và cuộc sống.
Câu 1. + Để trả lời câu hỏi 1 HS biết thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức. 
+ Câu hỏi 1 kiểm tra TD ở mức 1.
+ Đáp số: Phương án B .
+ Điểm số: 1.
Câu 2. + Để trả lời câu hỏi 2 HS biết thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức. 
+ Câu hỏi 2 kiểm tra TD ở mức 1.
+ Đáp số: Phương án A .
+ Điểm số: 1.
Câu 3. + Để trả lời câu hỏi 3 HS biết thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức, từ đó tính được giá trị của biểu thức.
+ Câu hỏi 3 kiểm tra TD ở mức 1 và GQVĐ ở mức độ 2.
+ Đáp số: Phương án B.
+ Điểm số: 1.
Câu 4. + Để trả lời câu hỏi 4 HS biết thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức. 
+ Câu hỏi 4 kiểm tra tư duy ở mức 1.
+ Đáp số: Phương án D .
+ Điểm số: 1.
Câu 5. + Để trả lời câu hỏi 5 HS biết thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức. 
+ Câu hỏi 5 kiểm tra TD ở mức 1.
+ Đáp số: Phương án C.
+ Điểm số: 1.
Câu 6. + Để trả lời câu hỏi 6 HS biết thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức. 
+ Câu hỏi 6 kiểm tra TD ở mức 1 à GQVĐ ở mức 3.
Bước 1
(3xy2 + 4x2y – 5x3) : x 
= 3xy2 : x + 4x2y : x – 5x3 : x 
Bước 2
= y2 + 6xy – x2
+ Điểm số: 2.
Câu 7. + Để trả lời câu hỏi 7 HS biết cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật, từ đó biết cách tính diện tích của hồ chứa nước khi biết thể tích và chiều cao của hồ ; biết thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức 
+ Câu hỏi 7 kiểm tra MHH ở mức 2 và GQVĐ ở mức 3.
Bước 1
 Gọi S là diện tích của hồ nước, ta có V = S.h
Bước 2
Suy ra S = V : h = (3x3 – 6x2 + 30x) : 3x
Bước 3
= 3x3: 3x – 6x2 : 3x + 30x : 3x
Bước 4
= x2 – 2x + 10.
 Vậy diện tích của hồ chứa nước là x2 – 2x + 10. 
+ Điểm số: 2.
Câu 8. + Để trả lời câu hỏi 8 HS biết rút gọn biểu thức bằng cách thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức, từ đó sử dụng máy tính cầm tay để tính được giá trị của biểu thức
+ Câu hỏi 8 kiểm tra CC ở mức 2 và GQVĐ ở mức 3.
Bước 1
 M = 
=
=
Bước 2
Tại x = ; y = giá trị của biểu thức M là
= = - 4,3458(3)
+ Điểm số: 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_ke_hoach_kiem_tra_danh_gia_trong_day_hoc_chu_de_mon.doc