Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VI) - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VI) - Năm học 2022-2023

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm.

+ HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 13 trang Mạnh Quân 26/06/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VI) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
Củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng về:
- Quy tắc bằng nhau của hai phân số; tính chất cơ bản của phân số 
- Quy đồng mẫu nhiểu phân số;
- Rút gọn phân số 
- So sánh phân số;
- Hỗn số dương; 
- Vận dụng phân số trong một số bài toán thực tiễn.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm. 
+ HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết viết phân số trong các bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: So sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá khi vận dụng tính chất cơ bản của phân số. Giúp học sinh xác định các bài toán vận dụng tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, quy đồng mẫu nhiều phân số, so sánh phân số, hỗn số dương. Hình thành năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết giải thích được đâu là phân số, phân số bằng nhau, quy đồng mẫu nhiều phân số, hỗn số dương dựa vào các kiến thức phân số đã học.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Biết sử dụng khái niệm phân số, phân số bằng nhau, quy đồng so sánh phân số, hỗn số dương để giải các bài toán thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS kiểm tra lại kiến thức cũ và hứng thú hơn trong tiết học.
b) Nội dung:
- HS chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi của GV liên quan đến các kiến thức đã học về mở rộng phân số, phân số bằng nhau và so sánh phân số, hỗn số dương. 
c) Sản phẩm:
- Nội dung các kiến thức đã học trong Bài 23, 24.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Yêu cầu HS nghiên cứu và nêu các kiến thức cơ bản trong bài 23 và hoàn thành vào bảng phụ.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Các nhóm HS tập trung nhiệm vụ được giao, hoàn thành yêu cầu vào bảng phụ.
* Báo cáo thảo luận 1
- GV mời 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
- Mời các nhóm HS khác nhận xét nội dung kiến thức của 2 nhóm trình bày trên bảng.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức bằng máy chiếu đã chuẩn bị nội dung kiến thức cơ bản của Bài 23.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau.
1.1. Phân số là số có dang với .
1.2. Hai phân số bằng nhau nếu .
1.3. Tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả từ vả mẩu của một phân so với cùng mốt số nguyên khác 0 thi ta được phân số bằng phân số đã cho với 
- Nếu chia cà tử và mẫu của một phân so cho cùng một ước chung của chúng thì ta được phân số bàng phân số đã cho với là ước chung của a và b
1.4. Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho cùng một ước chung khác 1 và của chúng. Nếu tử và mẫu của phân số không có ước chung nào khác 1 và thì phân số được gọi là phân số tối giản.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS trình bày kiến thức cơ bản đã học trong bài 24.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
* Báo cáo thảo luận 2
- HS trình bày kết quả bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ trống mà GV đã chuẩn bị sẵn trên máy chiếu.
- Các HS khác theo dõi lắng nghe và nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét chung và chốt lại kiến thức cơ bản của bài 24.
2. So sánh phân số. Hỗn số dương
2.1. Đề quy đồng mẫu hai hay nhiều phân số có mẫu dương, ta làm nhu sau:
- Tìm một bội chung (thường là bội chung nhỏ nhất) của các mẫu để làm mẫu chung.
- Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu. 
- Nhân tử và mẫu của mọi phân số với thừa số phụ tương ứng.
2.2. So sánh hai phân số
- Trong hai phân số có cùng một mẫu dương. phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử số với nhau: phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn
2.3. Với một phân số lớn hơn 1, ta có thể viết chúng thành tổng của một số tự nhiên và một phân số bé hơn 1 rồi ghép chúng lại với nhau. Cách viêt như vậy tạo thành hỗn số dương, chẳng hạn 
Hoạt động 2. Luyện tập (40 phút)
Hoạt động 2.1. Hai phân số bằng nhau. 
a) Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được kiến thức về hai phân số bằng nhau để gải một số dạng bài tập liên quan đến phân số bằng nhau hoặc dạng toán tìm .
b) Nội dung:
- HS vận dụng làm được các bài tập: Ví dụ 3, Bài 6.15, Bài 6.19 SGK/tr15, 
Bài 6.6 SBT/tr 6
c) Sản phẩm:
- HS làm được ví dụ 3 theo sự hướng dẫn của GV, lên bảng trình bày lời giải được Bài 6.9 SGK/tr15 và Bài 6.6 SBT/tr6.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Đưa ra VD 1 hướng dẫn HS cách làm
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Chú ý theo dõi và GV hướng dẫn, đưa ra được cách giải dưới sự hướng dẫn của GV
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV mời 1 HS lên bảng trình bày lời giải chi tiết. Các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét cho điểm và chốt lại cách giải
II. Luyện tập
1. Hai phân số bằng nhau
Ví dụ 3. SGK/tr15
Vì nên 
Suy ra .
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV giao nhiệm vụ Bài 6.16, Bài 6.19 SGK/tr15, Bài 6.6 SBT/tr 6. Yêu cầu HS thảo luận theo các nhóm trình bày lời giải.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS hoạt động theo nhóm để tìm ra cách gải hai bài tập trên dưới sự giám sát của GV
- Hướng dẫn HS làm Bài 6.6 SBT: Ta xét cặp phân số bằng nhau để tìm x, xét cặp phân số để tìm y.
* Báo cáo, thảo luận 2
- GV gọi 3 nhóm theo tinh thần xung phong lên bảng trình bày lời giải, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét cho điểm và chốt lại lời gải đúng. 
- Củng cố lại lý thuyết phân số bằng nhau.
Bài 6.16. SGK/tr15
a. Ta có :
Nên 
b. Ta có : 
Nên 
Bài 6.19. SGK/tr15
Ta có: 
Bài 6.6. SBT/tr 6
Ta có: 
+) 
+) 
* Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại phần lý thuyết cơ bản và các bài tập đã chữa.
- Ôn lại quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số.
- Làm các bài tập liên quan đến quy đồng mẫu nhiều phân số: Ví dụ 1 SGK/Tr13 ý a, Bài 6.14 SGK/Tr14, Bài 6.8 SGK/Tr12.
Tiết 2:
Hoạt động 2.2. Quy đồng mẫu các phân số (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về quy đồng mẫu nhiều phân số, so sánh phân số.
- HS biết vận dụng các kiến thức về quy đồng mẫu nhiều phân số vào việc giải một số bài tập cụ thể. Biết so sánh các phân số.
b) Nội dung:
- Làm các bài Ví dụ 1 SGK/Tr13 ý a, Bài 6.14 SGK/Tr14, Bài 6.8 SGK/Tr12
c) Sản phẩm:
- Giải chi tiết các bài Ví dụ 1 SGK/Tr13 ý a, Bài 6.14 SGK/Tr14, Bài 6.8 SGK/Tr12
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV gợi ý HS làm VD1 ý a thông qua các câu hỏi gợi mở
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi mở của GV để hoàn thành VD1 ý a
* Báo cáo, thảo luận 1
- Một HS lên bảng trình bày lời giải chi tiết, các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung hoàn thiện lời giải.
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét cho điểm HS thông qua kết quả HS thực hiện.
- Nhấn mạnh cho HS nắm chắc quy tắc tìm BCNN để tìm mẫu thức chung.
2. Quy đồng mẫu các phân số
Ví dụ 1 SGK/Tr13 ý a
a) 
Quy đồng mẫu các phân số và 
 nên ta có:
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV giao nhiệm vụ cho HS suy nghĩ làm các bài tập Bài 6.14 SGK/Tr14, Bài 6.8 SGK/Tr12
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS thực hiện nhiệm vụ độc lập theo yêu cầu của GV
- Hướng dẫn hỗ trợ bài 6.8, mẫu thức đã ở dạng tích của các thừa số nguyên tố.
* Báo cáo, thảo luận 2
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải bài 6.14 và 1 HS lên bảng trình bày lời giải bài 6.8
- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét, khẳng định kết quả đúng sai của HS.
- Đánh giá cho điểm mức độ hoàn thành của HS
Bài 6.14 SGK/Tr14
Ta có: 
Bài 6.8 SGK/Tr12
a) Ta có: 
b) 
Hoạt động 2.3. So sánh các phân số (20 phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết vận dụng các kiến thức về so sánh phân số việc giải một số bài tập cụ thể liên quan đến so sánh và sắp xếp phân số.
b) Nội dung:
- Vận dụng làm các bài tập Ví dụ 1 ý b, Ví dụ 2 SGK/Tr13, Bài 6.30 SGK/Tr14, Bài 6.9, 6.11 SGK/Tr12
c) Sản phẩm:
- Giải chi tiết được các bài Ví dụ 1 ý b, Ví dụ 2 SGK/Tr13, Bài 6.30 SGK/Tr14, Bài 6.9, 6.11 SGK/Tr12
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV hướng dẫn HS làm VD1 ý b và VD2 bằng những câu hỏi mở gợi ý.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS chú ý lắng nghe trả lời các câu hỏi của GV để tìm ra hướng giải các VD.
- Ở VD1 ý b, GV gợi ý HS để sắp xếp được các phân số ta cần phải dùng quy tắc để so sánh các phân số để từ đó xác định được phân số lớn hơn, bé hơn để sắp xếp.
- Ở VD2 để xem bố Mai khuyên đúng không thì ta cần so sánh giá tiền của mỗi loại bút ở dạng phân số.
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải chi tiết thông qua việc gợi ý của GV.
- HS còn lại theo dõi nhận xét bổ sung nếu cần thiết
* Kết luận, nhận định 1
- GV đưa ra nhận xét tính đúng sai của bài làm, đánh giá kết quả của học sinh và có hình thức khen thưởng phù hợp.
3. So sánh phân số
Ví dụ 1 ý b SGK/Tr13
b) Vì nên . Do đó 
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tư từ bé đến lớn là 
Ví dụ 2 SGK/Tr13
Giá tiền mỗi cái bút trong hộp 12 cái là: (nghin đồng) 
Giá tiền mỗi cái bút trong hộp 15 cái là: (nghin đồng).
Ta có: 
VI nên .
 Do đó, 
Vây bố Mai khuyên nên chọn mua hộp 15 cái bút vì rẻ hơn là chính xác.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp suy nghĩ và làm các bài tập: Bài 6.30 SGK/Tr14, Bài 6.9, 6.11 SGK/Tr12
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
- Hướng dẫn hỗ trợ Bài 6.9: Có thể giải theo nhiều cách, ý a có thể giải theo cách thông thường quy đồng cùng mẫu hoặc so sánh với số 0, ý b có thể quy đồng hoặc rút gọn trước khi quy đồng. Bài 6.11: Khi so sách 2 phân số dương có tử bé hơn mẫu cùng đơn vị thì tử phân số nào lớn hơn phân số đó sẽ lớn hơn.
* Báo cáo, thảo luận 2
- Gọi ba HS lên bảng trình bày lời giải chi tiết.
- HS còn lại chú ý và nhận xét bổ sung
* Kết luận, nhận định 2
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài làm của HS.
- Cho điểm hoặc phần thưởng đối với HS có cách giải tốt và sáng tạo
Bài 6.20 SGK/Tr14
Ta có 
Vì 
nên 
Bài 6.9 SGK/Tr12
a) Ta có: nên 
b) Ta có: 
Bài 6.11 SGK/Tr12
a) Ta có 
; 
Do nên hay 
b) Ta có 
; 
Do nên hay 
* Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lại các quy tác quy đồng mẫu nhiều phân số, so sánh các phân số.
- Xem lại các bài tập đã giải trong tiết học
- Xem lại kiến thức phần hỗn số dương.
- Làm các bài tập Bài 6.15, 6.17, 6.18 SGK/Tr14. Bài 6.10, 6.12, 6.13 SGK/Tr12. Bài 6.11, 6.12 SBT/Tr8
Tiết 3.
Hoạt động 2.4. Hỗn số dương (20 phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết vận dụng đổi từ phân số ra hỗn số và ngược lại.
b) Nội dung:
- Làm các bài tập 6.17, 6.18 SGK/Tr14, Bài 6.11, 6.12 SBT/Tr8
c) Sản phẩm:
- Trình bày lời giải các bài tập Bài 6.17, 6.18 SGK/Tr14, Bài 6.11, 6.12 SBT/Tr8
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Nêu quy tắc đổi phân số ra hỗn số?
- Yêu cầu HS đổi từ phân số ra hỗn số thông qua bài 6.17 SGK và bài 6.11 SBT
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đặt ra
- Suy nghĩ giải bài tập theo yêu cầu của GV giao
- GV hướng dẫn HS bài 6.17: Xét phân số ta xét phân số trước.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Hai HS lên bảng trình bày lời giải
- HS khác chú ý theo dõi lời giải của các bạn trên bảng để nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 1
- Nhận xét đánh giá kết quả bài làm của HS.
4. Hỗn số dương
4.1. Đổi phân số ra hỗn số
Bài 6.17 SGK/Tr14
Ta có :
 nên phân số này không đổi ra được hỗn số, nên không đổi được hỗn số
Bài 6.11 SBT/Tr8
a) 
b) 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Nêu quy tắc đổi hỗn số ra phân số?
- Yêu cầu HS đổi từ phân số ra hỗn số thông qua bài 6.18 SGK và bài 6.12 SBT
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đặt ra
- Suy nghĩ giải bài tập theo yêu cầu của GV giao
* Báo cáo, thảo luận 2
- Hai HS lên bảng trình bày lời giải
- HS khác chú ý theo dõi lời giải của các bạn trên bảng để nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định 2
- Nhận xét đánh giá kết quả bài làm của HS.
4.1. Đổi hỗn số ra phân số
Bài 6.18 SGK/Tr14
Ta có :
Bài 6.12 SBT/Tr8
a) 
b) 
Hoạt động 3. Vân dụng (25 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản của phân phân số, vận dụng được các kiến thức đã học về phân số để giải được một số bài toán thực tế gần gũi với cuộc sống hàng ngày 
- Giúp HS thấy được vai trò của môn toán trong cuộc sống hàng ngày, hứng thú hơn trong học tập và tìm tòi khám phá kiến thức toán học.
b) Nội dung:
- Sử dụng kiến thức cơ bản về phân số để làm các bài tập Bài 6.15 SGK/Tr14. Bài 6.10, 6.12, 6.13 SGK/Tr12.
c) Sản phẩm:
- Giải chi tiết các bài tập thực tế Bài 6.15 SGK/Tr14. Bài 6.10, 6.12, 6.13 SGK/Tr12.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài toán thực tế gần gũi với cuộc sống hàng ngày trong phần luyện tập chung và các bài học trước.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải các bài toán thực tế.
- GV giúp đỡ HS bằng các câu hỏi gợi mở giúp HS dễ dàng tiếp cận hơn để có hướng giải bài tập tốt nhất.
* Báo cáo, thảo luận 
- Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày lời giải chi tiết các bài 6.15, 6.10, 6.12 và 6.13 đều là các vài toán thực tế.
- HS còn lại các nhóm quan sát chỉnh sửa bổ sung lời giải cho hoàn chỉnh
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét tính đúng sai bài làm và nhận xét của HS.
- Chốt lại lời giải tối ưu và đánh giá kết quả làm bài của HS.
- Cho điểm HS đối với những lời giải tốt.
Bài 6.15 SGK/Tr14
Diện tích trồng rừng là : 14 600 000 - 10 300 000 = 4 300 000 ( hecta )
Diện tích trồng rừng chiếm số phần của tổng diện tích đất có rừng trên toàn quốc là :
 (phần)
Bài 6.10 SGK/Tr12.
Do và nên hay 
Vậy môn thể thao được các bạn học sinh lớp 6A yêu thích nhất là môn bóng bàn.
Bài 6.12 SGK/Tr12.
Do đó ; ; ; và nên hay 
Vậy các động vật có chiều dài từ lớn đến bé là: Dơi Kitti, Chuột chũi châu Âu , Sóc chuột phương Đông, Chuột túi có gai.
Bài 6.13 SGK/Tr12.
 Số táo mỗi anh em nhận được là :
 quả táo quả táo
Vậy mỗi anh em nhận được 3 quả và quả táo và quả táo.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại các nội dung bài học và bài tập đã làm trong các tiết học.
- Học thuộc các quy tắc phân số đã học.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK, làm thêm các bài tập trong SBT trang 9.
- Chuẩn bị trước để giờ sau học nội dung bài 25. Phép cộng và phép trừ phân số.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_luyen_tap_chung_chuong.docx