Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VIII) - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VIII) - Năm học 2022-2023

- Năng lực giao tiếp toán học: + HS phát biểu, nhận biết được và mô tả được bằng lời nói hoặc ký hiệu: Điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng, hai đường thẳng song song hay cắt nhau.

 + Nhận biết được điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm nằm cùng phía hay khác phía đối với một điểm

 + Đọc đúng được tên đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

 + Đo được độ dài các đoạn thẳng cho trước. tính được đoạn thẳng khi biết số đo của các đoạn thẳng còn lại có liên quan, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

 

docx 12 trang Mạnh Quân 26/06/2023 1983
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Luyện tập chung (Chương VIII) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo KHDH:
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
I. Mục tiêu WCD644
1. Về kiến thức: 
- Nắm vững được kiến thức về các quan hệ: điểm thuộc đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm cùng phía hoặc khác phía đối với một điểm, hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau
- Khắc sâu hơn các khái niệm: tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.
- Phát biểu được khái niệm độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng 
- Vận dụng đo được độ dài đoạn thẳng, tính được độ dài các đoạn thẳng, nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp toán học: + HS phát biểu, nhận biết được và mô tả được bằng lời nói hoặc ký hiệu: Điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng, hai đường thẳng song song hay cắt nhau.
 + Nhận biết được điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm nằm cùng phía hay khác phía đối với một điểm
 + Đọc đúng được tên đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
 + Đo được độ dài các đoạn thẳng cho trước. tính được đoạn thẳng khi biết số đo của các đoạn thẳng còn lại có liên quan, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ tìm hiểu vận dụng các điểm thẳng hàng và trung điểm đoạn thẳng.
b) Nội dung: Cho hình vẽ bên:
 1) Nêu cách vẽ trung điểm A của đoạn thẳng BC.
 2) Nêu cách vẽ điểm M sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AM. Em có nhận xét gì về độ dài các đoạn thẳng AB, BM và AC
c) Sản phẩm: Nêu được cách vẽ và vẽ đúng được hai điểm A và M, nêu được nhận xét về độ dài các đoạn thẳng
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thông qua kết quả học tập đã biết:
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS nêu cách vẽ điểm A, điểm M
- HS viết các bước cần thực hiện
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV chọn 2 HS hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả thực hiện trên bảng.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa cách làm. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: Hôm nay chúng ta vận dụng kiến thức đã học được về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng vào giải quyết các bài tập liên quan.
1) Cách vẽ trung điểm A: 
- Đo độ dài đoạn BC
- Đặt mép thước trùng với đoạn BC sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm A trùng với vị trí bằng nửa độ dài BC. Đánh dấu điểm đó là A. Khi đó A là trung điểm của BC
2) Cách vẽ điểm M
 - Kéo dài đường thẳng BC về phía B
 - Đo độ dài AB, Đặt thước trùng với đoạn AB sao cho vạch 0 trùng với điểm B, khi đó điểm M nằm ở cùng phía với điểm B và BM có độ dài bằng với AB.
Nhận xét: AB = BM = AC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập (38 phút)
* Hoạt động 3.1: Tìm hiểu ví dụ
a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết được yêu cầu bài toán như tìm các cặp điểm nằm cùng phía, khác phía với một điểm. chỉ ra được đoạn thẳng, tia , tính độ dài đoạn thẳng.
b) Nội dung: Làm bài tập ví dụ SGK trang 57.
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập ví dụ SGK trang 57.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- Học sinh nghiên cứu ví dụ trong SGK trang 57
- Nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
Ví dụ: 
Cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Gọi M, N lần lược là trung điểm của các đoạn thẳng AC, CB
 a) Những cặp điểm nào nằm cùng phía với điểm M?
 b) Điểm C nằm giữa những cặp gồm hai điểm nào?
 c) Hãy vẽ hình và cho biết C là mút chung của những đoạn thẳng nào?
 d) Tìm tia đối của tia CN
 e) Cho Tính độ dài NB
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
- Hướng dẫn, Phần c dùng phấn mà tô các đoạn thẳng, phần d có thể phải gợi ý giúp HS chậm hơn giải quyết tìm kết quả
* Báo cáo, thảo luận : 
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định : 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học:
1. Ví dụ
a) Những cặp điểm nằm cùng phía với điểm M là: B và C; B và N; C và N
b) Điểm C nằm giữa hai điểm của các cặp điểm : A và B, A và N, M và N, M và B
c) Dùng phấn mau tô các đoạn thẳng
C là mút chung của những đoạn thẳng: CN, CB, CM và CA
d) Tia đối của tia CN là tia CM ( hay CA).
e) 
- Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AC nên: (cm)
Theo hình vẽ, ta có: 
 , suy ra:
Vì N là trung điểm của đoạn thẳng CB nên: 
* Hoạt động 3.2: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết được yêu cầu bài toán như chỉ ra được đường thẳng, đoạn thẳng, tia, biết vẽ đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau, tính độ dài đoạn thẳng.
b) Nội dung: Làm bài tập từ 8.19 đến 8.21 SGK trang 57.
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập từ 8.19 đến 8.21 SGK trang 57.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 2:
- Học sinh nghiên cứu bài tập 8.19 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.19
Cho bốn điểm phân biệt A,B,C và D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.
a) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đường thẳng đó.
b) Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại? Đó là những tia nào?
c) Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm.
- Hướng dẫn: Khi kể tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia nên kể theo một qui luật để không bị lặp lại yếu tố đã kể, có thể phải gợi ý giúp HS chậm hơn giải quyết tìm kết quả
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi nhóm cử một HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học:
2. Bài tập 8.19
a) Có 6 đường thẳng:
AB, AC, AD, BC, BD, CD
b) Có 12 tia: AB, AC, AD, BA, BC, BD, CA, CB, CD, DA, DB, DC
c) Có 6 đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC,BD, CD
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Học sinh nghiên cứu bài tập 8.20 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.20
Cho ba điểm A,B,C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A, B và C
a) Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho? 
b) Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng? Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
- Hướng dẫn: Khi kể tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia nên kể theo một qui luật để không bị lặp lại yếu tố đã kể, có thể phải gợi ý giúp HS chậm hơn giải quyết tìm kết quả
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
3. Bài tập 8.20
a) Có 8 đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho: AB, AD, AE, BD, BE, CD, CE, DE
 b) Nếu đường thẳng DE cắt d tại một điểm thì đó là điểm G cần tìm
Nếu Đường thẳng DE song song với đường thẳng d thì không tìm được điểm G thỏa mẵn yêu cầu bài toán
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- Học sinh nghiên cứu bài tập 8.21 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.21
Cho điểm M nằm trên tia Om sao cho . Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng bằng 7 cm
a) Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN
b) Gọi K là trung điểm của đoạn thẳng MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK?
c) Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhóm.
- Hướng dẫn: Khi thực hiện tính độ dài các đoạn thẳng căn cứ vào hình vẽ để đưa ra phép tính cho thích hợp với yêu cầu bài toán
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi nhóm cử một HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
3. Bài tập 8.21
Hình vẽ
 a) OM và ON là hai tia đối nhau nên O nằm giữa M và N ta có:
 b) K là trung điểm của MN nên:
Theo hình vẽ ta có: 
c) Theo hình vẽ điểm K thuộc tia ON
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: khái niệm điểm thuộc đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm cùng phía hoặc khác phía đối với một điểm, hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau
- Khắc sau hơn các khái niệm: tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.
- Phát biểu được khái niệm độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng 
TIẾT 2 . 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ tìm hiểu vận dụng các điểm thẳng hàng 
b) Nội dung: Cho bốn điểm A,B,C,D trong đó có ba điểm A,B,C thẳng hàng. Hãy vẽ các đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đó? Ta vẽ được bao nhiêu đường như vậy?
c) Sản phẩm: Nêu được cách vẽ và vẽ đúng các đường thẳng theo yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thông qua kết quả học tập đã biết:
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS nêu cách vẽ các đường thẳng
- HS viết các bước cần thực hiện
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV chọn 2 HS hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất lên trình bày kết quả thực hiện trên bảng.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa cách làm. 
- GV đặt vấn đề vào bài mới: Hôm nay chúng ta vận dụng kiến thức đã học được về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng vào giải quyết các bài tập liên quan.
1) Cách vẽ các đường thẳng: 
- Đặt mép thước trùng với hai trong bốn điểm rồi vẽ các đường thẳng theo cạnh của thước
- Ta vẽ được bốn đường thẳng vì qua ba điểm A,B,C thẳng hàng ta chỉ vẽ được một đường thẳng
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập (32 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết được yêu cầu bài toán như chỉ ra được đường thẳng, đoạn thẳng, tia, đường thẳng cắt nhau, chỉ ra ba điểm thẳng hàng,tính độ dài đoạn thẳng thông qua bài tập có trung điểm đoạn thẳng.
b) Nội dung: Làm bài tập từ 8.22 đến 8.24 SGK trang 57, 8.38 SBT trang 51
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập từ 8.22 đến 8.24 SGK trang 57, 8.38 SBT trang 51
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
- Học sinh nghiên cứu bài tập 8.22 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.22
Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho Gọi M là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn OM
* HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
- Hướng dẫn, Khi thực hiện tính độ dài các đoạn thẳng căn cứ vào hình vẽ để đưa ra phép tính cho thích hợp với yêu cầu bài toán
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
1. Bài tập 8.22
Hình vẽ
 Vì : nên
Vì M là trung điểm của AB nên
Căn cứ vào hình vẽ ta có
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Học sinh nghiên cứubài tập 8.23 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.23
Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
- Hướng dẫn, căn cứ vào hình vẽ để đưa ra kết quả bài toán
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
2. Bài tập 8.23
Hình vẽ
Căn cứ vào hình vẽ ta có các bộ ba điểm thẳng hàng
A, B,C ; A,B,N ;
 A,C,N ; B,C,N
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
- Học sinh nghiên cứubài tập 8.24 trong SGK trang 57
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.24
Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đếu đi qua 3 trong 7 điểm đó
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm.
- Hướng dẫn, căn cứ vào hình vẽ để đưa ra kết quả bài toán
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi nhóm cử một HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
3. Bài tập 8.24
Hình vẽ
Căn cứ vào hình vẽ ta có 7 điểm
Kẻ được 6 đường thẳng đi qua 3 trong 7 điểm là : AB,AC,BC,AD,BE,CF
* GV giao nhiệm vụ học tập 4: 
- Học sinh nghiên cứubài tập 8.38 trong SBT trang 51
- Vẽ hình và nghiên cứu hình vẽ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
Bài tập 8.38
Nhà Hương cách trường học 2200m. Hằng ngày trên đường đến trường. Hương phải đi qua một siêu thị, sau đó đến một cửa hàng bánh kẹo nằm cách trường khoảng 500 m
Hỏi quãng đường từ siêu thị đến cửa hàng bánh kẹo dài bao nhiêu mét? Biết rằng siêu thị nằm chính giữa nhà Hương và trường học
* HS thực hiện nhiệm vụ 4:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm.
- Hướng dẫn, căn cứ vào hình vẽ để đưa ra kết quả bài toán
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lần lượt mỗi HS lên bảng viết thực hiện một yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
4. Bài tập 8.38- SBT
Hình vẽ
Căn cứ vào hình vẽ và bài toán ta có: 
+ Vì siêu thị nằm chính giữa nhà Hương và trường học nên khoảng cách từ siêu thị đến trường học là: 
+ Vì của hàng bánh kẹo nằm giữa siêu thị và trường học nên nên khoảng cách từ siêu thị đến cửa hàng bánh kẹo là: 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về trung điểm đoạn thẳng và ba điểm thẳng hàng để giải quyết bài toán dựa trên thực tế sau.
b) Nội dung: 
- HS giải quyết bài tập sau
Trên đoạn đường từ đường quốc lộ đến cổng trường THCS dài 34m. Nhà trường giao cho lớp 6A trồng một hàng cây với yêu cầu sau. Để lại hai đầu mỗi khoảng 2m thì trồng cây đầu tiên, sau cứ 5m trồng một cây
Lớp trưởng lớp 6A cùng các bạn lập kế hoạch các bước để trồng được các cây thẳng hàng theo yêu cầu ( Cây và dụng cụ do nhà trường cung cấp)
Đoạn đường trên trồng được bao nhiêu cây theo quy cách như vậy?
Coi đoạn đường cần trồng cây là đoạn thẳng AB, cây ở vị trí thứ mấy là trung điểm của đoạn thẳng
- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời là lập được kế hoạch hoàn chỉnh theo các bước chi tiết để trồng được hàng cây, chính xác về mặt toán học.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học theo nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
8 Giao nhiệm vụ 5: 
Lớp trưởng lớp 6A cùng các bạn lập kế hoạch theo các bước
* HS thực hiện nhiệm vụ 5:
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo nhóm.
* Báo cáo, thảo luận :
- GV yêu cầu lớp trưởng tập hợp kết quả của bài và báo cáo trước lớp.
- Cả lớp quan sát và nhận xét, bổ sung.
a) Bước 1: Đo mỗi đầu đoạn đường 2m
- Lấy dấu vị trí 2 cây ở hai đầu đoạn đường
- Kéo căng một sợi dây qua 2 vị trí là 2 cây vừa chọn
- Dùng thước đo cứ 5m thì đặt vị trí một cây tiếp theo ( vị trí các cây nằm trên đường thẳng là sợi dây vừa căng đi qua 2 vị trí đã chọn)
b) Đoạn đường trên trồng được 7 cây theo quy cách như vậy
c) Coi đoạn đường cần trồng cây là đoạn thẳng AB, cây ở vị trí thứ 4 là trung điểm của đoạn thẳng
* Kết luận, nhận định :
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát lại các kiến thức đã học
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ.
8 Giao nhiệm vụ 2 : Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc: khái niệm điểm thuộc đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai điểm cùng phía hoặc khác phía đối với một điểm, hai đường thẳng song song hoặc cắt nhau
- Nắm vững hơn các khái niệm: tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.
- Phát biểu được khái niệm độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng 
- Làm các bài tập còn lại trong SBT: phần còn lại 8.36;8.37;8.39;8.40 SBT trang 51.
- Bài tập: Có 10 cây hãy trồng làm sao đơực mười hàng mỗi hàng có 3 cây.
HD
- Chuẩn bị giờ sau: các em hãy xem và chuẩn bị thêm dụng cụ là thước đo góc để học bài về góc, SGK trang 58.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_luyen_tap_chung_chuong.docx