Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu - Nguyễn Thị Thủy

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học ( Phần khởi động), Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo ( Ví dụ 1/SGK và phần vận dụng - mở rộng).

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết một số cách thu thập, phân loại số liệu; Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.

+ Năng lực mô hình hóa toán học: Xử lí số liệu từ các bài toán thực tế.

+ Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Làm bài tập phần khỏi động, phần Vận dụng - Mở rộng.

 

docx 15 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY ( GIÁO ÁN)
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT–GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của BGDĐT)
Trường PTDTBT THCS 2 xã Thiện Tân
Tổ Khoa học tự nhiên
Họ và tên giáo viên
Nguyễn Thị Thủy
TÊN BÀI DẠY: BÀI 38. DỮ LIỆU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Môn: Toán, lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.
-. Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học ( Phần khởi động), Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo ( Ví dụ 1/SGK và phần vận dụng - mở rộng).
- Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết một số cách thu thập, phân loại số liệu; Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.
+ Năng lực mô hình hóa toán học: Xử lí số liệu từ các bài toán thực tế.
+ Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Làm bài tập phần khỏi động, phần Vận dụng - Mở rộng.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học.
- Chăm chỉ: Ham học hỏi, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, giáo án, máy vi tính, tivi hoặc máy chiếu, mạng internet.
2. Học sinh: SGK, MTCT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC E-LEARNING
1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề: Thống kê(7’)
a) Mục tiêu: HS nhận ra các vấn đề thực tế sử dụng thống kê qua các biểu đồ số liệu. Phát triển cho HS năng lực tự chủ và tự học, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật động não, tia chớp. Hoạt động cá nhân.
b) Nội dung: Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi, bài tập, vận dụng kiến thức thực tế vào việc tìm ra đáp án. Tích hợp giới thiệu 1 số địa danh nổi tiếng; Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021,Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT.
c) Sản phẩm: Kết quả các câu hỏi trắc nghiệm, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Đề mục
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
Trò chơi: Du lịch bốn phương
- GV chiếu các bức tranh của các nước khác nhau, mối bức tranh chứa 1 câu hỏi về các vấn đề thực tế sử dụng thống kê, yêu cầu HS lựa chọn đáp án hoặc trả lời từ kiến thức thực tế của bản thân.
- Nội dung các câu hỏi
Câu thứ nhất
Câu thứ hai
Câu thứ 3
Câu thứ tư
- HS xem, tương tác với bài E-Learning.
- HS trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
- GV đặt vấn đề vào bài
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 2.1 
Tìm hiểu về dữ liệu thống kê (10’)
Đề mục
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
I. Dữ liệu thống kê
a) Mục tiêu: HS nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản. Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề Toán học; tư duy và lập luận toán học. Phát triển phẩm chất: Trung thực.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, nêu và giải quyết vấn đề, động não.
b) Nội dung: Khai thác bảng dữ liệu về thông tin dự báo thời tiết, các VD và bài tập để HS nhận biết được thông tin là số, thông tin không phải là số từ đó nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu.
c) Sản phẩm
- VD1/SGK/76: 
- Luyện tập 1/SGK/76
Lời giải
a) Dãy dữ liệu về số học sinh các lớp 6 trong trường là dãy số liệu.
b) Về số học sinh các lớp 6 trong trường, dữ liệu không hợp lí là có 1 lớp có 87 học sinh.
Về dãy dữ liệu tên các món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình, rượu vang không phải là tên một món ăn.
Tranh luận: Đồng ý với ba Tròn và bạn Vuông
d) Tổ chức thực hiện
- Tổ chức khai thác bảng dữ liệu về thông tin dự báo thời tiết
- Giới thiệu với HS: Dữ liệu là số và dữ liệu không phải là số
- Nghiên cứu thêm các VD để HS nhận biết tính hợp lí của dữ liệu
- HS xem, tương tác với bài E-Learning.
- HS trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 2.2.
Thực hiện được việc thu thập dữ liệu thống kê theo tiêu chí cho trước (15’)
Đề mục
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
II. Thu thập dữ liệu thống kê
a) Mục tiêu: Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước. Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề Toán học, mô hình hóa toán học; tư duy và lập luận toán học. Phát triển phẩm chất: Trung thực.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, nêu và giải quyết vấn đề, động não.
b) Nội dung: Tìm hiểu các cách thu thập dữ liệu, thực hiện việc thu thập dữ liệu theo tiêu chí cho trước qua các ví dụ và bài tập. Tích hợp liên môn môn Ngữ Văn ( VD 2), 
c) Sản phẩm: Cách thu thập, phân loại dữ liệu: Quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi, thu thập từ sách, báo, mạng in ternet, từ 1 đoạn vă bản, từ 1 bảng cho trước, .
d) Tổ chức thực hiện
- Tổ chức cho HS nhận biết cách thu thập dữ liệu từ hoạt động 3, hoạt động 4, hoạt động 5/SGK/77 ( Sách Kết nối tri thức với cuộc sống).
Tổ chức cho HS tiến hành thu thập dữ liệu từ 1 bảng cho trước
- GV chốt lại kết quả bài tập
- HS xem, tương tác với bài E-Learning.
- HS trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS thu thập, phân loại dữ liệu
Hoạt động 3. Luyện tập (7’)
Đề mục
Nội dung hoạt động
Hoạt động của học sinh
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Hs biết cách vận dụng thu thập số liệu thống kê vào một số trường hợp thực tế. Phát triển cho HS năng lực mô hình hóa toán học, (bài tập 9.3 và 9.4/SGK/80), bài tập về chiều cao trung bình của người Việt Nam, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ( phần tranh luận).
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
b) Nội dung: Vận dụng các tính hợp lí của dữ liệu; cách thu thập, kiểm đếm các đối tượng thống kê vào bài tập thực tế 9.3, 9.4/SGK/79 và phần tranh luận.
c) Sản phẩm:
- Bài 9.3/SGK/79: Tổng số HS trong bảng dữ liệu là 36, trong khi lớp chỉ có 35 học sinh.
- Bài 9.4/SGK/79: Dữ liệu không hợp lí: Paris và Đà Nẵng, vì Paris ở Châu âu, Đà Nẵng không phải là thủ đô nước ta.
- Bài tập về chiều cau trung bình của người Việt Nam: Ý kiến của bạn Kiên là sai.
- Tranh luận: Nên thực hiện theo ý kiến của bạn Tròn để có được kết quả chính xác, khách quan hơn.
d) Tổ chức thực hiện
- Tổ chức cho HS làm bài 9.3; 9.4, phần tranh luận
GV chốt lại kiến thức
- HS xem, tương tác với bài E-Learning.
- HS trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 4. Củng cố - Mở rộng - Hướng dẫn về nhà (6’)
Nội dung hoạt động
Hoạt động của HS 
 a) Mục tiêu: Hs biết cách vận dụng thu thập số liệu thống kê vào một số trường hợp thực tế. Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
b) Nội dung: Vận dụng các cách thu thập, kiểm đếm các đối tượng thống kê vào thực tế, thống kê tên các loài chim đẹp nhất trong video ( tích hợp liên môn kiến thức Sinh học, địa lí); thống kê ngày, tháng sinh của các bạn trong lớp.
c) Sản phẩm: 
- Tên các loài chim được nhắc đến trong video: Chim Công, Chim bói cá, Chim Manakin, Bee-Eater (chim Trảu), Chim Thiên đường, Sếu vương miện, Chim Quetzal, Victorian Crowned.
d) Tổ chức thực hiện
- GV mở video về những loài chim đẹp nhất trên toàn thế giới.
Yêu cầu HS vận dụng về nhà thu thập số liệu:.
- Hướng dẫn HS về nhà
- HS xem, nghe
- HS nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nguyen_thi_thuy_bai_38_du_lieu_va_thu_tha.docx