Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 5: Phân số - Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 5: Phân số - Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm vững khái niệm PS có tử và mẫu là số nguyên.

- Biết thế nào là 2 PS bằng nhau.

- Biết biểu diễn (viết) số nguyên ở dạng phân số.

2. Năng lực

Năng lực Biểu hiện cụ thể

Năng lực toán học

Tư duy và lập luận toán học - Thực hiện các thao tác, phân tích, so sánh, tổng hợp để hình thành khái niệm PS có tử và mẫu là số nguyên, định nghĩa 2 PS bằng nhau.

- Biết biểu diễn (viết) số nguyên ở dạng phân số.

- Biết dùng phân số để biểu thị thương của phép chia số nguyên cho số nguyên.

- Nhận biết và giải thích được hai phân số bằng nhau.

Giải quyết vấn đề toán học

Mô hình hóa toán học - Biết dùng phân số để biểu thị số phần như nhau trong tình huống thực tiễn đơn giản.

Giao tiếp toán học - Đọc, nghe hiểu, ghi chép và sử dụng các thuật ngữ về phân số, tử số, mẫu số để trình bày bài.

- Đọc, hiểu ý nghĩa của các kí hiệu , ≠, =, Z.

Sử dụng công cụ, phương tiện toán học - Sử dụng MTCT để phục vụ kiểm tra 2 PS bằng nhau.

Năng lực chung

Tự chủ và tự học - Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Giao tiếp và hợp tác - Tự tin, trình bày bài sinh động.

- Tích cực hoạt động nhóm.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo - Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

docx 4 trang huongdt93 04/06/2022 2611
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 5: Phân số - Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
CHƯƠNG 5: PHÂN SỐ
TIẾT 35 - BÀI 1. PHÂN SỐ VỚI TỬ SỐ VÀ MẪU SỐ LÀ SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm vững khái niệm PS có tử và mẫu là số nguyên.
- Biết thế nào là 2 PS bằng nhau. 
- Biết biểu diễn (viết) số nguyên ở dạng phân số.
2. Năng lực 
Năng lực
Biểu hiện cụ thể
Năng lực toán học
Tư duy và lập luận toán học
- Thực hiện các thao tác, phân tích, so sánh, tổng hợp để hình thành khái niệm PS có tử và mẫu là số nguyên, định nghĩa 2 PS bằng nhau.
- Biết biểu diễn (viết) số nguyên ở dạng phân số.
- Biết dùng phân số để biểu thị thương của phép chia số nguyên cho số nguyên.
- Nhận biết và giải thích được hai phân số bằng nhau.
Giải quyết vấn đề toán học
Mô hình hóa toán học
- Biết dùng phân số để biểu thị số phần như nhau trong tình huống thực tiễn đơn giản.
Giao tiếp toán học
- Đọc, nghe hiểu, ghi chép và sử dụng các thuật ngữ về phân số, tử số, mẫu số để trình bày bài.
- Đọc, hiểu ý nghĩa của các kí hiệu ∈, ≠, =, Z.
Sử dụng công cụ, phương tiện toán học
- Sử dụng MTCT để phục vụ kiểm tra 2 PS bằng nhau.
Năng lực chung
Tự chủ và tự học
- Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác
- Tự tin, trình bày bài sinh động.
- Tích cực hoạt động nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có trách nhiệm, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt nhệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu. 
2. Đối với học sinh: vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu cả lớp đọc tình huống trong sgk/7 và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
a) Dùng số nguyên biểu diễn các trường hợp sau:
+ Bạn thứ nhất: Năm đầu tiên lỗ 20 triệu đồng
+ Bạn thứ hai: Năm thứ hai không lỗ cũng không lãi
+ Bạn thứ ba: Năm thứ ba lãi 17 triệu đồng
b) Nếu chia đều số tiền đó cho 3 người thì mỗi năm mỗi người thu được bao nhiêu triệu đồng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó giới thiệu “-203 ; 173 đều là PS, còn số 0 có viết được dưới dạng PS không?” vào bài học mới.
c) Sản phẩm:
HĐKP1: a) Số tiền chỉ kết quả kinh doanh của công ty:
. Năm đầu tiên: - 20 triệu đồng
. Năm thứ hai: 0 triệu đồng
. Năm thứ ba: 17 triệu đồng
b) Số tiền mỗi người thu được trong năm đầu tiên là:
. Năm đầu tiên: -203 triệu đồng
. Năm thứ hai: 0 triệu đồng
. Năm thứ ba: 173 triệu đồng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mở rộng khái niệm phân số.
a) Mục tiêu: 
- Nắm vững khái niệm PS có tử và mẫu là số nguyên.
- Biết dùng phân số để biểu thị thương của phép chia số nguyên cho số nguyên.
- Biết đọc, viết PS, xác định được tử và mẫu của PS.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Từ HĐKP1, GV giới thiệu -203 ; 173 đều là PS.
- GV yêu cầu HS nhận xét tử và mẫu của -203 ; 173
- GV cho HS phát biểu tổng quát, mô tả về phân số với tử số là số nguyên, cách đọc phân số.
- Gv chú y cho HS phân số đã được dùng để ghi thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên và tương tự vậy ở lớp 6 này, ta coi phân số như là thương của phép chia số nguyên cho số nguyên
- GV nêu Ví dụ 2 
- GV yêu cầu hs làm thực hành 1. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
c) Sản phẩm:
1. Mở rộng khái niệm phân số:
* Tổng quát: 
ab gọi là PS khi a, b ∈ Z, b ≠ 0.
Với a là tử, b là mẫu.
Thực hành 1 
173: Trừ mười một phần năm, tử số: -11, mẫu số: 5
-38 : Trừ ba phần tám, tử số: -3, mẫu số: 8.
* Chú ý: a : b = ab (a, b ∈ Z, b ≠ 0).
VD: -3 : 8 = -38
Hoạt động 2: Phân số bằng nhau.
a) Mục tiêu: Nhận biết và giải thích được hai phân số bằng nhau.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV để HS quan sát hình vẽ và phát biểu.
- GV chốt lại bằng mô tả (không dùng thuật ngữ định nghĩa mà chỉ nêu mô tả tổng quát bằng nhau và mô tả điều kiện bằng nhau)
- Thực hành 2: Gv giới thiệu ví dụ để minh họa mô tả và sau đó làm Thực hành 2 để củng cố ban đầu về khái niệm phân số bằng nhau
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
c) Sản phẩm:
2. Phân số bằng nhau:
a) Hình b minh họa cho sự bằng nhau của hai phân số 410 và 25
b) 4.5 = 10.2 
* Tổng quát: ab = cd nếu a . d = b . c
Thực hành 2 
a) -158 = 16-30 , vì -8.-30 = 15.16
b) 715 ≠ 9-16 vì 7.(-16) ≠ 15. 9
Hoạt động 3: Biểu diễn số nguyên ở dạng phân số.
a) Mục tiêu: HS biết cách biểu diễn số nguyên ở dạng phân số.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV viết ví dụ và phân tích. Yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự
- GV tổ chức HĐKP 3, sau đó giới thiệu thuật ngữ.
- GV hỏi vậy số 0 có thể biểu diễn ở djng PS không?
- Thực hành 3: GV yêu cầu HS làm để củng cố ban đầu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
c) Sản phẩm:
3. Biểu diễn số nguyên ở dạng phân số:
Ví dụ: Thương của phép chia -8 cho 1 là -8 và cũng viết thành phân số -81 .
* Tổng quát: n = n1 với n ∈ Z.
Thực hành 3 
-231 , -571 , 2371
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành các BT sau: 
+ BT1: Viết phân số biểu thị phần tô màu trong các hình vẽ sau:
+ Bài 2, 5, 4 sgk/9.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân + nhóm đôi.
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- BT1, 2: GV mời HS đứng tại chỗ trả lời.
- BT4, 5: GV mời 3 HS lên bảng sửa bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt lại đáp án. 
c) Sản phẩm:
BT1: 58 ; 818 hay 49; 815 
BT2: 13-3 Mười ba phần trừ ba
 -256 Trừ hai mươi lăm phần sáu
 05 Không phần năm
 -525 Trừ năm mươi hai phần năm
BT4: -1216 = 6-8 vì:( -12) . (-8) = 16 . 6
BT5: a. 21 	b. -51	c. 01
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG
a) Mục đích: 
- Vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng vào giải BT, tự rèn luyện ở nhà.
b) Nội dung + d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành BT3 sgk/9 và BT8 sbt/9 sau trên bảng nhóm.
- GV giao nhiệm vụ về nhà: 
+ Nắm vững các kiến thức về PS, PS bằng nhau.
+ Hoàn thành các BT vào vở.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân + nhóm.
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành bài vào vở.
- Các nhóm gắn bảng phụ lên, GV mời HS nhận xét, bổ sung.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt lại đáp án. 
c) Sản phẩm:
BT3 sgk: 
- Lượng nước máy bơm thứ nhất bơm được trong 1 giờ là 13 lượng nước mà bể chứa được.
- Lượng nước máy bơm thứ hai bơm được 
trong 1 giờ là -15 lượng nước mà bể chứa được.
BT8 sbt: 
Số đo nhiệt độ trung bình trong ngày 
là -28 (0C)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_5_phan_so.docx