Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quyết Tiến

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quyết Tiến

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) 9 1. Kiến thức

- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).

- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đổng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật,. được nhân hoá; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liến với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn,.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học vể cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

- Nhận biết được các kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn.

- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong VB.

- Nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đầu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu đề hiểu đặc điểm nhân vật.

- Nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đóng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người);.

- Hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương

- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó; tích cực hoá vốn từ (đặt cầu với các từ cho trước).

- Nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn.

- Bước đầu nhận biết được sự khác nhau về thể loại của VB truyện và VB thơ.

2. Năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB.

3. Phẩm chất

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tổn; trách nhiệm với bạn bè và biết trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt;

- Hiểu và có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt; góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

 

docx 28 trang Hà Thu 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn môn học Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quyết Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTDT BT THCS QUYẾT TIẾN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 6
(Năm học 2021- 2022)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: 4 ; Số học sinh: 157 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 0
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 02 ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học: 02 ; Trên đại học:.............
	 Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 01; Khá: 01; Đạt:...............; Chưa đạt:........
3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thực hành
Ghi chú
1
Máy chiếu
4
Các bài học 1 đến 10
2
Máy tính
2
Các bài học 1 đến 10
3
Bảng phụ/Giấy A0, A4 
12
Các bài học 1 đến 10
4
Phấn màu/ Bút dạ màu
20
Các bài học 1 đến 10
5
Tranh ảnh về chân dung tác giả Tô Hoài; Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri; và tranh trang bìa tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên; Nếu cậu muốn một người bạn ”
02
Bài 1
6
Tranh ảnh về chân dung tác giả Xuân Quỳnh; Ra-bin-đơ -ra-nát Ta-go Tạ Duy Anh; và tranh trang bìa tác phẩm “Chuỵện cổ tích về loài người; Mây và sóng; Bức tranh của em gái tôi”
02
Bài 2
7
Tranh ảnh về chân dung tác giả An-đéc-xen; Mai Văn Phấn; và tranh trang bìa tác phẩm “Cô bé bán diêm”, “Con chào mào”
02
Bài 3
8
Tranh ảnh về chân dung tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ; Thép Mới; và tranh trang bìa tác phẩm “Chuyện cổ nước mình”” Cây tre Việt Nam”
02
Bài 4
9
Tranh ảnh về chân dung tác giả Nguyễn Tuân; Hà Vi; Nguyên Hồng; và tranh trang bìa tác phẩm Cô Tô; Hang Én
02
Bài 5
10
Tranh ảnh về chân dung Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Thạch Sanh
2
Bài 6, 7
11
Tranh ảnh về chân dung tác giả Lạc Thanh; Giong-mi Mun; Giăng-giắc Xăng-pê và tranh trang bìa tác phẩm Xem người ta kìa; Hai loại khác biệt; 
2
Bài 8
12
Tranh ảnh về chân dung tác giả Hồ Thanh Trang; Ngọc Phú; Ra-xun Gam-da-tốp) và tranh trang bìa tác phẩm Trái Đất-cái nôi của sự sống; Các loài chung sống với nhau như thế nào?; Trái đất
Bài 9
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
Phòng thư viện
01
Đọc tài liệu văn học, sách tham khảo
2
Phòng tin
01
Tra cứu thông tin có liên quan đến môn học
II. Kế hoạch dạy học
1. Phân phối chương trình
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
HỌC KÌ I
Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN (16 tiết)
1
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
9
1. Kiến thức
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đổng thoại: nhân vật thường là loài vật, đồ vật,... được nhân hoá; tác giả dùng “tiếng chim lời thú” để nói chuyện con người; cốt truyện vừa gắn liến với sinh hoạt của các loài vật, vừa phản ánh cuộc sống con người; ngôn ngữ miêu tả sinh động, hấp dẫn,...
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Dế Mèn; rút ra bài học vể cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn.
- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong VB.
- Nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đầu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu đề hiểu đặc điểm nhân vật.
- Nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đóng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người);...
- Hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương
- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó; tích cực hoá vốn từ (đặt cầu với các từ cho trước).
- Nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn...
- Bước đầu nhận biết được sự khác nhau về thể loại của VB truyện và VB thơ.
2. Năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tổn; trách nhiệm với bạn bè và biết trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt; 
- Hiểu và có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt; góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
2
Thực hành Tiếng Việt
3
Nếu bạn muốn có một người bạn (trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri)
4
Thực hành Tiếng Việt
5
Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
6
VIẾT
Hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
5
1. Kiến thức
- Biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm. SHS yêu cầu dạy học viết theo tiến trình. Viết là một quá trình “thám hiểm” và khám phá bằng ngôn ngữ của người học, là hành trình tìm kiếm các ý tưởng, cách diễn đạt ý tưởng và gạn lọc để đi đến sản phẩm cuối cùng.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Bài học không áp đặt đề bài cụ thể, tạo cơ hội cho HS được viết dựa trên tiến trình với những trải nghiệm cá nhân.
- Chỉnh sửa bài viết theo các yêu cẩu đối với bài văn chia sẻ một trải nghiệm và bảng hướng dẫn chỉnh sửa bài viết trong SHS.
2. Năng lực
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước.
- Nhận ra ưu điểm và nhược điểm của bài viết, từ đó biết sửa bài.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực học tập, chuẩn bị bài ở nhà làm bài tập đầy đủ trên lớp
- Có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong khi viết bài.
7
Thực hành viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
8
Trả bài viết về một trải nghiệm của em
9
NÓI VÀ NGHE
Kể lại một trải nghiệm của em
2
1. Kiến thức
- HS nói được về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
- HS biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của hoạt động này.
2. Năng lực
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực học tập, chuẩn bị bài ở nhà làm bài tập đầy đủ trên lớp
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Bài 2. GÕ CỬA TRÁI TIM (12 tiết)
10
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)
8
1. Kiến thức
- Nhận biết và bước đẩu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vẩn của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tổ tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.
- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: tình cảm, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình.
- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ.
- Nhận biết và phân tích được vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ.
- Nhận diện, phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.
- Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
- Nhận diện được đặc điểm nhất quán của tác phẩm: bài thơ là lời yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, là tình mẫu tử thiêng liêng thấm đượm trong từng yếu tố hình thức: sự lặp lại có biến đổi trong cấu trúc của bài thơ, giọng điệu tâm tình trò chuyện, các biện pháp tu từ.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể.
- Ôn tập, củng cố kiến thức vế biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích.
- Củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học bài Tôi và các bạn.
- Cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình.
2. Năng lực
- Nhận biết và bước đẩu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ.
3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống; vị tha trước lỗi lầm của người khác
11
Thực hành Tiếng Việt
12
Mây và Sóng (Ra-bin-đơ-ra-nat Ta-go)
13
Thực hành Tiếng Việt
14
Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
15
VIẾT
Hướng dẫn viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
3
1. Kiến thức
- Viết được đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, đảm bảo bố cục và số lượng câu đúng quy định.
- Đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện được cảm xúc chung vế bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
- Chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc vế một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Năng lực
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
- Có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong khi viết bài.
16
Thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
17
Trả bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
18
NÓI VÀ NGHE
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
1
1. Kiến thức
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
- Với tư cách là người nói, HS biết cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hối từ phía người nghe.
- Với tư cách là người nghe, HS biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.
2. Năng lực: Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống
3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu gia đình
Bài 3. YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ (12 tiết) + ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết)
19
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Cô bé bán diêm (Han-Cri-xti-an An-đéc-xen)
8
1. Kiến thức
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ,... của nhân vật cô bé bán diêm. Từ đó, hình dung được đặc điểm của nhân vật và hiểu nội dung của truyện.
- Phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; bước đầu nhận biết thái độ của người kể chuyện được thể hiện qua lời kể, qua cách miêu tả.
- Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của những người đi đường với cô bé bán diêm; từ đó tránh được sự thờ ơ, vô cảm - nhất là với những thân phận người cần sự quan tâm, chia sẻ
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Nhận biết được cụm danh từ.
- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ.
- Xác định được người kể chuyện ngôi thứ ba; nắm được cốt truyện; nhận biết và phân tích được một số chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ,... của nhân vật Sơn. Từ đó hiểu đặc điểm nhân vật và nội dung của truyện.
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật: cô bé bán diêm và bé Hiên.
- Biết nhận xét, đánh giá hành động của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn; nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
- Nhận biết được cụm động từ.
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm động từ và cụm tính từ.
- Mở rộng chủ đề của bài học: Yêu thương, chia sẻ không chỉ là tình cảm đẹp đẽ, quý giá giữa con người với con người mà còn là tình yêu, sự trân trọng, ý thức bảo vệ thiên nhiên,... của con người.
- Hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2).
2. Năng lực
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB.
- Nêu được bài học vế cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra.
- Nhận biết được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và hiểu được tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của cầu.
3. Phẩm chất: Nhân ái, yêu thương, biết đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh
20
Thực hành Tiếng Việt
21
Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
22
Thực hành Tiếng Việt
23
Con chào mào (Mai Văn Phấn)
24
VIẾT
Hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
3
1. Kiến thức
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
- Tiếp tục rèn luyện và phát triển lỡ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).
- Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm:
+ Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
+ Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
+ Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí.
+ Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.
+ Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.
- Chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ một trải nghiệm và bảng hướng dẫn chỉnh sửa bài viết trong SHS.
- Làm việc theo nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau.
- Chỉnh sửa bài cho nhau bằng câu hỏi gợi ý trong SHS
2. Năng lực: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất 
- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân
- Có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong khi viết bài.
25
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
26
Trả bài viết kể lại một trải nghiệm của em
27
NÓI VÀ NGHE
Kể về một trải nghiệm của em
1
1. Kiến thức: Tiếp tục rèn luyện, phát triển kĩ năng nói và nghe về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân (tiếp nổi bài Tôi và các bạn).
2. Năng lực: Biết nói về một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trân trọng những trải nghiệm, những giá trị cuộc sống
28
Đọc mở rộng
1
1. Kiến thức
- Trình bày, trao đổi kết quả đọc mở rộng ngay tại lớp. HS biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kĩ năng được học trong bài 1. Tôi và các bạn, bài 2. Gõ cửa trái tim, và bài 3. Yêu thương và chia sẻ để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB vừa học.
- Nêu được nội dung cơ bản của VB đọc; trình bày được một số yếu tố của truyện (cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, lời người kể chuyện, lời nhân vật), phân tích được một số đặc điểm của nhân vật; nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Năng lực: Biết tìm đọc những văn bản cùng chủ đề.
3. Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước con người; trách nhiệm với bản thân.
Bài 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU (12 tiết)
29
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Chùm ca dao về quê hương, đất nước
7
1. Kiến thức
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vẩn, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vẩn, nhịp của mỗi bài.
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Nhận biết được từ đống âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng hoán dụ.
- Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt, HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ.
- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre. Dưới ngòi bút của tác giả, cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,...
- HS nhận biết được biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.
- HS hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
2. Năng lực
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa.
- Nhận biết được hoán dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng hoán dụ.
3. Phẩm chất: Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
30
Thực hành Tiếng Việt
31
Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)
32
Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
33
Thực hành Tiếng Việt
34
VIẾT
Hướng dẫn tập làm một bài thơ lục bát - viết bài thơ ở nhà
4
1. Kiến thức
- Lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát.
- Viết được đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Trình bày được ý kiến vế một vấn đế trong đời sống.
2. Năng lực
- Bước đẩu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát.
- Trình bày được ý kiến vế một vấn đế trong đời sống
- Chỉnh sửa bài viết theo các gợi ý trong SHS và nhận xét của GV được ghi trong bài.
- Nhận xét, đánh giá về ưu điểm cũng như nhược điểm
3. Phẩm chất 	
- Tự hào và yêu quý thể thơ dân tộc, từ đó làm sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.
- Làm thế giới tình cảm thêm sâu sắc.
35
Hướng dẫn viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
36
Thực hành viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
37
Trả bài viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
38
NÓI VÀ NGHE
Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con 
người với quê hương
1
1. Kiến thức: Tình cảm của con người với quê hương đất nước.
2. Năng lực: HS biết trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.
3. Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Bài 5. NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ (12 tiết ) + ĐỌC MỞ RỘNG (1 tiết)
39
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Cô Tô (Trích - Nguyễn Tuân)
8
1. Kiến thức
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong đoạn trích Cô Tô. HS nhận ra cách kể theo trình tự thời gian của đoạn trích (từ ngày thứ tư đến ngày thứ năm, thứ sáu trên đảo; miêu tả Cô Tô trong trận bão và sau bão); xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”; nhận biết được các biện pháp tu từ, các chi tiết miêu tả đặc sắc.
- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. vẻ đẹp đặc biệt của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt; vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, lối miêu tả và xây dựng hình ảnh,...
- Nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh
- Biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của bài kí Hang Én.
- Nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hoà đồng với tự nhiên của con người.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...
- Nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn.
- Nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
- Nhận biết được tình yêu, niềm tự hào vế quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh
2. Năng lực
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí;
- Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt);
3. Phẩm chất Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
40
Thực hành Tiếng Việt
41
Hang Én (Hà My)
42
Thực hành Tiếng Việt
43
Cửu Long Giang ta ơi (Trích – Nguyên Hồng)
44
VIẾT
Hướng dẫn tả cảnh sinh hoạt 
3
1. Kiến thức 
- Biết chọn một cảnh sinh hoạt để viết bài văn miêu tả theo đúng các bước.
- Khơi gợi óc quan sát, khả năng sáng tạo và nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống.
2. Năng lực 
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.
- Có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm, bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong khi viết bài.
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, con người.
- Chăm chỉ: Tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
- Trung thực: đánh giá khách quan, công bằng.
- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân và mọi người xung quanh
45
Thực hành viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
46
Trả bài viết tả cảnh sinh hoạt 
47
NÓI VÀ NGHE
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em 
sống hoặc từng đến 
1
1. Kiến thức
- Kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.
- Biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hổi tích cực
2. Năng lực
- Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Nói được về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài kể lại một trải nghiệm
3. Phẩm chất: Nhân ái, trân trọng kỉ niệm và yêu cuộc sống.
48
Đọc mở rộng
1
1. Kiến thức: Chia sẻ với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kĩ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học.
2. Năng lực: Nêu được nội dung cơ bản của VB đọc; trình bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
49
ÔN TẬP HỌC KÌ I
1
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về các thể loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì I.
2. Năng lực: Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
- Trách nhiệm với bản thân, với môn học.
HỌC KÌ II
Bài 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (13 tiết)
50
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Thánh Gióng
8
1. Kiến thức
- Xác định được chủ đề của truyện.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thê loại của truyền thuyết: tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo,..
- Biết nhận xét, đánh giá về một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ, nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ.
- Luyện tập về từ ghép và từ láy, biết phân biệt hai loại từ này.
- Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh, biết sử dụng trong khi nói, viết.
- Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt có yếu tố giả (kẻ, người) nhằm phát triển vốn từ Hán Việt.
- Nhận biết được những đặc điềm cơ bản của thể loại truyền thuyết trong VB truyện: các sự kiện thường được kết nối với nhau bởi một chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả; nhân vật có nhiều đặc điểm kì lạ, có thể có dấu vết của nhân vật thần trong thần thoại; lời kể có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo; nội dung của truyện cũng có thể hướng đến việc lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết, mùa,...
- Biết vận dụng tình huống giả định: Nếu là một nhân vật trong truyện thì sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
- Nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy và biết sử dụng dấu chấm phẩy trong việc viết câu và đoạn văn.
- Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt có yếu tố thuỷ (nước) nhằm phát triển vốn từ Hán Việt; nhận biết được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng xuất hiện trong VB đọc hiểu.
- Củng cố kiến thức vế biện pháp tu từ điệp ngữ qua việc tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ cũng như chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ này.
- Nhận biết được VB thuyết minh thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
- Nhận biết được cách triển khai VB thông tin theo trật tự thời gian.
- Nhận biết được văn bản thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai VB theo trật tự thời gian.
2. Năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của VB.
- Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp).
3. Phẩm chất: Tự hào về lịch sử và truyến thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đổng.
51
Thực hành Tiếng Việt
52
Sơn Tinh, Thủy Tinh
53
Thực hành Tiếng Việt
54
Ai ơi mồng 9 tháng 4
55
VIẾT
Hướng dẫn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 
4
1. Kiến thức
- Hiểu được chức năng của kiểu VB thuyết minh thuật lại một sự kiện trong đời sống cũng như đặc điểm cơ bản của nó.
- Bước đầu biết viết VB thông tin thuật lại một sự kiện.
- Viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) đã từng tham gia, từng được chứng kiến hoặc được đọc, xem, nghe qua sách báo, truyền hình, truyền thanh. 
- Viết bài văn thuyết minh theo ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều) 
- Viết dựa trên tiến trình hướng đến trải nghiệm cá nhân người học, có kết nối nhất định với các truyền thuyết hoặc với không gian văn hoá dân gian.
- Chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá).
2. Năng lực: Bước đầu biết viết văn bản thông tin thuật lại một sự kiện
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực học tập, chuẩn bị bài ở nhà làm bài tập đầy đủ trên lớp
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
56
Thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 
57
Trả bài thuyết minh thuật lại một sự kiện 
58
NÓI VÀ NGHE
Kể lại một truyền thuyết
1
1. Kiến thức
- Chọn được truyền thuyết cần kể (nếu không phải đã được chỉ định).
- Kể lại truyền thuyết một cách đầy đủ, chính xác, hấp dẫn.
- Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói là người nắm rõ câu chuyện, tường thuật theo lối kể chuyện thông thường (kể lại cho người khác nghe một câu chuyện mà mình biết bằng ngôi thứ ba); người nghe tiếp nhận và có phản hối tích cực, xây dựng.
2. Năng lực: Kể được một truyền thuyết.
3. Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập
Bài 7. THẾ GIỚI CỔ TÍCH (13 tiết)
59
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Thạch Sanh
8
1. Kiến thứ

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_cua_to_chuyen_mon_mon_hoc_ngu_van_lop_6_nam.docx