Kiểm tra đánh giá Giữa học kì 1 - Chủ đề: Em với nhà trường, khám phá bản thân

Kiểm tra đánh giá Giữa học kì 1 - Chủ đề: Em với nhà trường, khám phá bản thân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS nhận thức được những việc nên làm để thiết lập được những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và giữ gìn tình bạn, tình thầy trò. Phát hiện và nêu được sở thích, khả năng của bản thân, tự tin với sở thích, khả năng của mình.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực riêng: Năng lực hợp tác của HS, khả năng thích ứng của HS với môi trường giáo dục, tư duy, năng lực đánh giá và nhận xét.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, trung thực, chăm chỉ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Đối với giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu đánh giá, hệ thống câu hỏi.

2. Đối với học sinh:

- Chuẩn bị nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

- Chuẩn bị hình ảnh hoặc video minh họa ( nếu có).

III. Hình thức, phương pháp đánh giá kiểm tra:

1. Hình thức:

- Kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua hai phần trả lời câu hỏi và xử lí tình huống.

2. Phương pháp:

- Đánh giá qua sản phẩm của học sinh. (Trả lời và thuyết trình trực tiếp của các nhóm, khuyến khích có thêm hình ảnh, video minh hoạ phù hợp với nội dung).

3. Thời gian: 45 phút. (Mỗi nhóm được trả lời và xử lí tình huống tối đa 5 phút)

IV. Nội dung kiểm tra:

 - Nội dung 1: Em hãy kể tên một số sở thích, khả năng cuả bản thân. Những sở thích, khả năng đó giúp gì trong cuộc sống và học tập của em?

 - Nội dung 2: Sau khi xem xong video tình huống (mối quan hệ với bạn, thầy cô và giữ gìn tình bạn, tình thầy trò). Em sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?

 

doc 4 trang Hà Thu 28/05/2022 2200
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra đánh giá Giữa học kì 1 - Chủ đề: Em với nhà trường, khám phá bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
CHỦ ĐỀ: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG, KHÁM PHÁ BẢN THÂN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
HS nhận thức được những việc nên làm để thiết lập được những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và giữ gìn tình bạn, tình thầy trò. Phát hiện và nêu được sở thích, khả năng của bản thân, tự tin với sở thích, khả năng của mình.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực riêng: Năng lực hợp tác của HS, khả năng thích ứng của HS với môi trường giáo dục, tư duy, năng lực đánh giá và nhận xét. 
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Đối với giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu đánh giá, hệ thống câu hỏi.
2. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Chuẩn bị hình ảnh hoặc video minh họa ( nếu có).
III. Hình thức, phương pháp đánh giá kiểm tra:
1. Hình thức:
- Kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua hai phần trả lời câu hỏi và xử lí tình huống.
2. Phương pháp: 
- Đánh giá qua sản phẩm của học sinh. (Trả lời và thuyết trình trực tiếp của các nhóm, khuyến khích có thêm hình ảnh, video minh hoạ phù hợp với nội dung).
3. Thời gian: 45 phút. (Mỗi nhóm được trả lời và xử lí tình huống tối đa 5 phút)
IV. Nội dung kiểm tra:
	- Nội dung 1: Em hãy kể tên một số sở thích, khả năng cuả bản thân. Những sở thích, khả năng đó giúp gì trong cuộc sống và học tập của em?
	- Nội dung 2: Sau khi xem xong video tình huống (mối quan hệ với bạn, thầy cô và giữ gìn tình bạn, tình thầy trò). Em sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?
V. Hướng dẫn đánh giá kiểm tra:
Nội dung đánh giá
Đánh giá
Kết quả
1. Ý tưởng xây dựng sản phẩm
- Có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sắp xếp trật tự, khoa học và lôgic
- Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc, chưa khoa học và logic.
Đạt
Chưa đạt
2. Nội dung sản phẩm báo cáo
- Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục.
- Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có tính giáo dục, chưa thuyết phục.
Đạt
Chưa đạt
3. Tài liệu
- Đầy đủ, phù hợp, đa dạng, xử lí thông tin tốt.
- Chưa đầy đủ, thiếu sự đa dạng và xử lí kém
Đạt
Chưa đạt
4. Hình thức trình bày báo cáo.
- Thuyết trình trực tiếp của các nhóm phù hợp với nội dung. Trình bày lưu loát, giọng nói dễ nghe, có tính thuyết phục
- Thuyết trình trực tiếp của các nhóm chưa phù hợp với nội dung. Trình bày chưa lưu loát, chưa có tính thuyết phục.
Đạt
Chưa đạt
5. Thời gian báo cáo
- Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần trong bài trình bày.
- Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài trình bày. 
Đạt
Chưa đạt
6. Nhận xét, góp ý và trả lời phản biện các nhóm
- Có nhận xét góp ý, đánh giá hoạt động của các nhóm khác một cách tích cực, chủ động, đúng nội dung trọng tâm.
 - Không đưa ra được những ý kiến phản biện, nhận xét của nhóm mình đối với các nhóm khác.
Đạt
Chưa đạt
* Phụ lục 1: 
a. Tình huống 1: Bạn A đang ăn bánh ở ghế đá, bỗng tiếng trống đánh giờ vào lớp, bạn A vội vàng chạy vào lớp và vứt rác ra giữa sân trường. 
Gợi ý đáp án: Em sẽ nhặt rác cho vào thùng rác, sau đó em sẽ tới gặp riêng bạn để nói cho bạn biết về việc làm của bạn như vậy là không nên, bạn nên chú ý lần sau. Mỗi bản thân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn khuôn viên nhà trường xanh sạch đẹp.
b. Tình huống 2: Hai bạn trong lớp mất đoàn kết, nếu em là bạn thân của 2 bạn thì em sẽ xử lí như thế nào?
Gợi ý đáp án: Em sẽ hỏi rõ nguyên nhân vì sao hai bạn lại mất đoàn kết. Chỉ rõ cho các bạn những việc đúng và sai của cả hai bạn. Từ đó giúp 2 bạn tháo gỡ được những khúc mắc và hiểu nhau hơn.
c. Tình huống 3: Cả lớp chăm sóc công trình măng non, duy chỉ có 2 bạn không tham gia và có ý trốn tránh bảo không phải việc của mình. Là thanh viên của lớp em xử lí như thế nào?
Gợi ý đáp án: Em sẽ thông báo việc hai bạn không tham gia công việc với lớp cho bạn lớp trưởng biết. Sau đó, em sẽ cùng bạn lớp trưởng nói chuyện với 2 bạn về việc làm và suy nghĩ của 2 bạn cho rằng chăm sóc công trình măng non không phải việc của riêng ai mà là công việc vì tập thể. Sự cố gắng của mỗi bạn sẽ giúp cả tập thể ngày một đi lên.
d. Tình huống 4: Em nghe thông tin một nhóm bạn đang nói những điều không tốt về cô giáo chủ nhiệm của lớp, bạn sẽ xử lí tình huống như thế nào? 
Gợi ý đáp án: Em sẽ nhắc các bạn không nên nói những điều không hay về cô giáo. Sau đó em sẽ tìm hiểu nguyên nhân có đúng hay không. Khi xác nhận thông tin em sẽ đến để gặp riêng cô giáo trao đổi về sự việc.
 * Bảng phụ lục 2: 
Nội dung
Thời gian
Sản phẩm
Trả lời câu hỏi nội dung 1
Mỗi nhóm có 5 phút ghi vào phiếu và dán lên bảng
Treo sản phẩm lên bảng
* Bảng phụ lục 3:
Nội dung
Thời gian
Sản phẩm
Câu hỏi nội dung 2: Tình huống 1, 2, 3, 4
Mỗi video 30 giây, thuyết trình tối đa 5 phút
Bài thuyết trình của HS
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC NHÓM
Nhóm . 
Nội dung đánh giá
Đánh giá
Kết quả
1. Ý tưởng xây dựng sản phẩm
- Có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sắp xếp trật tự, khoa học và lôgic
- Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc, chưa khoa học và logic.
Đạt
Chưa đạt
2. Nội dung sản phẩm báo cáo
- Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục.
- Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có tính giáo dục, chưa thuyết phục.
Đạt
Chưa đạt
3. Tài liệu
- Đầy đủ, phù hợp, đa dạng, xử lí thông tin tốt.
- Chưa đầy đủ, thiếu sự đa dạng và xử lí kém
Đạt
Chưa đạt
4. Hình thức trình bày báo cáo.
- Thuyết trình trực tiếp của các nhóm phù hợp với nội dung. Trình bày lưu loát, giọng nói dễ nghe, có tính thuyết phục
- Thuyết trình trực tiếp của các nhóm chưa phù hợp với nội dung. Trình bày chưa lưu loát, chưa có tính thuyết phục.
Đạt
Chưa đạt
5. Thời gian báo cáo
- Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần trong bài trình bày.
- Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài trình bày. 
Đạt
Chưa đạt
6. Nhận xét, góp ý và trả lời phản biện các nhóm
- Có nhận xét góp ý, đánh giá hoạt động của các nhóm khác một cách tích cực, chủ động, đúng nội dung trọng tâm.
 - Không đưa ra được những ý kiến phản biện, nhận xét của nhóm mình đối với các nhóm khác.
Đạt
Chưa đạt

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_1_chu_de_em_voi_nha_truong_kha.doc