Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Xuyên (Có đáp án)

Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Xuyên (Có đáp án)

ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

 Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

 Tang tình tang

rồi bảo:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

 

docx 4 trang haiyen789 3620
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Bình Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
Đọc - hiểu
Đoạn ngữ liệu trong SGK Ngữ văn 6 tập 1
Nhận biết được tên văn bản, phương thức biểu đạt.
Hiểu được nghĩa của từ.
Giải thích, nhận xét được ý nghĩa của chi tiết truyện.
- Liên hệ thực tiễn.
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ:
2
1,0
10%
1
0,5
5%
1
1,5
15%
1
1,0
10%
5
4,0
40%
Tạo lập văn bản
- Viết bài văn kể chuyện đời thường
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ:
1
6,0
60%
1
6,0
60%
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ:
2
1,0
10%
1
0,5
5%
1
1,5
15%
2
7,0
70%
6
10
100%
PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
————————
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm). 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
 Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
 Tang tình tang 
rồi bảo:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. 
(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? 
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ dụ chỉ trong đoạn trích trên.
Câu 4 (1,5 điểm). Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?
Câu 5 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân? 
II. LÀM VĂN (6,0 điểm).
Kể về người thân mà em yêu quý (ông bà, bố mẹ, anh chị ).	
------------------ Hết-----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh Số báo danh 
UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
———————
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, 
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 6
HDC thi gồm: 02 trang
————————
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đoạn trích trên thuộc văn bản Em bé thông minh
0,5
2
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự.
0,5
3
Giải nghĩa từ:
- dụ chỉ: lời vua truyền bảo.
0,5
4
Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:
- Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít.
- Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà hiệu nghiệm.
- Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này.
0,5
0,5
0,5
5
Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân? 
- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống. 
- Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn.
0,5
0,5
Tổng điểm
4,0
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm). 
Câu
Nội dung
Điểm
6
Viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý (ông bà, bố mẹ, anh chị, ).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:
Mở bài giới thiệu được nhân vật và sự việc chính, Thân bài triển khai cốt truyện, Kết bài kể kết cục sự việc.
0,25
b. Xác định đúng đối tượng:
Người thân mà em yêu quý
0,25
c. Triển khai cốt truyện:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng các hình thức kể chuyện (Lời dẫn truyện, lời thoại của nhân vật). 
I. Mở bài
- Giới thiệu về người thân em định kể.
0.5
II. Thân bài
- Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó. 
- Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh 
- Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó. 
1,0
1,5
1,5
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo:
Kể chuyện hấp dẫn, kết hợp linh hoạt, sinh động các phương thức tự sự với miêu tả, biểu cảm và bình luận.
0,25
Tổng điểm
6,0 
Lưu ý:
- Phần đọc hiểu giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm đồng thời trân trọng những phát hiện mới mẻ mà hợp lí của học sinh. 
- Phần Tập làm văn chú ý kỹ năng xây dựng bố cục, đánh giá cao cho những bài văn có năng khiếu văn.
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.docx