Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Khác biệt và gần gũi

Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Khác biệt và gần gũi

Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngũ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề); tóm tắt được ý kiến của người khác.

- Sống trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

 

doc 16 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 6061
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 8: Khác biệt và gần gũi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
- Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngũ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
- Trình bày được ý kiến (bằng hình thức nói) về một hiện tượng (vấn đề); tóm tắt được ý kiến của người khác.
- Sống trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
I. TRI THỨC NGỮ VĂN
Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận thường bàn về một hiện tượng, một vấn đề nhằm khẳng định ý kiến của người viết (người nói) về hiện tượng (vấn đề) đó. Để có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.
Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản
Để thề hiện một ý, có thề dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
Văn bản (1)
XEM NGƯỜI TA KÌA
(Lạc Thanh)
1. Kiến thức khái quát:
* Tác giả: Lạc Thanh
* Tác phẩm:
Thể loại
Văn bản nghị luận
Xuất xứ
Tạp chí sông Lam số 8/2020
Bố cục 
(4 phần)
- P1: Từ đầu Có người mẹ nào không ước mong điều đó?: Giới thiệu vấn đề bàn luận.
- P2: Giải quyết vấn dề:
+ Tiếp đó đến “mười phân vẹn mười”: Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác
+ Tiếp đó đến “gạt bỏ cái riêng của từng người”: Bằng chứng thế giới muôn màu muôn vẻ
- P4: còn lại: Kết thúc vấn đề.
Giá trị nội dung
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.
Giá trị nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.
2. Kiến thức trọng tâm
2.1. Giới thiệu vấn đề bàn luận:
- Tác giả nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.
Đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề: “Giờ đây mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn lên .. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?” 
- Câu văn nêu vấn đề: “Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì”.
- Sau đó tác giả khẳng định: lời của mẹ có lí( “Mà có lẽ không riêng gì mẹ tôi. Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”)
- Nghẹ thuật: Tác giả dùng lời kể nêu vấn đề giúp tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; bên cạnh đó tác giả còndùng nhiều lí lẽ và bằng chứng làm cho bài viết có tính thuyết phục cao.
2.2. Giải quyết vấn đề: Phân tích, bình luận, chứng mình vấn đề:
a. Trước tiên, tác giả diễn giải lí do cho thấy mẹ có lý khi muốn con giống người khác: muốn con hoàn hảo, mười phân vẹn mười (thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt ). Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng.
Đoạn văn diễn giải về vấn đề: “Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực . Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”. 
b. Sau đó, tác giả dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: thế giới muôn màu muôn vẻ và “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”.
- Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” 
- Tác giả đã đưa ra những những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên: 
+ Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: người thích vẽ vời; người ưa ca hát, nhảy múa; người thì sôi nổi, nhí nhảnh hoặc kín đáo, trầm tư... 
+ Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào.
 => Nhận xét: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ.
c. Tác giả đưa ra lí lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: “Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú”. 
2.3. Kết thúc vấn đề: Suy nghĩ của tác giả về câu nói của mẹ và tác giả bày tỏ ý kiến cá nhân.
- Suy nghĩ về câu nói của mẹ: hiểu, cảm thông cho mong muốn của mẹ.
- Tác giả nêu ý kiến: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. 
Đây là một ý kiến đúng bởi: Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần “sống thành thật với chính mình” nghĩa là “biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn. 
* Đánh giá:
 Văn bản có nêu 2 khía cạnh: sự giống và khác nhau giữa mọi người. Nhưng ý nghĩa của sự khác nhau mới là điều mà văn bản muốn khẳng định. Từ đó thấy được tầm quan trọng của cá thể, của giá trị riêng biệt, độc đáo ở mỗi con người. 
3. Thực hành:
Phiếu học tập số 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.
( Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ văn 6 tập 2/ trang 54)
Câu 1: Đoạn trích dùng lí lẽ để nêu một ý kiến. Em hãy chỉ ra câu văn nêu ý kiến trong đoạn?
Câu 2: Việc lặp lại những câu nghi vấn trong đoạn có tác dụng gì trong việc làm sáng tỏ ý kiến mà người viết đưa ra?
Câu 3: Em hãy tìm những câu có sử dụng trạng ngữ được dùng trong đoạn trích?
Câu 4: Qua những lí lẽ mà tác giả đưa ra, em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với mẹ? Nếu là em, khi mẹ so sánh em với người khác em sẽ có suy nghĩ và hành động gì?
* Gợi ý:
Câu 1: Câu văn nêu ý kiến trong đoạn: Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo.
Câu 2: Việc lặp lại những câu nghi vấn trong đoạn có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định điều “ có lí” của người mẹ khi mẹ cũng giống như bao người, luôn muốn con được giỏi giang bằng cách noi gương người khác.
Câu 3: Những câu có sử dụng trạng ngữ:
- Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.
- Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
Câu 4: Qua những lí lẽ mà tác giả đưa ra, em thấy tác giả luôn trân trọng và hiểu cho suy nghĩ của người mẹ. Nếu là em, khi mẹ so sánh em với người khác em sẽ không trách mẹ, hiểu cho mong muốn của mẹ nhưng sẽ nói để mẹ hiểu được mỗi người đều có sự khác biệt, đều có thế mạnh riêng và mong muốn mẹ sẽ hiểu cho những mong muốn và suy nghĩ của bản thân em.
Phiếu học tập số 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Vạn vật trên rừng, dưới biển đều thế và xã hội con người cũng thế. Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình, . Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết... Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào! Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả”. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.
( Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ văn 6 tập 2/ trang 55)
Câu 1: Cho biết trong đoạn trích, câu nào nêu lên ý chính của cả đoạn?
Câu 2: Để làm sáng tỏ ý chính, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Bằng chứng đó được lấy ở đâu?
Câu 3: Xác định thành ngữ sử dụng trong đoạn trích, hãy cho biết ý nghĩa của những thành ngữ em vừa tìm được?
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu văn: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả”. Từ đó em có suy nghĩ gì về sự khác biệt giữa mọi người? 
* Gợi ý:
Câu 1: Câu nêu lên ý chính của cả đoạn: Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
Câu 2: Để làm sáng tỏ ý chính, tác giả đã đưa ra những bằng chứng: các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích, tính cách khác nhau... Bằng chứng đó được lấy ở thực tế cuộc sống, qua ví dụ cụ thể là các bạn trong lớp học của tác giả trước kia.
Câu 3: Thành ngữ sử dụng trong đoạn trích: “nghịch như quỷ”: cho thấy tính cách nghịch ngợm của học trò.
Câu 4: Câu văn: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả”: trên thế gian này, mỗi người đều có tính cách riêng, không ai giống ai. Cho nên sự khác biệt là chuyển phổ biến, thường tình.
Phiếu học tập số 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Càng lớn, tôi càng hiểu nỗi lòng, mong ước của mẹ hơn. Tôi không còn cái cảm giác khó chịu nữa bởi đã nhận thức được rằng, những lời trách cứ mẹ dành cho tôi cũng có thể là câu mà bao người mẹ trên đời đã nói với con. Tôi muốn đổi nội dung câu nói “Xem người ta kìa!” thành một lời khích lệ: Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình? Biết hoà đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Chẳng phải vậy sao?
 ( Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ văn 6 tập 2/ trang 55)
Câu 1: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích?
Câu 2: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau về mục đích của hai câu nói: “Xem người ta kìa!” và câu “ Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình?”
Câu 3: Theo em, khi nói: “ Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình?”, người viết muốn hướng đến việc khẳng định ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau của mỗi người?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4-6 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
* Gợi ý:
Câu 1: Nội dung của đoạn trích: Tác giả bày tỏ quan điểm cần tôn trong sự khác biệt của mỗi người.
Câu 2: Điểm khác nhau về mục đích của hai câu nói: “Xem người ta kìa!” và câu “Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình?”
- “Xem người ta kìa!”: Người nói muốn người nghe phải noi gương người khác.
- “Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình?”: Người nói khích lệ sự khác biệt. 
Câu 3: Khi nói: “ Người ta đã khác, đã hay như thế, sao mình lại không khác, không hay, theo cách của mình?”, người viết muốn khẳng định ý nghĩa của sự khác nhau của mỗi người.
Câu 4: 
Đoạn văn tham khảo:
Ai cũng có cái riêng của mình. Tại sao lại như vậy? Vì mỗi người là một cá thể riêng, có tâm hồn, tính cách khác nhau, không ai giống ai. Về sở trường, có người có sở trường về âm nhạc, người lại giỏi bơi lội; cũng có người lại có sở trường về học các môn văn hóa. Về sở thích, có người thích các hoạt động bề nổi, ưa giao lưu gặp gỡ, có người lại thích sống hướng nội, chỉ thích ngồi một mình đọc truyện hay chăm hoa, trồng rau Chính những sự khác nhau đó làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn, con người cũng vì thế mà đa dạng, hấp dẫn hơn. Nên mỗi chúng ta hãy là chính mình, biết yêu nét riêng của mình bạn nhé!
Văn bản (2)
HAI LOẠI KHÁC BIỆT
(Giong-mi Mun)
III. THỰC HÀNH VIẾT- NÓI- NGHE:
1. Viết: 
Đề bài: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng( vấn đề) mà em quan tâm.
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài viết tham khảo sau đó điền vào phiếu học tập phía dưới:
Trong buổi sinh hoạt lớp, lớp trưởng lớp 6A của chúng tôi có đưa ra vấn đề cho cả lớp thảo luận: Làm thế nào để đạt kết quả tốt trong học tập? Đây là vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm và hào hứng đóng góp ý kiến. Có nhiều bạn cho rằng: để đạt kết quả tốt cần phải tăng thời gian học tập ở nhà; cần mua nhiều sách giải, văn mẫu về đọc; cần đi học thêm nhiều Có những ý kiến tôi thấy hợp lí nhưng cũng có những ý kiến tôi còn thấy các bạn còn dựa dẫm, ỷ lại. Và với tôi, cần phải có tinh thần tự học mới có thể tiến bộ và mang lại kết quả học tập tốt được.
 Có nhiều bạn còn chưa hiểu được thế nào là tự học và tự học có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với mỗi người học. Theo tôi, ta cần hiểu “tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. “Tinh thần tự học” của người học là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. 
Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi
Câu trả lời
1. Em cho biết VB trên được tác giả viết ra nhằm mục đích gì? Em có tán thành với ý kiến được tác giả trình bày trong VB không? Vì sao?
2. Hiện tượng (vấn đề) mà bài văn nêu lên là gì? Nhờ đâu em nhận ra điểu đó? 
3. Người viết đổng tình hay phản đối hiện tượng (vấn đề)?
4. Lí lẽ và bằng chứng được người viết đưa ra để khẳng định điếu gì?
5. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao?
* Gợi ý:
Bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đế) cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nêu được hiện tượng (vấn đề) để bàn luận.
Người viết có thái độ rõ ràng về hiện tượng (vấn đề).
Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để ý kiến có sức thuyết phục.
* Thực hành viết:
Mở bài :
Giới thiệu vấn đề
(Viết 3-5 câu: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn một cách gọn, rõ. Hiện tượng đời sống đó là gì? Nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. 
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Nội dung chính:
- Viết khoảng 15- 20 câu văn trình bày rõ ý kiến của em bằng các lí lẽ, dẫn chứng: 
+ Biểu hiện của hiện tượng; 
+ Phân tích mặt tích cực, tiêu cực, tác động của nó tới cuộc sống cá nhân mỗi người và tới xã hội; + Đề xuất giải pháp (nếu có).
- Diễn đạt mạch lạc, kết hợp sử dụng từ ngữ lập luận và liên kết câu.
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Kết bài
Chốt lại vấn đề
Viết 3-5 câu nêu ý nghĩa của vấn đề, lời khuyên, bài học dành cho mọi người. 
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
* Bài viết tham khảo: 
Nên hay không nên trang điểm ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở?
Trong thời gian gần đây, chúng ta không còn xa lạ với hình ảnh nhiều bạn nữ sinh Trung học cơ sở thường xuyên sử dụng son, phấn mỗi khi bước ra đường, đi học, đi chơi hay tham gia các hoạt động xã hội. Vậy chúng ta suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Riêng với bản thân tôi, tôi cho rằng việc các bạn trang điểm khi đến trường là không cần thiết. Bởi vì, công việc chính của chúng ta là học tập, nếu chăm chú quá nhiều vào việc làm đẹp, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu các bạn quá tập trung vào việc làm đẹp sẽ xao nhãng học hành. 
Theo tôi, vẻ đẹp của lứa tuổi học sinh chính là ở sự trong sáng, hồn nhiên, giản dị, gọn gàng chứ không nằm ở việc trang điểm cầu kì, lòe loẹt. Hơn nữa, khi các bạn sử dụng mỹ phẩm sớm sẽ có hại cho da, tiêu tốn tiền vô ích, thậm chí “ tiền mất tật mang”. Nhiều bạn vì để có tiền mua mĩ phẩm làm đẹp đã mắc vào những tệ nạn.
Chính vì vậy, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta không nên dành nhiều thời gian cho việc trang điểm, mà cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, vui chơi, giải trí, làm giàu thêm vẻ đẹp tâm hồn. Bởi vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp có giá trị nhất của con người.
2. Nói: Đề bài: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.
* Gợi ý: 
- Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương.
- Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp.
- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng,...
- Điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói phù hợp (không nói to hay nhỏ quá; không nói nhanh hay chậm quá; lên giọng, xuống giọng ở những chỗ cần thiết).
- Giọng nói truyền cảm: cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ.
- Ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp, thể hiện sự tương tác với người nghe.
* Thực hành nói:
Mở đầu :
Giới thiệu vấn đề
(Nói 3-5 câu: Lời chào, giới thiệu tên và nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn một cách gọn, rõ. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách dùng câu chuyện để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Nội dung chính:
- Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị. Khi nói, cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.
- Nhấn mạnh ý kiến riêng của bản thân.
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Kết thúc
Chốt lại vấn đề
- Tóm lược nội dung đã trình bày.
- Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.
Nói 3-5 câu( có thể thêm lời đối thoại giáo lưu với các bạn) 
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
* Bài nói tham khảo:
Bài nói tham khảo
Chủ đề: Có nên thần tượng ai đó hay không?
Xin chào các bạn! Chắc hẳn mõi chúng ta, ai cũng có trong lòng một thần tượng, đó có thể là một danh nhân hay là ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá hoặc cũng chỉ là một người bình thường nhưng rất tài giỏi, thậm chí có thể là anh chị hoặc bố mẹ trong nhà. Vậy, khi mình thần tượng một ai đó thì có tốt cho bản thân không? Vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn ý kiến về chủ đề: Có nên thần tượng ai đó hay không?
Trước tiên, ta cần hiểu: Thần tượng là gì? Theo nghĩa đen thì thần tượng chỉ một pho tượng thần thánh được nhiều người tôn sùng. Theo nghĩa bóng thần tượng chỉ một con người bằng xương bằng thịt nhưng được nhiều người yêu mến tôn sùng, mà sự yêu mến này thường hướng tới chân, thiện, mỹ. Vậy nên mình nghĩ thần tượng không phải là xấu, ngược lại là một điều tốt, nhưng nó phải ở một mức độ nhất định. Thần tượng sẽ có vai trò tích cực nếu giúp cho các fan (người hâm mộ) của mình đi theo hướng tích cực từ trang phục, thẩm mỹ, bản lĩnh sống, Thần tượng cũng có sự tiêu cực bởi nếu một người có lối sống không lành mạnh, phong cách thời trang lố lăng, hở hang thì sẽ khiến người hâm mộ của mình học hỏi theo và trở thành trào lưu xấu cho xã hội. 
Vậy nên mình cảm thấy, chúng ta nếu có thần tượng một ai đó, cũng cần phải xem người đó có đáng để cho chúng ta thần tượng hay không, nghĩa là về đạo đức, phong cách của người đó có tốt đẹp hay không. Và nếu yêu thích thần tượng giúp bạn có động lực cao hơn, có ước mơ và phấn đấu hoàn thiện bản thân hơn thì rất tuyệt. Ngược lại, nếu bạn quan tâm đến thần tượng hơn các thành viên trong gia đình và những con người có thực xung quanh bạn, lại còn sẵn lòng chi thật nhiều tiền bạc, thời gian, công sức cho thần tượng thay vì họ, thì hẳn họ sẽ cảm thấy rất buồn.
Cách ứng xử với thần tượng sao cho đúng: Hiện nay nhiều bạn trẻ đang trở thành “fan cuồng” cho thần tượng của mình. Các bạn trẻ là lứa tuổi dễ bị kích đông, lôi kéo đã yêu ai là yêu hết mình tìm mọi cách để bắt chước biến mình giống như thần tượng của mình. Cần phải lựa chọn bởi thần tượng cũng là một con người mà đã là người thì không ai hoàn hảo “mười phân vẹn mười” sẽ có những điều đúng và sai, do vậy người hâm mộ cần lựa chọn điều đúng để học hỏi theo. Nhiều bạn trẻ chạy đua theo thần tượng bỏ ăn, bỏ học, bỏ nhà để được gặp thần tượng của mình, điều này thật sự không nên. Cần có cái nhìn đúng đắn về thần tượng bởi việc quá ái mộ một ai đó tới mức mờ lý trí thì sẽ thật nguy hiểm.
Một xã hội lành mạnh là một xã hội có khả năng sản sinh ra những thần tượng đúng nghĩa giúp xã hội ấy phát triển theo hướng “chân, thiện, mỹ” bởi một thần tượng phải luôn biết vai trò của mình, mình được rất nhiều người đang dõi theo yêu mến, có tác động đến rất nhiều con người.
Bài tập về nhà:
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề: Cần biết cảm thông với người khác.
Để nói về vấn đề mà bài tập yêu cầu, em cần tiến hành các bước như sau:
a. Đọc và suy nghĩ kĩ về đề tài.
b. Lập đề cương. Có thể nêu các ý chính như sau:
- Thế nào là cảm thông?
- Biểu hiện của cảm thông?
- Cảm thông có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
c. Tìm bằng chứng và một số tài liệu có thể sử dụng làm minh chứng giúp cho bài viết thêm thuyết phục.
Nêu vấn đề
Có người đã nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”. Đúng vậy, bạn muốn người khác mở lòng với mình, muốn họ chia sẻ tâm tư của họ với mình... thì bạn cần phải luôn cảm thông với họ.
Triển khai vấn đề:
- Thế nào là cảm thông?
Cảm thông là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm của mình với cảm xúc của người khác. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải.
- Biểu hiện của cảm thông?
Những biểu hiện của cảm thông như: Đối với bạn bè: biết chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn; đối với cha mẹ, người thân: biết quan tâm chwam sóc, chia sẻ công việc nhà; đối với xã hội: nhìn thấy một người ăn xin ngoài đường, chúng ta cảm thấy thương xót, đó chính là cảm thông. 
- Cảm thông có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
Khi chúng ta biết cảm thông sẽ khiến người khác tin tưởng chúng ta hơn, dễ dàng chia sẻ những tâm sự của họ với mình. Cảm thông cũng giúp chính chúng ta học cách nhìn nhận người khác không vội vàng và thêm phần thấu hiểu họ hơn. Trong cuộc sống, sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt được đúng sai phải trái. Chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ.
Kết thúc vấn đề:
Cảm thông đã trở thành nguồn năng lượng tích cực giúp con người hướng tới cái thiện, cái đẹp. Hãy bắt đầu bằng việc đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu, sẻ chia với họ để sự cảm thông không chỉ là chìa khóa mà còn là liệu pháp tinh thần mãi mãi ở có trong mỗi chúng ta.
Bài tập 2: Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề: cần có thái độ như thế nào đối với các bạn khuyết tật?
Để nói về vấn đề mà bài tập yêu cầu, em cần tiến hành các bước như sau:
a. Đọc và suy nghĩ kĩ về đề tài.
b. Lập đề cương. Có thể nêu các ý chính như sau:
- Thế nào là người khuyết t

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_8_khac_b.doc