Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức. Giúp học sinh

- Khái niệm từ mượn. Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt. Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt. Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản. Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. Viết đúng những từ mượn. Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. Sử dụng từ mượn trong nói và viết.

3. Thái độ:

- Rèn ý thức dùng từ mượn khi nói viết sao cho hợp lí.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 4 trang tuelam477 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 6: Từ mượn - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 21/8/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 6. Tiếng Việt:
TỪ MƯỢN 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức. Giúp học sinh
- Khái niệm từ mượn. Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt. Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt. Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản. Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn. Viết đúng những từ mượn. Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Rèn ý thức dùng từ mượn khi nói viết sao cho hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................6C..........................
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): 
 - Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV kể một mẩu chuyện dân gian về việc dùng từ làm cơ sở dẫn vào việc mượn từ trong Tiếng Việt
Hoạt động 1. Tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- G/ viên hướng dẫn HĐ chung
- HS: Đọc bài tập
H: Giải thích nghĩa của từ “trượng”, “tráng sĩ” ? Hai từ trên có nguồn gốc từ nước nào?
+ Trượng: Đơn vị đo độ dài, bằng 10 thước Trung Quốc cổ
+ Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh
- Hai từ trên có nguồn gốc Trung Quốc
* GV cho HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
H: Hai từ "trượng", "tráng sĩ" có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại được sử dụng trong tiếng Việt, 
Do chúng ta mượn từ của họ
GV: Từ ngữ mượn của nước khác để sử dụng gội là từ mượn
H: Theo em, từ mượn là gì?
H: Em hãy thay các từ trượng, tráng sĩ trong câu trên bằng các từ, cụm từ trong tiếng Việt có nghĩa tương đương rồi rút ra nhận xét?
+ Thay: khỏe mạnh, cao lớn.
+ Dùng từ trượng, tráng sĩ hay hơn, biểu cảm hơn.
H: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng từ mượn?
+ Tác dụng: Biểu thị những sự vật, hiện tượng, mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- HS: Quan sát mục 1
- Các từ còn lại trong câu trên thuộc kiểu từ nào?
+ Các từ còn lại trong câu là từ thuần Việt
- Em hiểu từ thuần Việt là gì?
- HS: Quan sát mục 3 (bảng phụ)
H: Trong các từ trên, từ nào được mượn từ tiếng Hán, từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?
+ Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, gan, giang sơn
+ Từ mượn ngôn ngữ khác: tivi, ra-đi-ô, in-tơ-nét, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, điện, buồm.
H: Từ ví dụ trên, theo em từ mượn trong tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?
- Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn trên?
+ Từ mượn được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt
+ Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: dùng gạch ngang nối các tiếng.
- HS: Đọc ghi nhớ
I .Từ thuần Việt và từ mượn
1. Bài tập
+ Trượng : Rất cao.
+ Tráng sĩ: Chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
- > Từ trượng, tráng sĩ là từ mượn
- Các từ còn lại là từ thuần Việt
- Nguồn gốc từ mượn: tiếng Hán và các ngôn ngữ khác 
- Cách viết từ mượn:
* Ghi nhớ: SGK/25
Hoạt động 2. Nguyên tắc mượn từ (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Chuyển mục
- GV nêu tình huống: một bênh nhân bị ốm nặng, Người nhà anh ta bảo: hãy mời bác sĩ đến nhà ngay. Bệnh nhận đó nghe nói vậy liền kêu rầm lên: Đừng gọi bác sĩ, gọi cho tôi ông đốc- tờ
H: Xác định từ mượn trong câu nói của bênh nhân nọ? Câu nói ấy có gì đáng cười? Vì sao?
- Bác sĩ: tiếng Hán
- Đốc tờ: Tiếng Anh
=> Cùng có nghĩa là chỉ người thầy thuốc, nhưng từ bác sĩ được sử dụng thông dụng hơn.
- Qua VD trên, em thấy việc mượn từ có những mặt tích cực, tiêu cực gì?
+ Tích cực: Làm giàu ngôn ngữ dân tộc
+ Tiêu cực nếu mượn và sử dụng tuỳ tiện làm ngôn ngữ của dân tộc bị pha tạp 
- HS đọc ý kiến của HCM về cách sử dụng tiếng Việt.
* Hoạt động thảo luận nhóm
H: Từ tình huống nêu trên, liên hệ với nội dung đoạn văn này, em hiểu Bác muốn nói với chúng ta điều gì?
- Khi cần thiết thì mới phải mượn từ.
- Khi TV đã có thì không nên mượn tuỳ tiện.
- Để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt, em thấy cần phải dùng từ mượn như thế nào?
+ Mượn từ chọn lọc, không tuỳ tiện mượn từ, từ nào trong tiếng Việt đã có thì không nên mượn từ của các ngôn ngữ khác.
- HS: Đọc ghi nhớ
II .Nguyên tắc mượn từ
1. Bài tập
- Nguyên tắc: không nên mượn từ nước ngoài tuỳ tiện 
2. Ghi nhớ: SGK/25
Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân 
- HS đọc yêu cầu BT1
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá cho điểm khuyến khích.
- HS nêu yêu cầu BT2
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cặp đôi (3 phút)
GV gọi 2 HS lên bảng làm, các HS làm vào vở
III. Luyện tập: 
Bài tập 1/ 26
a, Hán Việt : vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ.
b, Hán Việt : giai nhân
c, Anh : pốp , in-tơ-nét 
Bài tập 2/26
a, Khán giả:
- khán xem; thính: nghe ; độc: đọc 
giả: người
b, Yếu: quan trọng; 
điểm: địa điểm; lược: tóm tắt. nhân: người
Bài tập 3/26
a, xentimet, kilomet, kilogam
b, gác đờ bu, xích, líp, pê đan,...
c, cát sét, vi-o-lông, ooc gan, ghita...
4. Củng cố
- Nêu khái niệm từ mượn, từ thuần Việt? Cho biết nguyên tắc mượn từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, làm các bài tập còn lại
- Xem trước bài: Tìm hiểu chung về văn bản tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_6_tu_muon_nam_hoc_2019_2020.doc