Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức ( ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, ) nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa, ) của các văn bản nghị luận xã hội.

- Biết tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh,

- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe

 

docx 5 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1121
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu.
1.Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (khái niệm nghị luận xã hội trình bày một ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng).
- Thực hành tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh.
- Từ Hán Việt, văn bản, đoạn văn.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Trình bày được ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
2.Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức ( ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, ) nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa, ) của các văn bản nghị luận xã hội.
- Biết tiết kiệm nước, chăm sóc và bảo vệ động vật, cây xanh,
- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe
- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Trình bày được ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
3.Về phẩm chất: 
- Biết chăm sóc, yêu quý đối xử thân thiện với động vật.
- Có ý thức tiết kiệm bảo vệ nguồn nước sạch.
- Có ý thức giữ gìn tiếng Việt, học hỏi, trân trọng từ Hán Việt
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của học sinh 
2.Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 2; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
III. Tiến trình dạy học
D. DẠY HỌC VIẾT
VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
(Tiết 8. 9. 10)
1.TRƯỚC GIỜ HỌC.
GV hướng dẫn HS thực hiện phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP 1
+Đọc trước phần Định hướng và trả lời các câu hỏi sau:
-Em hiểu thế nào là trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?
 .
- Thế nào là một hiện tượng đời sống?Nêu một vài ví dụ.?
 .
 .
- Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần làm gì?
 .
 .
2. TRÊN LỚP.
Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập.
1.1.Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập.
-Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị về một sự vật, hiện tượng trong đời sống. 
1.2.Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi.
1.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
+HS quan sát tranh, ảnh và cho biết:
?Hãy kể một số sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà em biết?
?Theo em sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê? Vì sao?
?Để làm rõ điều đó, chúng ta cần lập luận như thế nào để thuyết phục người nghe, người đọc?
-Suy nghĩ và chia sẻ
+Sản phẩm:
- HS kể tên được một số hiện tượng đời sống.
-Chỉ ra được sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê và giải thích được.
-Các bạn còn lại nhận xét về nội dung phần của bạn đã trình bày.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
-Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
-GV chỉ định 1 - 2 HS trình bày nội dung câu trả lời.
-GV yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
Nêu vấn đề: Gv dẫn vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
2.1.Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng trong đời sống: 
- Trước một hiện tượng trong đời sống, có thể có nhiều ý kiển khác nhau. 
-Nêu lên ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến của người viết, người nói về hiện tượng ấy. (trình bày một ý kiến).
2.2.Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật động não để hỏi HS về việc xác định yêu cầu, nội dung của đề.
2.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
I. Định hướng
-GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu học tập số 1.
-HS có 2 phút để xem lại phiếu học tập của mình có thể trao đổi với bạn cùng bàn:
a.Em hiểu thế nào là trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống?
b.Thế nào là một hiện tượng đời sống?Nêu một vài ví dụ.
c.Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần làm gì?
-Suy nghĩ, trả lời
+Dự kiến sản phẩm:
a.Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
b. Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:
- Phải trồng nhiều cây xanh.
- Việc nuôi các con vật trong nhà.
- Việc sử dụng nước ngọt.
- Việc sử dụng bao bì ni lông.
- Hiện tượng học sinh chơi game (Game ở đây hiểu là trò chơi điện tử.)
- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.
c.Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.
- GV yêu cầu 1-2 Hs trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
- GV nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.
+Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống cần nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
3.1.Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
-HS biết vận dụng kiến thức của bài học vào việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
3.2.Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật động não để hỏi HS về việc xác định yêu cầu, nội dung của đề.
- HS suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm để thực hiện yêu cầu của GV giao.
3.3.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
II.Thực hành
-Gọi 1 HS đọc đề văn và các nội dung hướng dẫn để cả lớp có hiểu biết chung.
-Nghe và theo dõi trong SGK.
-Yêu cầu HS thực hiện theo mục (a) Chuẩn bị và gọi một số HS trình bày.
- Ghi lại những thông tin về vật nuôi: Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào? Lợi ích của vật nuôi là gì?... (Tham khảo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?).
- Có thể sử dụng internet đề thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh hoạ, ý kiến của các nhân vật nổi tiếng,... và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.
- Nhận xét, góp ý. 
-Thực hiện theo mục (a)
-Sản phẩm: 
a.Chuẩn bị:
+Tìm hiểu về các con vật nuôi:
-Vật nuôi khác động vật hoang dã: Động vật hoang dã sống mà không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ con người, vật nuôi sống dưới sự chăm sóc của con người
-Lợi ích của vật nuôi là: giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, 
- Yêu cầu HS tìm ý và lập dàn ý theo hướng dẫn của mục (b) và chia sẻ. 
+Tìm ý và lập dàn ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
?Hiểu thế nào là những con vật nuôi?
?Em biết tên những con vật nuôi nào? Nhà em có vật nuôi không?
?Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế gì?
?Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?
- Nhận xét, góp ý.
-Tìm ý và lập dàn ý theo hướng dẫn của mục (b) và chia sẻ. 
-Sản phẩm: Dàn ý của bài viết. 
b.Tìm ý và lập dàn ý
*Tìm ý:
-Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, được con người nuôi giữ.
-Các con vật nuôi: chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò, 
-Vật nuôi có ưu điểm: giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, là “người bạn” gần gũi, sẻ chia, giảm bớt sự cô đơn, 
-Vật nuôi có nhược điểm: nguy cơ lây kí sinh trùng, dị ứng, 
*Lập dàn ý:
+Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?).
+Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến của em theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tuỳ vào ý kiến (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?) để trình bày các lí lẽ và bằng chứng. 
Ví dụ:
-Nên có vật nuôi trong nhà (ý kiến).
-Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao nên có vật nuôi trong nhà (lí lẽ).
-Nêu các bằng chứng cụ thế về lợi ích của vật nuôi (bằng chứng).
Lưu ý: Nếu em cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà thì cũng cần nêu lí lẽ và bằng chứng.
+Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của em; đề xuất các biện pháp bảo vệ và thái độ đối xử vói vật nuôi.
- Tổ chức cho HS viết bài theo hướng dẫn ở mục (c). 
c.Viết bài. 
-Sản phẩm: Bài viết của HS
-Yêu cầu HS xem xét, chỉnh sửa lại bài viết.
4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết
-HS chỉnh sửa. 
-Sản phẩm: Xác định và chỉnh sửa các lỗi trong bài viết về nội dung (thiếu ý, trùng lặp ý, lan man, ) về hình thức (dùng từ, đặt câu, chính tả, ngữ pháp, liên kết đoạn) 
3. SAU GIỜ HỌC
-GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài tập: Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà. Em có ỳ kiến như thể nào về vấn đề này?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_8_van_ban_nghi_luan.docx