10 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6

10 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6

I. Trắc nghiệm (2 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu

trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.

“Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở

cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến

chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai

góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống, thấy một

con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc

nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái

như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ.”

(Con hổ có nghĩa - Ngữ văn 6 tập1)

1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là:

A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. nghị luận.

2. Đoạn văn trên viết để nhằm mục đích gì ?

A. Miêu tả tâm trạng của bà đỡ Trần khi bị hổ bắt đi.

B. Ca ngợi hành động cao đẹp của hổ đực

C. Kể lại sự việc con hổ đực bắt bà đỡ Trần để đỡ đẻ cho con hổ cái.

D. Nêu cảm nghĩ về việc làm của hổ đực.

3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ?

A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ ba.

4.”Đang lăn lộn”là cụm từ gì ?

A. Cụm động từ B. Cụm tính từ. C. Cụm danh từ D. Không phải là cụm từ

pdf 10 trang haiyen789 6640
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
ĐỀ 1 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm (2 điểm): 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu 
trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi. 
“Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở 
cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến 
chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai 
góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống, thấy một 
con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc 
nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái 
như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ.” 
 (Con hổ có nghĩa - Ngữ văn 6 tập1) 
1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là: 
 A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. nghị luận. 
2. Đoạn văn trên viết để nhằm mục đích gì ? 
 A. Miêu tả tâm trạng của bà đỡ Trần khi bị hổ bắt đi. 
 B. Ca ngợi hành động cao đẹp của hổ đực 
 C. Kể lại sự việc con hổ đực bắt bà đỡ Trần để đỡ đẻ cho con hổ cái. 
 D. Nêu cảm nghĩ về việc làm của hổ đực. 
3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ? 
 A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ ba. 
4.”Đang lăn lộn”là cụm từ gì ? 
 A. Cụm động từ B. Cụm tính từ. C. Cụm danh từ D. Không phải là cụm từ. 
5. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu chỉ từ ? 
 A. Một chỉ từ. B. Không có chỉ từ nào. C. Hai chỉ từ. D. Ba chỉ từ. 
6. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào ? 
 A. Kể theo thứ tự không gian. B. Kể theo thứ tự thời gian. 
 C. Kể theo nguyên nhân - kết quả. D. Kể theo thứ tự không gian, thời gian. 
7. Truyện”Con hổ có nghĩa”có ý nghĩa gì ? 
 A. Ca ngợi tình thương của hổ đực với hổ cái. B. Ca ngợi tình thương loài vật. 
 C. Đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người. D. Nêu lên một quan niệm sống. 
8. Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm có mấy phần ? 
 A. Một phần. B. Hai phần. C. Ba phần. D. Bốn phần. 
II. Tự luận (8 điểm): 
Câu 1 (3 điểm): Truyện ngụ ngôn là gì? Sau khi học xong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi 
đáy giếng em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
Câu 2 (5 điểm): Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. 
2 
ĐỀ 2 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) 
Đọc kĩ các câu hỏi sau, chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài làm của mình. 
Câu 1: Truyền thuyết là gì? 
A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, 
nhân vật lịch sử của một dân tộc. 
B. Những câu chuyện hoang đường. 
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một 
hay nhiều nhân vật lịch sử. 
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. 
Câu 2: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng”Cái bọc trăm trứng”là gì? 
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. 
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. 
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. 
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. 
Câu 3: Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng? 
A. Từ phức và từ ghép. C. Từ phức và từ láy. 
B. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ đơn. 
Câu 4: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản? 
A. Trò chuyện. B. Ra lệnh. C. Dạy học. D. Giao tiếp. 
II. Phần tự luận: (8 điểm). 
Câu 1: (2 điểm). 
a) Ghi lại các từ mượn có trong câu dưới đây, cho biết các từ ấy được mượn của 
tiếng (ngôn ngữ) nước nào? 
Ông vua nhạc Pop Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với 
việc mở một trang chủ riêng. 
b) Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng với nghĩa gốc, câu nào được 
dùng với nghĩa chuyển. 
 - Cơm ăn ba bát sao no, 
 Kẻ về người ở sao cho đành lòng. 
 (Ca dao) 
 - Nó rất ăn ảnh, chụp kiểu gì cũng đẹp. 
 - Đó là những kẻ chuyên ăn bám mà vẫn không biết xấu hổ. 
 - Học ăn học nói, học gói học mở. 
 (Tục ngữ) 
Câu 2: (1 điểm). 
 Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện Con Rồng, cháu Tiên (Ngữ văn 6, tập một). 
Câu 3: (5 điểm). 
 Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy giáo hoặc cô giáo cũ của mình. 
3 
ĐỀ 3 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Phần trắc nghiệm (2 đ). 
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả 
lời đúng: 
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc 
đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái 
bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước 
lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, 
nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón 
đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. 
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân 
giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một 
mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ 
bay lên trời. 
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? 
A. Em bé thông minh. B. Sơn Tinh, Thủy Tinh. 
C. Thạch Sanh. D. Thánh Gióng. 
Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? 
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. 
Câu 3. Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ? 
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 
A. Tráng sĩ bèn nhổ B. những cụm tre cạnh đường 
C. quật vào giặc. D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. 
Câu 4. Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì? 
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người 
lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” 
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân. 
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý. 
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. 
D. Cả A, B và C 
II. Phần tự luận (8 đ). 
Câu 5. Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc 
thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ? 
Câu 6. Hãy giải nghĩa của các từ”xuân”trong câu thơ sau và cho biết từ”xuân”nào được 
dùng theo nghĩa gốc, từ”xuân”nào được dùng theo nghĩa chuyển? 
 Mùa xuân là tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. 
 (Hồ Chí Minh) 
Câu 7. Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. 
Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em? 
4 
ĐỀ 4 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là: 
A. Thạch Sanh. B. Sự tích Hồ Gươm. 
C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 
Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là: 
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. 
Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có: 
A. Bốn từ đơn. B. Năm từ đơn. C. Sáu từ đơn. D. Bảy từ đơn. 
Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ: 
A. Đẹp đẽ. B. Xinh xắn. C. Vuông vức. D. Ô-sin. 
Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm 
A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân. 
B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh. 
C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó. 
D. Về sức mạnh của vũ khí giết giặc. 
Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có: 
A. Một từ ghép. B. Hai từ ghép. C. Ba từ ghép. D. Bốn từ ghép. 
Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời 
quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện: 
A. Truyền thuyết. B. Thần thoại. C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn. 
Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là: 
A. Miêu tả sự việc. B. Kể về người và sự việc. 
C. Tả người và tả vật. D. Thuyết minh về sự vật. 
II. Phần tự luận (8 điểm): 
Câu 9. 
 Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý 
nghĩa như thế nào? 
Câu 10. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích. 
a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào? 
b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi. 
Câu 11. 
Hãy kể về người bạn thân của em. 
5 
ĐỀ 5 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) 
Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở: 
A. Phương thức lưu truyền. 
B. Lực lượng sáng tác. 
C. Thời gian sáng tác. 
D. Đáp án A, B. 
Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong 
tư cách một thầy thuốc? 
 A. Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ. 
 B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho 
người bệnh. 
 C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát ở và chữa chạy cho họ 
 D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội. 
Câu 3: Truyện nào sau đây tạo tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người 
thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác ? 
A. Ếch ngồi đáy giếng. B. Treo biển. C. Lợn cưới, áo mới. D. Thầy bói xem voi 
Câu 4: Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ? 
 “Con đi trăm núi, ngàn khe 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi - Tố Hữu) 
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
Câu 5: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ? 
A.Một con hổ cái B. Nằm phục xuống 
C. Mệt mỏi lắm D. Gầm lên một tiếng 
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường ? 
 A. Kể lại những câu chuyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh ta. 
 B. Câu chuyện không nhất thiết phải có những tình tiết li kì mà có thể hấp dẫn người đọc bằng lời 
văn lôi cuốn, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
 C. Nhân vật phải được khắc họa chân thực nhưng không cần thiết phải miêu tả chi tiết ngoại hình 
nhân vật. 
 D. Chỉ được kể lại một sự kiện chính bản thân mình đã được chứng kiến trong thực tế. 
II. Tự luận: (7 điểm) 
Bài 1: (1đ) Cho câu văn sau: Những con thuyền nhỏ ấy chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang 
mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp này. 
a. Xác định một chỉ từ có trong câu văn trên và tác dụng của nó. 
b. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong câu văn trên. 
Bài 2: (2đ) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn rất thú vị và 
chứa đựng những bài học bổ ích. Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 – 11 câu trình bày cảm nhận của 
con về câu chuyện này. 
Bài 3: (4đ) Chọn 1 trong 2 đề sau: 
Đề 1: Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học. 
Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ - trường THCS Đoàn Thị Điểm. Hãy kể lại 
chuyến thăm trường đầy ý nghĩa đó. 
(Giám thị coi thi thu lại đề) 
Họ và tên thí sinh:....................................................................SBD:................................... 
6 
ĐỀ 6 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất tên các truyện truyền thuyết con đã được học và đọc thêm? 
A. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Em bé thông minh 
B. Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm; Con Rồng cháu Tiên 
C. Thánh Gióng, Thạch Sanh, Ông lão đánh cá và con cá vàng 
D. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Cây bút thần. 
Câu 2: Ý nghĩa của truyện”Thầy bói xem voi”là gì? 
 A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang. 
 B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan. 
 C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. 
 D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải. 
Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa về truyện Trung đại ? 
A. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian. 
B. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí. 
C. Là những truyện có cốt truyện đơn giản nhưng mang ý nghĩa khá sâu sắc. 
D. Là những truyện được viết trong thời trung đại (Thế kỉ X- đến hết thế kỉ XIX). 
Câu 4: Dòng nào sau đây không chứa lượng từ? 
A.Từng nét chữ xinh xinh thẳng hàng C. Ở nhà nhất mẹ nhì con 
B. Những ngày mưa gió D. Mỗi ngày em một lớn khôn 
Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm động từ ? 
A. Thi đua học tốt B. Vô cùng dũng cảm 
C. Một màu xanh tươi non D. Rất mực xinh đẹp, dịu dàng 
Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng về kể chuyện tưởng tượng? 
A. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện tuỳ ý thích của người viết. 
B. Kể lại câu chuyện có thật làm em xúc động. 
C. Tưởng tượng và kể câu chuyện có logic và ý nghĩa. 
D. Kể lại nguyên văn một câu chuyện trong sách vở. 
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1 (1,5 điểm). Cho đoạn thơ sau:”Rồi Bác đi dém chăn 
Từng người từng người một 
Sợ cháu mình giật thột 
Bác nhón chân nhẹ nhàng ” 
 (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) 
a) Có những lượng từ nào trong những câu thơ trên? 
b) Việc sử dụng các lượng từ đó có tác dụng nhấn mạnh ý diễn đạt gì trong lời thơ? 
c) Xác định một cụm động từ trong đoạn thơ. 
Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về 
nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của 
con về truyện ngụ ngôn”Ếch ngồi đáy giếng”. 
Câu 3 (4 điểm). Chọn 1 trong 2 đề sau: 
Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán 
trú, bác bảo vệ, bác lao công ). 
Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện”Thánh Gióng”và kể lại câu chuyện. 
 Hết – 
(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra) 
7 
ĐỀ 7 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất các truyện cổ tích con đã được học và đọc thêm? 
A. Thánh Gióng; Em bé thông minh; Thạch Sanh; Sọ Dừa. 
B. Cây bút thần; Thánh Gióng; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa. 
C. Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Cây bút thần. 
D. Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm. 
Câu 2: Trong các nhận định sau, nhận định nào nói đúng nội dung truyện”Treo biển”? 
A. Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 
B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. 
C. Phê phán những người thiếu chủ kiến, ba phải. 
D. Phê phán sự tham lam bội bạc của con người. 
Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa truyện trung đại? 
A. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí. 
B. Là những truyện có cốt truyện đơn giản, mang ý nghĩa sâu sắc. 
C. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian. 
D. Là những truyện được viết trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). 
Câu 4: Câu nào dưới đây có số từ? 
A. Mấy tháng nghỉ hè đã trôi qua. 
B. Tất cả chúng tôi đều thích thầy giáo mới. 
C. Sau ba hồi trống dài, học sinh dưới sân trường đều tập trung đi vào lớp. 
D. Đôi bạn ấy ngồi cạnh nhau trong các buổi học. 
Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm tính từ ? 
A. Những cành hoa tươi thắm 
B. Đen như cột nhà cháy 
C. Một màu đen huyền bí 
D. Đùng đùng nổi giận 
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với dạng văn kể chuyện tưởng tượng? 
A. Không được tưởng tượng tùy tiện mà phải dựa vào thực tế. 
B. Kể đúng như câu chuyện có trong thực tế bằng lời văn của mình. 
C. Xác định rõ ý nghĩa, mục đích của truyện 
D. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp 
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1 (1,5 điểm). Cho những câu thơ sau:”Một ngôi sao, chẳng sáng đêm 
 Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.” 
 (Tiếng ru - Tố Hữu) 
a) Có các số từ nào trong những câu thơ trên? 
b) Việc sử dụng những số từ ấy có tác dụng nhấn mạnh điều gì trong lời thơ? 
c) Xác định một cụm động từ trong các câu thơ. 
Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về 
nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của 
con về truyện ngụ ngôn”Thầy bói xem voi”. 
Câu 3 (4 điểm). Chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán 
trú, bác bảo vệ, bác lao công ). 
Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện”Thánh Gióng”và kể lại câu chuyện. 
 Hết – 
(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra) 
8 
ĐỀ 8 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm (2 điểm) 
Câu 1 (1điểm): Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào 
chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất 
 “... Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ 
dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch 
Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy 
cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông” 
1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là: 
 A. Thánh Gióng C. Thạch Sanh 
 B. Lạc Long Quân D. Lang Liêu 
2.”Thiên thần”là từ mượn 
 A. Đúng B. Sai 
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? 
 A. Biểu cảm C. Thuyết minh 
 B. Nghị luận D. Tự sự 
4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ”mọi phép thần thông”? 
 A. Thần thông C. Mọi 
 B. Phép D.Thần 
Câu 2 (0,5 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm 
 (1)........................ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức vụ điển hình 
trong câu của danh từ là làm (2).................... 
Câu 3 (0,5 điểm): Nối cột A với cột B để hoàn thiện các khái niệm 
Cột A Nối Cột B 
1. Từ láy 
2. Từ đơn 
3. Từ ghép 
1+ 
2+ 
a. là từ chỉ gồm một tiếng 
b. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ 
về âm với nhau 
II. Tự luận (8 điểm) 
Câu 4 (1điểm): Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng 
 Nam hay nói năng tự tiện trong lớp 
Lỗi sai:........................................................................................................................................................ 
Sửa lại:....................................................................................................................................................... 
Câu 5 (2 điểm): Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó 
thành cụm danh từ và đặt câu 
Câu 6 (5 điểm): Viết bài văn ngắn kể về một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, 
mẹ, anh, chị,em...) 
9 
ĐỀ 9 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
PHẦN I:ĐỌC –HIỂU(3.0 điểm) 
Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
Hoa Hồng tặng mẹ 
 Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ 
anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang 
đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc. 
- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 
xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 đô la 
Anh mỉm cười và nói với nó: 
- Đến đây chú sẽ mua cho cháu. 
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi 
cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. 
Nó vui mừng trả lời: 
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu. 
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp. Nó chỉ vào ngôi 
mộ và nói: 
- Đây là nhà của mẹ cháu. 
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. 
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật 
đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. 
 (Quà tặng cuộc sống) 
a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0.5đ) 
b, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0.5 đ) 
c, Đọc câu”Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.”. Em 
hãy xác định cụm danh từ và chỉ rõ cấu tạo của cụm danh từ đó?(1.0 đ) 
d. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? (1.0 đ) 
PHẦN II:LÀM VĂN 
 Kể về một lần em mắc lỗi. 
-----Hết----- 
10 
ĐỀ 10 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn - Lớp 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,5 điểm) 
Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam) như sau: 
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy 
núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi 
cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn 
vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân. 
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước 
đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn 
không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” 
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
 1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ? 
 2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng 
trưng của các nhân vật đó như thế nào ? 
 3) Giải nghĩa từ: nao núng ? 
 4) Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ thuộc từ loại nào ? 
 5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,5 điểm) 
Câu 1. (1,5 điểm) 
Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra 
sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo 
dục Việt Nam). 
Câu 2. (6,0 điểm) 
Kể về một việc tốt mà em đã làm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6.pdf