23 đề thi Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6

23 đề thi Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 ”Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người

tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng

tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm

máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”

(Ngữ Văn 6 – Tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào?

(1điểm)

b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

c. Đoạn văn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5điểm)

Câu 2: (7,0 điểm):

Em hãy miêu tả lại người bà kính yêu của em?

pdf 25 trang tuelam477 9701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "23 đề thi Giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
1 
ĐỀ 1 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (0,5 điểm) 
Vĕn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi trích chương mấy ở truyện nào? 
Câu 2: (1,5 điểm) 
Vĕn bản “Cây tre Việt Nam” đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? 
Câu 3: (0,5 điểm) 
Thế nào là ẩn dụ? 
Câu 4: “Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 
Phát hiện biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ở hai 
câu trên? (1,5 điểm) 
Câu 5:(6 điểm) 
Miêu tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? 
-----------------Hết------------------ 
. 
2 
ĐỀ 2 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm (3đ – Mỗi câu đúng được 0,25đ - Riêng câu 11 0,5đ) 
Câu 1: Nhân vật Dượng Hương Thư xuất hiện trong vĕn bản nào? 
 A. Buổi học cuối cùng B. Bức tranh của em gái tôi 
 C. Vượt thác D. Sông nước Cà Mau 
Câu 2: Vĕn bản”Bài học đường đời đầu tiên”được kể bằng lời của nhân 
 vật nào? 
 A. Tác giả B. Chị Cốc C. Dế Choắt D. Dế Mèn 
Câu 3: Trong truyện”Bức tranh của em gái tôi”ai là nhân vật chính? 
 A. Kiều Phương C. Người anh 
 B. Hoạ sĩ Tiến Lê D. Người anh và Kiều Phương 
Câu 4: Nhân vật chính của vĕn bản”Đêm nay Bác không ngủ”Là ai? 
 A. Bác Hồ B. Anh đội viên 
 C. Anh đội viên và Bác Hồ D. Tác giả 
Câu 5: Vì sao trong truyện”Bức tranh của em gái tôi”, người anh lại thấy xấu hổ khi xem 
tranh của em gái mình? 
A. Em gái vẽ xấu quá. B. Em gái vẽ đẹp hơn bình thường. 
C. Em gái vẽ bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. 
D. Em gái vẽ đôi mắt to quá. 
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc trong vĕn bản”Vượt thác”là gì? 
 A. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa, so sánh. 
 B. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép nhân hóa. 
 C. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép so sánh. 
 D. Dùng nhiều từ gợi hình, dùng phép liệt kê. 
Câu 7: Bài thơ”Đêm nay Bác không ngủ”kể chuyện gì? 
 A. Chuyện một đêm Bác không ngủ vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. 
 B. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Phủ Chủ tịch. 
 C. Chuyện một đêm không ngủ của Bác ở Việt Bắc. 
 D. Chuyện một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. 
Câu 8: Hình ảnh nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? 
 A. Trong họ hàng nhà Chổi thì cô bé Chổi Rơm xinh nhất. 
B. Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm. 
C. Bố em đi cày về. D. Kiến hành quân đầy đường. 
Câu 9: Trong câu vĕn sau câu nào miêu tả tâm lí nhân vật? 
A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. 
B. Chợ Nĕm Cĕn Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. 
C. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. 
D. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống bàn khóc. 
. 
3 
Câu 10: Câu nào trong các câu sau sử dụng phép tu từ ẩn dụ? 
 A. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. B. Gậy tre chống lại sắt thép quân thù. 
 C. Bác Hồ giống như người cha tóc bạc. D. Người Cha mái tóc bạc. 
Câu 11: Xác định và sắp xếp phép so sánh trong câu sau: (0,5đ) 
 Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ĕn biết ngủ biết học hành là ngoan. 
II. Tự luận: 7 đ 
Câu 1: (2 điểm) Xác định biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn vĕn sau và cho biết thuộc 
kiểu nhân hoá nào? 
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tĕng, đại 
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con 
người. (Thép Mới) 
Câu 2 (5 điểm): Hãy tả lại cảnh đẹp em yêu thích. 
-----------------Hết------------------ 
. 
4 
ĐỀ 3 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
 ”Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người 
tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng 
tảng, rất bướng. Hai cái rĕng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm 
máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng” 
(Ngữ Vĕn 6 – Tập 2) 
a. Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
(1điểm) 
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn vĕn? (0,5 điểm) 
c. Đoạn vĕn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5điểm) 
Câu 2: (7,0 điểm): 
 Em hãy miêu tả lại người bà kính yêu của em? 
-----------------Hết------------------ 
. 
5 
ĐỀ 4 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (2,0 điểm). 
a) So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? 
b) Xác định phép tu từ có trong đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng 
biện pháp tu từ ấy? 
“Ngày Huế đổ máu 
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè” 
Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả 
người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và 
nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái rĕng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai 
lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ” 
(SGK Ngữ Vĕn 6 – tập 2) file word đề-đáp án Zalo 0986686826 
a) Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết các phương thức 
biểu đạt được sử dụng trong đoạn vĕn trên? 
b) Trong đoạn vĕn trên ai là người kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? 
c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn vĕn trên? 
Câu 3 (5,0 điểm). 
Dựa vào bài thơ”Lượm”của Tố Hữu, hãy viết bài vĕn miêu tả chú bé liên lạc Lượm. 
-----------------Hết------------------ 
. 
6 
ĐỀ 5 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (2,0 điểm) 
a) Nhân hóa là gì? 
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn vĕn sau: 
 "Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh 
liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang 
trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác" 
 (Vượt Thác - Võ Quảng) 
Câu 2 (3,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoĕn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên vàng. 
a) Đoạn thơ trên trích trong vĕn bản nào? Tác giả là ai? 
b) Vĕn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác? 
c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật? 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em. 
-----------------Hết------------------ 
. 
7 
ĐỀ 6 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 60 phút 
Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau: 
“Chú bé loắt choắt ” 
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã 
học? 
b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? 
c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc 
sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai 
khổ thơ trên? 
Câu 2: (6,0 điểm) 
Viết bài vĕn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ 
là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy) 
-----------------Hết------------------ 
. 
8 
ĐỀ 7 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phó từ có trong đoạn vĕn sau: 
“Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và 
rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.” 
(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài) 
Câu 2 (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoĕn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng...’’ 
a, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ? 
b, Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại 
những dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng. 
c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. 
-----------------Hết------------------ 
. 
9 
ĐỀ 8 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 60 phút 
Cho đoạn vĕn: 
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú 
lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên 
đầy đặn. Quả trứng hồng hào thĕm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính 
mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm 
lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh ” 
1. Đoạn vĕn trên trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả? (2,0 điểm) 
2. Đoạn trên tả cảnh gì? Cho biết tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu để miêu tả cảnh ấy. (1,5 
điểm) 
3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm) 
4. Câu vĕn:”Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”vắng 
thành phần chính nào? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác 
giả? (1,5 điểm) 
5. Viết đoạn vĕn (7-9 câu) với câu chủ đề:”Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ 
và tráng lệ.”.Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ. (4,5 điểm) 
-----------------Hết------------------ 
. 
10 
ĐỀ 9 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (3,0 điểm) 
Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
"Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người 
tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi 
từng tảng, rất bướng. Hai cái rĕng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi 
liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng". 
 (Ngữ Vĕn 6 - Tập 2) 
a. Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Phương thức biểu đạt của đoạn vĕn? (1,0 
điểm) 
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn vĕn? (0,5 điểm) 
c. Đoạn vĕn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 
điểm) 
Câu 2: (7,0 điểm) 
Em hãy miêu tả lại một người thân trong gia đình của em? (ông, bà, cha, mẹ ). 
-----------------Hết------------------ 
. 
11 
ĐỀ 10 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (2,0 điểm) 
a. Hoán dụ là gì? Xác định và chỉ rõ kiểu hoán dụ trong câu sau: 
Một cây làm chẳng nên non, 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
 (Tục ngữ) 
b. Câu sau mắc lỗi gì? Hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng 
Bạn Mai Anh lớp trưởng lớp tôi. 
Câu 2: (2,0 điểm) 
Viết đoạn vĕn trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con 
người miền Trung Trung Bộ nước ta sau khi học xong vĕn bản”Vượt thác”của Võ Quảng. 
Câu 3: (6,0 điểm) 
Mùa đông vừa qua có những ngày rét đậm rét hại khiến em phải nghỉ học. Hãy tả lại 
một ngày đông giá lạnh đó ở khu phố hay thôn xóm nơi em ở bằng quan sát và tưởng 
tượng của em. 
-----------------Hết------------------ 
. 
12 
ĐỀ 11 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) 
1. Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Ai là nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi? 
A. Người em gái B. Người em gái và người anh trai 
C. Bé Quỳnh D. Người anh trai. 
Câu 2: Vì sao người anh trai thấy xấu hổ khi em gái vẽ mình trong truyện Bức tranh của 
em gái tôi? 
A. Em gái vẽ mình xấu quá B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường 
C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu 
D. Cả A, B, C. 
Câu 3: Đoạn trích Vượt Thác được trích từ tác phẩm nào? 
A. Đất Quảng Nam B. Quê hương 
C. Tuyển tập Võ Quảng D. Quê nội. 
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương? 
A. Dũng cảm B. Trong sáng hồn nhiên, nhân hậu 
C. Có tài hội họa. D. Cần cù 
Câu 5: Chi tiết”Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi 
rắn”thuộc đoạn nào? 
A. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng đồng bằng 
B. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng có nhiều thác nước 
C. Đoạn miêu tả cảnh sông chảy quanh núi cao sừng sững 
D. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng tương đống bằng phẳng. 
2. Cho đoạn vĕn sau và trả lời các câu hỏi 6, 7, 8. 
Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền từng bầy 
như những đám mây nhỏ. 
Trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 
. 
13 
Dượng Hương Thu như một pho tượng đồng đúc. 
Dượng Hương Thu giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 
Câu 6: Có bao nhiêu so sánh trong các câu vĕn trên? 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 7: Các so sánh trong các câu trên có cùng loại không? 
A. Có B. Không 
Câu 8: Tác dụng của phép so sánh trong các câu vĕn trên là gì? 
A. Gợi hình, gợi cảm, miêu tả sự thật, sự việc cụ thể, sinh động 
B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả 
C. Làm cho câu vĕn trở nên đưa đẩy và bóng bẩy 
D. Không có tác dụng gợi cảm. 
II, Tự luận (8,0 điểm) 
Câu 1: (2,0 điểm) 
a) Nhân hóa là gì? 
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn vĕn sau: 
"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt 
đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước 
mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác" 
(Vượt Thác - Võ Quảng) 
Câu 2: (6,0 điểm) Tả về người thân yêu và gần gũi nhất với mình 
= = = = = = Chúc các em làm bài tốt = = = = = 
. 
14 
ĐỀ 12 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. Đọc- hiểu 
Hãy đọc kĩ đoạn vĕn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới: 
 “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo 
rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó 
trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, 
chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn 
lao tù... 
 Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy 
sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng 
cho là chưa bao giờ mình chĕm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy 
kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền 
thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi" 
(Ngữ vĕn 6 - Tập 2) 
Câu 1: Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Tác giả của vĕn bản trên là ai? (0,25) 
Câu 2: Đoạn vĕn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? (0,25) 
Câu 3: Đoạn vĕn được kể theo ngôi thứ mấy?.(0,25) 
Câu 4: Câu vĕn:” bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được 
tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”đã sử dụng phép tu 
từ nào? (0,25) 
Câu 5: Em hiểu như thế nào về lời nói”...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng 
nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao 
tù...”(1,0) 
Câu 6: Ý nghĩ nhan đề của vĕn bản? (0,5) 
Câu 7: Điều mà em học tập được nhân vật”tôi”trong đoạn trích? (1,5) 
II. Làm vĕn (6,0đ) 
Câu 8: Tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em. 
-----------------Hết------------------ 
. 
15 
ĐỀ 13 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
 "Ngày thứ nĕm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có vịnh 
Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông 
bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng sáng trong như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, 
nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá 
có vắng tĕm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã 
đôi ” 
(Ngữ vĕn 6 - tập 2) 
a. Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Của tác giả nào? 
b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn vĕn là gì? 
b. Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn vĕn trên và cho biết tác dụng 
của cách diễn đạt ấy? 
c. Tìm câu trần thuật đơn có từ”là”trong đoạn vĕn trên và xác định thành phần chủ ngữ, vị 
ngữ trong câu vừa tìm và cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong một số kiểu câu trần 
thuật đơn có từ”là"? 
Câu 2: (2,0 điểm) Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh 
Huệ. Đọc khổ thơ này em hiểu gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta? 
Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết bài vĕn tả mẹ của em. 
-----------------Hết------------------ 
. 
16 
ĐỀ 14 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1: Nguyễn Sen là tên khai sinh của tác giả nào? 
A. Tô Hoài. B. Đoàn Giỏi C. Minh Huệ D. Tạ Duy Anh 
Câu 2: Hình ảnh Người cha trong câu thơ:”Người cha mái tóc bạc”(Đêm nay Bác không 
ngủ) thuộc kiểu ẩn dụ nào? 
A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức 
C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
Câu 3: Vĕn bản Vượt thác trích từ truyện? 
A. Bến quê. B. Bến đợi. C. Quê nội. D. Đất rừng phương Nam. 
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương trong Bức tranh của 
em gái tôi? 
A. Hồn nhiên, hiếu động B. tài hội họa hiếm có 
C. Tình cảm trong sáng D. Không quan tâm đến anh 
Câu 5: Bài thơ Lượm là của tác giả nào? 
A.Tố Hữu B. Minh Huệ C. Tế Hanh D. Viễn Phương 
Câu 6 Vì sao trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, tác giả lại không kể về Lần thức 
dậy thứ hai của anh đội viên? 
A. Vì tác giả quên không kể. B. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện trùng lặp. 
C. Vì lần hai chẳng có gì đáng nói. 
D. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả: Làm cho ý thơ tập trung hơn và hình tượng Bác nổi 
bật hơn. 
Câu 7: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? 
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân 
B. Ở đời phải cẩn thân khi nói nĕng, nếu không sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân 
C. Ở đời mà có thói hung hĕng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn gì cũng 
mang vạ vào thân 
D. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. 
Câu 8:Đoạn trích Sông nước Cà mau trích từ tác phẩm nào? 
A. Rừng U minh B. Đất rừng phương nam 
C. Quê nội D. Đất phương nam 
II. Tự luận: (8,0 điểm) 
Câu 1: (3,0 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ từ câu”Anh đội viên nhìn Bác...Ngọn lửa 
hồng”Đêm nay Bác không ngủ” 
Nêu giá trị nội dung của bài thơ? 
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày nội dung và nghệ thuật của vĕn bản Sông nước Cà Mau của 
Đoàn Giỏi. 
Câu 3: (3,0 điểm) Qua vĕn bản Buổi học cuối cùng thầy Ha-men được miêu tả như thế 
nào? Những chi tiết đó gợi cho em hình dung về một người thầy như thế nào? 
-----------------Hết------------------ 
. 
17 
ĐỀ 15 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? 
a. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân. 
b. Ở đời mà có thói hung hĕng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào 
mình. 
c. Ở đời phải cẩn thận khi nói nĕng nếu không sớm muộn cũng mạng vạ vào mình. 
d. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. 
Câu 2: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là gì? 
a. Tả cảnh sông nước miền Trung. b. Tả cảnh quan vùng cực Nam của Tổ quốc. 
c. Tả cảnh sông nước. d. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người. 
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học của truyện”Bức tranh của em gái tôi"? 
a. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài nĕng của người khác. 
b. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. 
c. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ cá nhân. 
d. Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác. 
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu vĕn Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ 
được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù? 
a. Dân tộc ấy sẽ không bị đồng hoá, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình. 
b. Tiếng nói ấy sẽ giúp dân tộc không đánh mất bản sắc của mình. 
c. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để 
mở cánh cửa nô lệ. 
d. Gồm cả ba ý trên. 
Câu 5: Ý nghĩa của 3 câu kết bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là? 
a. Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác. 
b. Cả cuộc đời Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước. 
c. Đó chính là lẽ sống”Nâng niu tất cả chỉ quên mình”của Bác. 
d. Cả 3 ý trên đều đúng. 
Câu 6: Nối đúng tên tác phẩm với tên tác giả: 
a. Bài học đường đời đầu tiên 1. Đoàn Giỏi 
b. Sông nước Cà Mau 2. Võ Quảng 
c. Vượt thác 3. Minh Huệ 
d. Bức tranh của em gái tôi 4. Tạ Duy Anh 
e. Đêm nay Bác không ngủ 5. Tô Hoài 
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,5 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm) Viết một đoạn vĕn khoảng 6 đến 8 câu tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của em 
gái tôi (dành cho 6c) 
Câu 2: (4 điểm) Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong vĕn bản”Bài học đường đời 
đầu tiên”(Ngữ vĕn 6, tập 2). 
-----------------Hết------------------ 
. 
18 
ĐỀ 16 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1. (2 điểm) 
 Cho đoạn thơ sau: 
 Ngày Huế đổ máu 
 Chú Hà Nội về 
Tình cờ... 
 ....Hàng Bè. 
 a. Hãy điền tiếp những từ ngữ bị thiếu để hoàn thiện đoạn thơ trên. 
 b. Đoạn thơ đã được hoàn chỉnh trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
 c. Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ của câu thơ: Chú Hà Nội về. 
 d. Câu thơ”Ngày Huế đổ máu”sử dụng biện pháp tu từ nào đã học? 
Câu 2. (2 điểm): 
 Cho câu vĕn sau là câu chốt: Cô giáo tôi rất yêu học trò. Hãy viết tiếp 6-7 câu để tạo 
thành đoạn vĕn tự sự, trong đó có một câu sử dụng phép tu từ so sánh, hãy gạch chân câu 
vĕn đó, 
Câu 3. (6 điểm) 
 Con sông quê em mang vẻ đẹp hiền hòa và đáng yêu. Em hãy tả lại con sông đó. 
-----------------Hết------------------ 
. 
19 
ĐỀ 17 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn vĕn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: 
“Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, 
vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu 
nĕm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn 
lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”. 
(“Phong cảnh Hòn Đất”- Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I) 
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn vĕn? 
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn vĕn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? 
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn vĕn? 
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn vĕn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ 
gìn, bảo vệ thiên nhiên? 
Phần II: Tạo lập vĕn bản (6,0 điểm) 
Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả 
cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. 
-----------------Hết------------------ 
. 
20 
ĐỀ 18 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1 (3,0 điểm) 
Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
 Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ 
ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi 
nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi 
thì 
(Ngữ vĕn 6- tập 2 trang 33) 
a) Đoạn vĕn trích trong vĕn bản nào? Vĕn bản ấy thuộc thể loại gì? 
b) Hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của 
em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. 
c) Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi 
người xung quanh? 
Câu 2 (2,0 điểm) 
Hãy xác định biện pháp nghệ thuật đã học trong các trường hợp sau và chỉ rõ kiểu của 
biện pháp nghệ thuật đó: 
a) Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Minh Huệ) 
b) Ngày Huế đổ máu (Tố Hữu) 
Câu 3 (5,0 điểm) 
Hãy tả lại một loài hoa mà em biết. 
-------------------HẾT------------------- 
Họ tên học sinh: Số báo danh: 
Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 
. 
21 
ĐỀ 19 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 60 phút 
Câu 1. (2đ) 
Xác định phép tu từ trong các câu thơ sau, nêu tác dụng của các phép tu từ đó. 
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lĕng 
Thấy môt mặt trời trong lĕng rất đỏ. 
 (Viễn Phương) 
b. Vì sao? Trái đất nặng ân tình 
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh 
 (Tố Hữu) 
Câu 2. (3đ) Đọc 2 mở bài sau: 
Mở bài 1: “ Và mẹ em chỉ có một trên đời” 
 Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiển tôi càng thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi 
vốn rất thích âm điệu của bài hát này-nó ngọt ngào như tình yêu mẹ dành cho cho tôi vậy. 
Mẹ-Tiếng nói luôn thân thương, gần gũi với tôi. 
Mở bài 2: 
 Quanh ta có biết bao người mà ta yêu mến. Nhưng đối với tôi mẹ là người tôi yêu quí và 
luôn cảm thấy gần gũi nhất. 
a. Hai mở bài trên, mở bài nào hay hơn? Vì sao? 
b. Học tập cách viết hay, viết một mở bài cho đề bài: Tả một người bạn thân. 
Câu 3. (5đ) Cho đoạn vĕn sau: 
 “ Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây 
to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về 
phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.” 
a. Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? 
b. Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn vĕn trên? 
c. Từ đoạn vĕn trên, em hãy viết một đoạn vĕn từ 10-12 câu miêu tả dòng sông quê em có 
sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa (hãy gạch chân các biện pháp 
nghệ thuật so sánh và nhân hóa đó). 
-------------------HẾT------------------- 
. 
22 
ĐỀ 20 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1. (2 điểm) Cho khổ thơ: 
 “Đêm nay Bác ngồi đó 
 Đêm nay Bác không ngủ 
 Vì một lẽ thường tình 
 Bác là Hồ Chí Minh.” 
 a, Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? 
 b, Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của khổ thơ trên. 
Câu 2. (3 điểm) 
 Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá được sử 
 dụng trong đoạn thơ sau: 
 “ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. 
 Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. 
 Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” 
(Khánh Chi, “Biển”) 
Câu 3. (5 điểm) 
 Dựa vào bài thơ ‘‘Lượm’’của Tố Hữu, hãy viết bài vĕn miêu tả chú bé liên lạc Lượm. 
-------------------------Hết----------------------- 
. 
23 
ĐỀ 21 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn vĕn sau và trả lời câu hỏi: 
 “ Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người 
tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng 
tảng, rất bướng. Hai cái rĕng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm 
máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng” 
 (Ngữ Vĕn 6 – Tập 2) 
a. Đoạn vĕn trên được trích từ vĕn bản nào? Được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
(1điểm) 
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn vĕn? (0,5 điểm) 
c. Đoạn vĕn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5điểm) 
Câu 2: (7,0 điểm): 
 Em hãy tả lại hình ảnh chú bé Lượm qua bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu? 
-----HẾT----- 
. 
24 
ĐỀ 22 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Phần I (2đ) 
 Đọc đoạn vĕn sau và trả lời các câu hỏi: 
 “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả trứng thiên 
nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thĕm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính 
mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ 
phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài 
lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài cánh nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng 
dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh »... 
1. Đoạn vĕn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ) 
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn vĕn? (0,5đ) 
3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn vĕn? (0,5đ) 
4. Nội dung của đoạn vĕn. (0,5đ) 
Phần II (8đ) 
 1.Tìm biện pháp nghệ thuật trong các đoạn thơ sau và nêu tác dụng? (2đ) 
 Anh đội viên nhìn Bác 
 Càng nhìn lại càng thương 
 Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm 
 (Đêm nay Bác không ngủ-Minh Huệ) 
Ngày Huế đổ máu 
 Chú Hà Nội về 
 Tình cờ chú cháu 
 Gặp nhau Hàng Bè 
 (Lượm-Tố Hữu) 
 2. Viết một đoạn vĕn ngắn (8 - 10 câu) miêu tả cánh đồng lúa quê em có sử dụng biện 
pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, từ láy (gạch chân biện pháp nghệ thuật sử dụng trong 
đoạn vĕn) (2đ) 
 3. Em hãy miêu tả hình ảnh bố hoặc mẹ khi em mắc lỗi. (4đ) 
-Hết- 
. 
25 
ĐỀ 23 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN: VĔN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút 
Câu 1: (2 điểm) 
Đọc đoạn vĕn sau và trả lời các câu hỏi: 
 Bởi tôi ĕn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng 
bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. 
Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi 
hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ 
gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã 
thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch 
giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương 
được và rất ưa nhìn. 
a. Đoạn vĕn trên trích trong vĕn bản nào? Tác giả đoạn vĕn là ai? 
b. Chỉ ra và nhận xét về phương thức biểu đạt của đoạn vĕn

Tài liệu đính kèm:

  • pdf23_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6.pdf