Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

Có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra, chất đạm còn góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

 

pptx 35 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY! 
Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một món mình ưa thích (ví dụ: trứng) thì có được không? Theo em, tại sao chúng ta cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau? 
BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG 
Chương 2: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
01 
02 
03 
04 
Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm 
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
Chế độ ăn uống khoa học 
Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm 
Quan sát H4.1 trang 25 SGK và thực hiện các yêu cầu: 
Em hãy cho biết tên các nhóm thực phẩm có trong H4.1. 
Vai trò của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người. 
1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm 
Nếu chỉ ăn thực phẩm của một trong 4 nhóm trên theo ý thích thì sẽ ảnh hưởng như đến cơ thể như thế nào? 
Có 4 nhóm thực phẩm chính: 
01 
03 
02 
04 
Kết luận 
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein ) 
Nhóm thực phẩm giàu chất đường, tinh bột (glucid) 
Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid) 
Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin 
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein) 
C ó vai trò xây d ựng , tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. 
Ngoài ra, chất đạm còn góp phần cung c ấ p năng lượng cho cơ thể hoạt động. 
Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): 
Là nguồn cung cấp năng lượng chủ y ế u cho mọi hoạt động của cơ thể. 
Nhóm thực phẩm giàu chất béo ( lipid): 
Góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết. 
Tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật. 
Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin: 
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 
Quan sát hình 4.2 trang 26 SGK và trả lời câu hỏi: 
Theo em, thể trạng của mỗi bạn trong hình thể hiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thế nào? 
KẾT LUẬN 
Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều gây ra tác hại đối với cơ thể. 
Nếu ăn uống thiếu chất thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. 
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và trí tuệ kém phát triển. 
Nếu ăn uống quá thừa so với nhu cầu cơ thể, kèm theo thói quen ít vận động thì các ch ấ t đạm và đường, bột sẽ tích luỹ trong cơ thể d ưới dạng mỡ , khiến cơ thể béo phì, vận động khó khăn, chậm chạp và dễ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,... 
3. Chế độ ăn uống khoa học 
Quan sát H4.3 và phân tích: 
Em hãy nhận xét về loại món ăn và thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng trong bữa ăn? 
Trong mỗi món ăn đã sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm nào? Loại thực phẩm nào có số lượng nhiều nhất? 
3.1. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
- Chế độ ăn uống khoa học trước hết cần có bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. 
- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. 
Ngoài cơm trắng, bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang,... ). 
3.2. Phân chia số bữa ăn hợp lí  
Quan sát sự phân chia khoảng cách giữa các bữa ăn của gia đình được minh hoạ ở H4.4 và trả lời các câu hỏi sau: 
Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình trên như thế nào? 
Thời gian đề tiêu hoá hết thức ăn là khoảng 4 giờ. Vậy các bữa ăn chính cách nhau tôi thiểu bao nhiêu giờ là hợp lí? 
KẾT LUẬN 
- Ăn đúng bữa phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiểu hoá thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
- Nếu các bữa ăn quá gần nhau hoặc quá xa nhau khiến dạ dày hoạt động không điều đó, gây hại cho sức khoẻ. 
- Ngoài việc ăn đúng bữa, còn phải ăn đúng cách: cần tập trung nhai kĩ, không nên đọc sách, xen TV hay làm việc trong khi ăn uống. 
4. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
4.1. Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
Em hãy nhắc lại các nhóm thực phẩm chính, kể tên các loại thực phẩm trong mỗi nhóm thực phẩm chính. 
K ể các món ăn chính trong bữa cơm gia đình, những món ăn kèm . 
Kết luận 
- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có đầy đủ các yếu tố sau: 
+ Có đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính . 
+ Các thực phẩm thuộc 4 nhóm chính có tỉ lệ thích hợp : 
Nhiều thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng . 
Lượng đủ và vừa đủ các thực phẩm cung cấp chất đường, bột, chất đạm . 
Ít cung cấp thực phẩm chất béo . 
Nên có đủ 3 món chính: món nấu, món xào, món luộc hoặc món mặn. Ngoài ra, có thêm món ăn phụ hoặc ăn kèm như rau sống, dưa chuột,... 
4.2 . Chi phí của bữa ăn  
Chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng = đơn giá x số lượng cần dùng 
Chi phí cho mỗi món ăn = chi phí thực phẩm thứ nhất + chi phí thực phẩm thứ hai + ... 
Chi phí cho bữa ăn = chi phí món ăn thứ nhất + chi phí món ăn thứ hai + ... 
4.3. Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
Hoạt động nhóm 
: 3 phút 
Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm xây dựng một bữa ăn định dưỡng hợp lí và tính chi phí cho bữa ăn đó. 
Yêu cầu của bữa ăn: 
Có đủ các món ăn chính; 
Có đủ 4 nhóm thực phẩm chính; 
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng hợp lí. 
Tiêu chí đánh giá kết quả 
* Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành: 
STT 
Các bước trong quy trình 
Có 
Không 
1 
Sắp xếp món ăn theo từng món. 
2 
Chọn món ăn chính. 
3 
Chọn món ăn kèm. 
4 
Hoàn thiện bữa ăn. 
5 
Ước tính số lượng thực phẩm cần dùng. 
6 
Tính chi phí mỗi loại thực phẩm cần dùng. 
7 
Tính chi phí mỗi món ăn. 
8 
Tính chi phí cho bữa ăn. 
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành: 
Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành. 
Đánh giá bữa ăn dinh dưỡng theo các tiêu chí sau: 
Có đủ các món ăn chính; 
Có đủ 4 nhóm thực phẩm chính; 
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng hợp lí. 
Quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí gồm các bước như sau : 
Bước 1: 
Bước 3: 
Lập danh sách các món ăn theo từng loại 
Bước 2: 
Bước 4: 
Chọn các món ăn chính 
Chọn thêm các món ăn kèm 
Hoàn thiện bữa ăn 
- Tính chi phí tài chính của bữa ăn gồm các bước sau: 
Bước 5: 
Bước 6: 
Bước 7: 
Bước 8: 
Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng 
Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng 
Tính chi phí cho mỗi món ăn 
Tính chi phí cho bữa ăn 
LUYỆN TẬP 
Câu 1 : Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính : Thịt lợn (thịt heo), cà rốt, cua, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bánh mì, bông cải, cải thìa, sườn lợn, bắp cải thảo, dứa, mỡ lợn, tôm khô, cá viên, su su, thịt gà, dầu ăn, gạo, cá ba sa. 
Gợi ý 
- Nhóm chất đạm: Thịt lợn (thịt heo), cua, sườn lợn, tôm khô, cá viên, thịt gà, cá ba sa . 
- Nhóm chất bột: khoai lang, bánh mì, gạo . 
- Nhóm chất béo : mỡ lợn, dầu ăn, gạo. 
- Nhóm vitamin : cà rốt, đậu cô ve, bí đao, rau muống, bông cải, cải thìa, bắp cải thả, su su. 
Câu 2 : Quan sát những món ăn dưới đây, em hãy cho biết mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu. 
Tôm rang thịt ba chỉ: cung cấp chất đạm . 
Canh cà rốt, su su nấu sườn lợn: cung cấp chất đạm, vitamin . 
Sườn lợn kho dứa: cung cấp vitamin và chất đạm . 
Rau củ luộc: cung cấp vitamin . 
Câu 3 : Cho các nhóm người sau: 
(1) Người cao tuổi; (2) Trẻ em đang lớn; (3) Trẻ sơ sinh; (4) Người lao động nặng. 
Em hãy ghép các yêu cầu dinh dưỡng dưới đây với từng nhóm người cho phù hợp. 
a. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn. 
b. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hoá được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày. 
c. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hoá. 
d. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ. 
ĐÁP ÁN: 1- c, 2-b, 3- a, 4-d 
Câu 4: 
Nếu chỉ sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm thì sẽ xảy ra điều gì đối với cơ thể? 
S ẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu chất din h dưỡng từ các nhóm thực phẩm khác. Do đó, cần sử dụng phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. 
VẬN DỤNG 
1. Gia đình em thường dùng những món ăn nào? Mỗi món ăn c u ng cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu? 
2. Em có nhận xét gì về cách ăn uống của mình? Nếu chưa hợp lí, em cần phải điều chỉnh lại như thế nào? 
VẬN DỤNG 
3. Dựa vào quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, em hãy tham khảo thêm Hình 4.5 và Bảng 4.2 để xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng hợp lí trong 1 ngày cho gia đình mình. 
4. Trên cơ sở tính toán chi phí cho mỗi món ăn, hãy tính toán chi phí cho các bữa ăn mà em vừa xây dựng ở câu 3. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Ôn tập kiến thức đã học 
Hoàn thành bài tập 
Xem trước nội dung bài 5 
CẢM ƠN CÁC EM 
ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_6_bai_4_thuc_pham_va_dinh_duong.pptx