Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18+19: Văn bản Thạch Sanh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18+19: Văn bản Thạch Sanh

Iv) Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời : * Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường:

-  Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.

-   Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.

-  Thạch Sanh được Thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

*  Kể về sự khác thường của Thạch Sanh nhân dân ta muốn tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

 

pptx 22 trang haiyen789 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18+19: Văn bản Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền thuyết là gì ?- Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến. Kiểm tra bài cũ ! Hãy kể tên những truyền thuyết mà em đã được học.Con Rồng cháu TiênSơn Tinh Thủy TinhThánh GióngBánh chưng, bánh giàySự tích Hồ Gươm . Tiết 18+19: THẠCH SANHCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC BẠN HỌC SINH ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY Đây là Thạch Sanh và Chằn Tinh I) Hướng dẫn tìm hiểu chung1 Khái niệm cổ tích2 Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại ? Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích ( Thời có Ngọc Hoàng ).Ở ?Quận Cao Bình xưa thuộc huyện Thạch Lâm, nay thuộc huyện Hòa An, tỉnh Cao BằngII) Hướng dẫn đọc văn bản 1 Đọc, kể2 Bố cục : 3 phần/đoạn- Đoạn 1 ( Từ đầu ... mọi phép thần thông) : Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.- Đoạn 2 ( Tiếp ... bị bắt hạ ngục): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.- Đoạn 3 (phần còn lại): Phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.3 Nội dung, ý nghĩa- Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.4 Nghệ thuật :- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần )- Xây dựng hai nhân vật đối lậpIii) Tổng kết phần ghi nhớ (sgk trang 67) Iv) Đọc hiểu văn bảnCâu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Trả lời : * Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường:- Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.- Thạch Sanh được Thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.* Kể về sự khác thường của Thạch Sanh nhân dân ta muốn tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.Câu 2 Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những thử thách ấy?-Trả lời: * Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách:- Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh.- Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.* Qua những lần thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất quý báu sau:- Sự thật thà, chất phác.- Sự dũng cảm và tài năng (diệt chằn tinh, diệt đại bàng, có nhiều phép lạ).Câu 3 Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này.Trả lời Phương diện đối lậpThạch SanhLí ThôngTính cáchvô tư, thật thà, vị tha, dũng cảmlừa lọc, xảo trá, vụ lợiHành độnggiết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúalừa dối và cướp công của Thạch SanhCâu 4* Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em nãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.Trả lời:- Tiếng đàn: giải oan, vạch mặt Lí Thông, khiến quân lính không còn muốn đánh nhau nữa tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh chính nghĩa. - Niêu cơm: sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo, chuộng hòa bình.Câu 5 thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ. Cách kết thúc truyện thể hiện niềm tin, sự công bằng và chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về cái thiện. Còn cái ác, kẻ ác bị trừng phạt thích đáng.- Cách kết thúc có hậu ấy thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, chẳng hạn như: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây khế...Ghi nhớ sgkCỦNG CỐ KIẾN THỨCTrước khi kết thúc bài học chúng ta hãy làm một vài câu hỏi trắc nghiệm nhé!Câu 1 Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gìA. Đấu tranh chinh phục tự nhiênB. Đấu tranh chống xâm lượcC. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hộiD. Đấu tranh giữa thiện và ácCâu 2: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động ?A Sức mạnh của nhân dânB Công bằng xã hộiC Tất cả các ý trênD Cái thiện chiến thắng cái ácCâu 3: Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?Từ thế giới tâm linh B. Từ những người chịu nhiều đau khổC. Từ chú bé mồ côiD. Từ những người đấu tranh quật khởiCâu 4 : Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?A. ĐúngB. Sai Quý thầy cô cùng các bạn

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_1819_van_ban_thach_sanh.pptx