Bài tập Lịch sử, Địa lí Lớp 6 - Tự học

Bài tập Lịch sử, Địa lí Lớp 6 - Tự học

Bài toán 4. Em hiểu gì về ý nghĩa của các số nguyên trong các câu sau:

a) Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m.

b) Độ cao của hơn một nửa nước Hà Lan (Thuộc châu Âu) là -1m.

c) Độ cao trung bình của tam giác Bec-mu-da (tam giác quỷ thuộc vùng

biển Ca-ri-bê- trung mỹ) là -2000m.

Bài toán 5. Dùng số nguyên biểu thị các mốc thời gian sau.

a) Thời đại Hùng Vương kết thúc vào khoảng năm 258 trước Công

nguyên.

b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 sau công nguyên.

c) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn thu về một

mối và lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt định

đô ở Hoa Lư năm 968 sau công nguyên.

 

docx 7 trang tuelam477 4380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Lịch sử, Địa lí Lớp 6 - Tự học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TỰ HỌC
Bài toán 1.
Dùng các số nguyên để biểu thị các độ cao và cho biết ý nghĩa của nó:
a) Độ cao của đỉnh núi Ê-vơ –rét ( thuộc Nê-pan) là 8848 m
b) Độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là 3143 m
Bài toán 2.Viết các độ cao sau và cho biết ý nghĩa của nó.
a) Độ cao trung bình của Tây Nguyên (Việt Nam) là 700 m.
b) Độ cao của đỉnh núi Bồ (khu di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới Tràng An xã Trường Yên) là 1000m
Bài toán 3. Đọc các số nguyên để biểu thị các độ cao và cho biết ý nghĩa của nó:
a) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an là -11524 m.
b) Đáy vịnh Cam Ranh có độ cao là -30m.
Bài toán 4. Em hiểu gì về ý nghĩa của các số nguyên trong các câu sau:
a) Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m.
b) Độ cao của hơn một nửa nước Hà Lan (Thuộc châu Âu) là -1m.
c) Độ cao trung bình của tam giác Bec-mu-da (tam giác quỷ thuộc vùng
biển Ca-ri-bê- trung mỹ) là -2000m.
Bài toán 5. Dùng số nguyên biểu thị các mốc thời gian sau.
a) Thời đại Hùng Vương kết thúc vào khoảng năm 258 trước Công
nguyên.
b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 sau công nguyên.
c) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn thu về một
mối và lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt định
đô ở Hoa Lư năm 968 sau công nguyên..
Bài toán 6. Dùng số nguyên biểu diễn các mốc thời gian sau:
a) Thời kì An Dương Vương kết thúc khoảng năm 257 TCN.
b) Nhà toán học Pi-ta- go sinh năm 576 TCN
c) Thế vận hội đầu tiên tổ chức tại Olimpia (Hy-lạp) năm 776 TCN
d) Thế vận hội mùa hè lần thứ XXX tổ chức tại Luân Đôn (Anh) năm 2012.
Bài toán 7. Nhiệt độ buổi trưa ở Mát-xcơ-va là -70C. Buổi chiều nhiệt độ giảm
60C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều ở Mát-xcơ-va là bao nhiêu độ ?
Bài toán 8. Nhiệt độ ở Sapa vào buổi trưa là 300C, đến tối nhiệt độ giảm so với
buổi trưa là 50C. Do đó, ở Sapa có tuyết rơi. Hỏi vào buổi tối Sapa có nhiệt độ là
bao nhiêu?
Bài toán 9: Vùng Xi-bê –ri (Liên bang Nga) có nhiệt độ chênh lệch (nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất) trong năm nhiều nhất thế giới: nhiệt độ thấp nhất là -700C, nhiệt độ cao nhất là 370C. Tính số độ chênh lệch nhiệt độ của vùng Xibê –ri.
Bài toán 10. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét, biết rằng ông sinh năm 287 và
 mất năm -212 ?
Bài toán 11. Một đội bóng đá năm ngoái ghi được 27 bàn và để thủng lưới 48
bàn.Năm nay đội ghi được 39 bàn và để thủng lưới 24 bàn. Tính hiệu số bàn
thắng – thua của đội bóng trong mỗi mùa giải.
Bài toán 12: Năm ngoái ông Năm vay ngân hàng nhà nước để chăn nuôi 15
triệu đồng theo chế độ ưu đãi của nhà nước giành cho hộ nghèo vì vậy ông
không phải trả lãi xuất. Năm nay do làm ăn đúng quy cách ông đã thoát nghèo
và hiện tại ông đã trả được ngân hàng 10 triệu. Hỏi ông Năm còn nợ ngân hàng
bao nhiêu?
Bài toán 13. Mực nước ở bến sông Hoàng Long (Trường Yên –Hoa Lư) trong
một ngày lũ, buổi sáng mực nước thấp hơn báo động 2 là 60cm vào buổi trưa
mực nước cao hơn buổi sáng là 80cm và đến buổi chiều mực nước lại giảm so
với buổi trưa là 30cm. Hỏi mực nước buổi chiều ở bến sông Hoàng Long cao
hơn hay thấp hơn báo động 2?
Bài tập 14: Điền >, < ?
2 7
-2 .. -7
3 -8
4 -4
Bài tập 15:
a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:
5; -15; 8; 3; -1; 0
b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:
-97; 10; 0; 4; -9; 2000
Bài tập 16: Tìm x ∈ Z
a) – 6 < x < 0
b) – 2 < x < 2
Bài tập 17: Tìm giá trị tuyệt đối của các số: 1998; -2020; -9; 2019
Bài tập 18: Điền >; =; <
|4|...|7| ;
 |−2|...|−5| ;
 |−3|...|0| ;
 |6|...|−6|
Bài tập 19: Bổ sung chỗ thiếu ( ) trong các câu sau :
a) Trong hai số nguyên dương , số lớn hơn có giá trị tuyệt đối , ngược lại số có hai giá trị tuyệt đối lớn hơn là số 
b) Trong hai số nguyên âm, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối , ngược lại .
Bài tập 20: Viết tập hợp các số nguyên x thỏa mãn :
a) -2 < x < 5
b) -6 ≤ x ≤ -1
c) 0 < x ≤ 7
d) -1 ≤ x < 6
Bài tập 21: Thay các dấu * bằng các chữ số thích hợp:
a) -841 < -84*
b) -5*8 > -518
c) -*5 > -25
d) -99* > -991
Bài tập 22: Tìm số nguyên a, biết điểm a cách điểm 0 năm đơn vị ?
Bài tập 23: Điền vào chỗ trống:
Số nguyên a
Số liền trước a
Số liền sau a
-5
9
0
HƯỚNG DẪN
Bài toán 1.
+ Độ cao của đỉnh núi Ê- vơ - rét cao 8848 m so với mực nước biển. Là số nguyên dương(+8818m)
+ Khi nói độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là + 3143m, điều đó có nghĩalà đỉnh núi trên
 mực nước biển là 3143 m, là số nguyên dương.
Bài toán 2.
 a) +700m
b) +1000m
Bài toán 3. 
+ Độ cao của đáy vực Ma-ri-an là -11524 m. Nghĩa là đáy vực này nằm
dưới mực nước biển là 11524 m.
+ Đáy vịnh Cam Ranh có độ cao là -30m có ý nghĩa là đáy vịnh bên dưới
mực nước biển 30m.
Bài toán 4. Dưới mực nước biển
a) 65m
b) 1m
c) 2000m
Bài toán 5. 
+ Thời đại Hùng Vương kết thúc vào khoảng vào năm – 258 
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra khoảng năm + 40 
+ Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm + 968.
Bài toán 6. a) -257
 b) -567
 c) -776
 d) +2012
Bài toán 7. 
Khi nhiệt độ buổi chiều giảm 6oC nghĩa là tăng -6oC. 
Vậy nhiệt độ buổichiều ở Mát-xcơ-va là:
- 7 + (-6) = - (7+6) = -13
Vậy nhiệt độ buổi chiều ở Mát-xcơ-va là -13oC.
Bài toán 8. 
 30 + (-5) = 30 - 5 = 25
 Vào buổi tối Sapa có nhiệt độ là 250C.
Bài toán 9: 
Nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ của vùng Xi-bê –ri là:
37 – (-70) = 37 + 70 = 107
Vậy số độ chênh của nhiệt độ vùng Xi-bê-ri là 1070C.
Bài toán 10. 
Tính tuổi thọ ta lấy năm mất trừ năm sinh.
Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là :
 -212 – (-287) = -212 + 287 = 287 – 212 = 75
Vậy Ác – si – mét thọ 75 tuổi
Bài toán 11. 
a) Hiệu số bàn thắng thua của mùa giải năm trước là:
 21 – 32 = - (32- 21) = - 19 bàn
b) Hiệu số bàn thắng thua năm nay là 35 – 31 = 4 bàn
Bài toán 12: 
Số tiền ông Năm còn nợ ngân hàng là:
15 – 10 = 5 (triệu đồng)
Vậy ông Năm còn nợ lại ngân hàng là 5 triệu đồng.
Bài toán 13. 
Mực nước buổi chiều ở bến sông Hoàng Long là:
 -60 + 80 + (– 30) = 20 + (-30) = -10 
Vậy mực nước buổi chiều thấp hơn báo động 2 là 10cm.
Bài toán 14
2 ..< . 7
-2 .. >.. -7
3 > -8
4 > -4
Bài toán 15:
a) -15; -1; 0; 3; 5; 8
b) 2000; 10; 4; 0; -9; -97
Bài toán 16:
a) x ∈ Z và – 6 < x < 0 nên x ∈ {−5 ; −4 ; −3 ; −2 ; −1} 
b) x ∈ Z và – 2 < x < 2 nên x ∈ {−1 ; 0 ; 1} 
Bài toán 17:
|1998| = 1998 ; 
|−2001| = 2001 ; 
|−9| = 9 
|-2020| = 2020 
|2019| = 2019 
Bài toán 18:
|4| < |7|;
|−2| < |−5|;
|−3| > |0|;
|6| = |−6|
Bài toán 19:
a) Trong hai số nguyên dương, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối lớn hơn, ngược lại số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.
b) Trong hai số nguyên âm, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn, ngược lại số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.
Bài toán 20:
a) x ∈ {−1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4} 
b) x ∈ {−6 ; −5 ; −4 ; −3 ; −2 ; −1} 
c) x ∈ {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7} 
d) x ∈ {−1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}
Bài toán 21:
a) -841 -518
c) -15 > -25 d) -990 > -991
Bài 22:
a = 5
a = -5
Bài toán 23:
Số nguyên a
Số liền trước a
Số liền sau a
-5
-6
-4
9
8
10
0
-1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_lich_su_dia_li_lop_6_tu_hoc.docx