Bài tập Môđun môn Thể dục - Bài 3

Bài tập Môđun môn Thể dục - Bài 3

Vận động cơ bản:

- Có kiến thức để lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi cho sức khỏe để tập luyện

- Nhận biết được các dinh dưỡng cơ bản ảnh hưởng đế sự phát triển thể chất. Viết hoặc vấn đáp Câu hỏi Trong khi học chủ đề

- Thực hiện cơ bản đúng một số trò chơi và các bài tập: Cách cầm bóng; Ném rổ baằng 1 tay trên vai; tại chỗ ném cho người đối diện khoảng cách 5m; Viết hoặc vấn đáp Câu hỏi Trong khi học chủ đề

Năng lực tự học:

- Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ và tư tư thế ra sức và động tác gập cổ tay khi ném bóng đúng hướng.

- Nhận biết được một số tư thế, động tác sai thường mắc và cách sửa động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện;

- Điều chỉnh được tư thế của động tác, sửa sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện. Quan sát; Hỏi đáp Thang đo;

Bảng kiểm Trong khi học chủ đề

Năng lực giao tiếp và hợp tác:

- Biết tổ chức tập luyện theo tổ (nhóm) dưới sự hướng dẫn của giáo viên;

- Biết nhận xét, đánh giá kết quả tham gia tập luyện;

- Vận dụng những hiểu biết để tập luyện hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực.

- Tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện. Quan sát Thang đo

Rubric Trong khi học chủ đề

 

docx 10 trang Hà Thu 2280
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Môđun môn Thể dục - Bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁTRONG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: Bóng rổ
Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học, yêu cầu cần đạt về nội dung, biểu hiện của thành tố năng lực hoạt động Giáo dục thể chất, phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá và thời điểm đánh giá.
TT
Yêu cầu cần đạt
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Thời điểm đánh giá
1
Vận động cơ bản:
1.1
- Có kiến thức để lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi cho sức khỏe để tập luyện
- Nhận biết được các dinh dưỡng cơ bản ảnh hưởng đế sự phát triển thể chất.
Viết hoặc vấn đáp
Câu hỏi
Trong khi học chủ đề
1.2
- Thực hiện cơ bản đúng một số trò chơi và các bài tập: Cách cầm bóng; Ném rổ baằng 1 tay trên vai; tại chỗ ném cho người đối diện khoảng cách 5m; 
Viết hoặc vấn đáp
Câu hỏi
Trong khi học chủ đề
2
Năng lực tự học:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác bổ trợ và tư tư thế ra sức và động tác gập cổ tay khi ném bóng đúng hướng.
- Nhận biết được một số tư thế, động tác sai thường mắc và cách sửa động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện;
- Điều chỉnh được tư thế của động tác, sửa sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
Quan sát; Hỏi đáp
Thang đo;
Bảng kiểm
Trong khi học chủ đề
3
Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Biết tổ chức tập luyện theo tổ (nhóm) dưới sự hướng dẫn của giáo viên;
- Biết nhận xét, đánh giá kết quả tham gia tập luyện;
- Vận dụng những hiểu biết để tập luyện hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực.
- Tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
Quan sát
Thang đo
Rubric
Trong khi học chủ đề
4
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Quan sát
Thang đo
Trong khi học chủ đề
Công cụ đánh giá được thể hiện qua nội dung kiểm tra sau đây:
“THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC NÉM RỔ 1 TAY TRÊN VAI”
Bước 2: Xác định cách xử lý thông tin, bằng chứng thu thập được.
Bằng chứng thu thập được là các bài viết và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh. Cụ thể:
- Thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực được thể hiện qua bài làm, và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh.
- Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập: đối chiếu bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của HS so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.
- Xử lý thông tin trên các bài viết, và mức độ hoàn thành kĩ thuật động tác của học sinh thông qua phương pháp định lượng với thang đo, bảng kiểm theo ba mức độ:
+ Mức 1: Hoàn thành tốt
+ Mức 2: Hoàn thành.
+ Mức 3: Chưa hoàn thành .
1. BẢNG TIÊU CHÍĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC NÉM BÓNG 1 TAY TRÊN VAI
Bài tập: Kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai
- Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng tay trên vai là một kỹ thuật tương đối phổ biến để ném rổ ở cự ly xa, trung bình. Kỹ thuật ném bóng rổ 1 tay trên vai hay được các đội tiên tiến sử dụng trong các cuộc thi đấu nhất là khi ném phạt.
. Hướng dẫn kỹ thuật ném rổ 1 tay trên vai
Tư thế chuẩn bị
– Hai chân đứng tách rộng bằng vai, chân trước chân sau, tay nào ném rổ thì chân đó đứng trước, trọng tâm dồn vào chân trước hai tay cầm bóng trước ngực,
– Các ngón tay mở rộng tự nhiên, hai khuỷu tay co ép sát hai bên sườn mắt nhìn hướng ném.
Kỹ thuật ném rổ tại chỗ bằng 1 tay trên vai
Khi ném rổ
– Hai tay đưa bóng theo đường xiên lên bên trán trước mắt bên tay ném (cao trên vai), tay ném đặt phía quả bóng, vai và khuỷu tay hướng rổ, khuỷu tay hạ thấp, tay kia xòe rộng giữ phía bên chếch về trước quả bóng.
– Sau khi đưa bóng tới vị trí trên vai thì đồng thời hạ thấp trọng tâm.
– Tiếp đó 2 chân đạp đất tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay đến cẳng tay.
– Khi tay gần thẳng hết thì dùng sức của cổ tay và các ngón tay gập và miết theo bóng.
– Điểm tiếp xúc với bóng cuối cùng là 2 ngón trỏ và giữa.
– Sau khi bóng bay ra, thân người vươn lên cao và trọng tâm dồn vào chân trước. Do sức miết của các ngón tay, bóng xoáy ngược trở lại theo trục ngang.
 Sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa
Sai lầm: Ném rổ ít chuẩn xác.
Phương pháp sửa chữa: Tập cảm giác tay: Đứng tại chỗ đẩy bóng ra tay. Chú ý dùng lực cổ tay. Tập sử dụng ra tay cuối cùng bằng 2 ngón trỏ và giữa. Tập ném rổ với các cự ly khác nhau.
Sai lầm: Đường bóng đi thấp.
Phương pháp sửa chữa: Khuỷu tay khi ném rổ phải nâng lên hướng về trước và lên cao. Cổ tay thả lỏng và dùng sức để ném bóng đi.
Sai lầm: Không lợi dụng được sức của toàn thân để đẩy bóng đi xa.
Phương pháp sửa chữa: Tập tại chỗ đưa bóng từ ngực lên vai và duỗi tay ném rổ phải liên tục. Khi đưa bóng lên vai cần phối hợp nhịp nhàng, hạ thấp trọng tâm thân người, nhanh chóng đạp chân vươn thân dồn lực vào tay. Tại chỗ tập phối hợp ném bóng vào rổ từ chậm tới nhanh, kết hợp từ không có bóng tới có bóng.
Đánh giá:
Hoàn thành tốt
(8 - 10 điểm)
Hoàn thành 
(5 - 7 điểm)
Chưa hoàn thành 
(dưới 5 điểm)
- Thực hiện cơ bản đúng động tác ném bóng trúng đích, biết được sai sót kĩ thuật động tác và cơ bản khắc phục được trong tập luyện.
- Thực hiện được động tác ném bóng trúng đích, biết và sửa được sai sót kĩ thuật động tác trong tập luyện.
- Chưa thực hiện được động tác ném bóng trúng đích.
Lưu ý: Căn cứ vào khả năng và thái độ tập luyện của học sinh để đánh giá mức độ cho phù hợp.
2. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
2.1. Bài tập: Chạy tiếp sức chuyển vật cự li 15m, lặp lại 2 lần, sau mỗi lần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.
2.2. Đánh giá: Thực hiện hết lượng vận động
Chú ý: GV cần điều chỉnh lượng vận động cho HS theo nhóm sức khỏe
3. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN
3.1. Chăm sóc sức khỏe: (Chọn đáp án đúng nhất)
3.1.1. Việc vệ sinh sân tập để làm gì? 
A. Để vừa lòng giáo viên
B. Để có hoạt động
C. Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, không ảnh hưởng tới tập luyện
D. Để thể hiện mình
Đáp án: C
3.1.2. Khi vệ sinh sân tập, em và các bạn cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
A. Đội mũ (nón)	B. Đeo khẩu trang 
C. Mang theo cặp sách	D. mang theo bình nước uống
Đáp án: B
3.1.3. Sau khi vệ sinh sân tập, em cần làm gì để đảm bảo sức khỏe?
A. Rửa tay bằng xà phòng
B. Thả lỏng toàn thân
C. Tập động tác tay
D. Thả lỏng cho đỡ mỏi
Đáp án: A
3.1.4. Để tập luyện có kết quả tốt, em cần phải chú ý gì?
A. Uống nhiều nước
B. Ăn no
C. Mặc trang phục gọn gàng
D. Phơi nắng trước khi tập
Đáp án: C
3.1.5. Sau khi tập luyện em cần làm gì để giữ gìn dụng cụ và đảm bảo vệ sinh?
A. Để dụng cụ vào nơi qui định và rửa tay sạch sẽ
B. Cùng các bạn vào lớp ngay
C. Chạy một vòng sân
D. Về nhà nghỉ ngơi
Đáp án: A
3.2. Vận động cơ bản:
Quá trình sinh ra và lớn lên của con người cần có những hoạt động vận động có ý thức và đúng cách thì cơ thể mới phát triển toàn diện. Muốn vậy các em phải có những bài tập giáo dục thể chất phù hợp. 
Câu hỏi (Chọn đáp án đúng nhất): Trong giờ học bài thể dục, bạn Anh tự động chạy ra ngoài để uống nước, thấy vậy bạn Bình nhắc bạn Anh cần phải xin phép cô giáo.
3.2.1. Em thấy hành động của bạn Bình thế nào? 
A. Nhắc bạn Anh tôn trọng cô giáo
B. Tôn trọng bạn Bình
C. Tôn trọng các bạn trong lớp
D. Tôn trọng bản thân mình
Đáp án: A
3.2.2. Nếu bạn B tỏ thái độ khó chịu, em phải làm gì?
A. Mách cô giáo
B. Nhẹ nhàng giải thích cho bạn hiểu
C. Tỏ thái độ khó chịu với bạn
D. Phê bình bạn trước lớp
Đáp án: B
3.2.3. Các tư thế vận động cơ bản bao gồm những động tác có liên quan đến:
A. Đứng, đi, Chạy, nhảy
B. Ngồi xuống, đứng lên 30 lần
C. Bò 100 mét
D. Ngồi im lặng
Đáp án: A
3.2.4. Khẩu lệnh sau để thực hiện nội dung nào trong phần Đội hình đội ngũ?
“Thành 3 hàng ngang tập hợp!”.
Đáp án: Tập hợp hàng ngang
3.2.5. Em hãy thực hiện bài thể dục phát triển chung.
Đáp án: 
Hoàn thành tốt
(8 - 10 điểm)
Hoàn thành 
(5 - 7 điểm)
Chưa hoàn thành 
(dưới 5 điểm)
Thực hiện cơ bản đúng cả bài, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được.
Thực hiện cơ bản đúng nửa bài, biết được lỗi sai
Chưa thực hiện được động tác nào.
3.2.6. Em hãy thực hành bài tập vận động phối hợp cơ thể. 
Đáp án:
Hoàn thành tốt
(8 - 10 điểm)
Hoàn thành 
(5 - 7 điểm)
Chưa hoàn thành 
(dưới 5 điểm)
Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp cơ thể, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được
Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai
Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.
3.2.7. Khi luyện tập nhóm, em và các bạn sửa lỗi sai thế nào?
A. Quát lên để cho bạn nhận ra
B. Mách cô giáo
C. Nhận xét và cùng nhau sửa lỗi cho bạn
D. Không hợp tác với bạn
Đáp án: C
3.2.8. Em tập động tác giậm chân tại chỗ, hai tay vung tự nhiên 10 – 15 lần lúc giải lao khi học bài để làm gì?
A. Chống mệt mỏi
B. Chống ánh nắng mặt trời
C. Chống ngủ gật
D. Chống đau lưng
Đáp án: A
3.3. Hoạt động thể thao (Thể thao tự chọn):
3.3.1. Tập môn thể thao yêu thích em thấy thế nào?
A. Thích tập luyện
B. Tập cho xong
C. Không hào hứng
D. Không muốn tập
Đáp án: A
3.3.2. Sau khi tập thể dục, có nhiều bạn không rửa tay, hành động đó em thấy thế nào?
A.Không sao
B. Không đảm bảo vệ sinh
C. Để giữ đôi tay cho các bạn
D. Cần được khen trước lớp
Đáp án: B
3.3.3 Hai tay đưa ra trước, bằng vai, bàn tay sấp là động tác gì?
A. Vung tay ra trước
B. Tiến lên phía trước
C. Hai tay nâng hạ trước
D. Hai tay ra trước
Đáp án: D
3.3.4. Con số trong trò chơi nhóm 3, nhóm 7 có liên quan đến môn học nào?
A. Lịch sử
B. Mĩ thuật
C. Âm nhạc
D. Toán
Đáp án: D
3.3.5. Em hãy tập một động tác của môn thể thao mà em thấy thích, sau đó ghi chép lại cách tập theo ý hiểu của mình.
Hoàn thành tốt
(8 - 10 điểm)
Hoàn thành 
(5 - 7 điểm)
Chưa hoàn thành 
(dưới 5 điểm)
Thực hiện cơ bản đúng các động tác trong bài tập phối hợp cơ thể, biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được
Thực hiện cơ bản đúng ít nhất một nửa các động tác trong bài tập, biết được lỗi sai
Chưa thực hiện được dưới một nửa động tác trong bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_modun_mon_the_duc_bai_3.docx