Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 6 - Chương: Cơ học - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An

Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 6 - Chương: Cơ học - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An

Câu 1: Các máy cơ đơn giản có:

A. Cấu tạo phức tạp, đắt tiền. B. Cấu tạo đơn giản, dễ tìm.

C. Kích thước lớn, khó làm. D. Rất nhiều bộ phận nhỏ, lắp ráp khó.

Câu 2: Để đo trọng lượng của một vật bằng lực kế lò xo, ta phải móc vật vào lực kế

và cầm lực kế :

A. Theo phương thẳng đứng, vật ở phía trên.

B. Theo phương thẳng đứng, vật ở phía dưới.

C. Theo phương ngang.

D. Theo phương bất kì, miễn là vật ở phía dưới.

Câu 3: Chọn câu đúng.

A. Vật có khối lượng càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.

B. Vật có khối lượng càng nhỏ thì trọng lượng riêng càng nhỏ

C. Các chất khác nhau thì khối lượng riêng của chúng cũng khác nhau.

D. Đơn vị của khối lượng riêng là N/m3

Câu 4: Một người gánh một thúng gạo và một thúng bắp ở hai đầu đòn gánh, vai

đặt ở vị trí gần với thúng gạo hơn và đòn gánh cân bằng, nằm ngang. Kết luận nào

sau đây là đúng?

A. Thúng gạo và thúng bắp có trọng lượng bằng nhau.

B. Thúng gạo có khối lượng lớn hơn thúng bắp.

C. Lực mà vai người ấy phải chịu bằng trọng lượng của thúng gạo vì vai đặt gần

thúng gạo hơn.

D. Thúng gạo có khối lượng nhỏ hơn thúng bắp

pdf 5 trang tuelam477 4920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lí Lớp 6 - Chương: Cơ học - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An 
 Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 
Tuần online 01 
Ôn tập kiến thức cũ 
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG CƠ HỌC 
Môn: Vật lý 6 
Các em đọc lại sách giáo khoa và vở học, 
hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sau đây 
nhé. Bạn nào hoàn thành sớm nhất, đúng nhất thì 
sẽ có quà vào ngày đi học lại. 
Nộp kết quả cho thầy qua tin nhắn 
Facebook hoặc Zalo ( ghi ngắn gọn, ví dụ câu 1 các 
em chọn đáp án là câu A thì ghi là 1A, lần lượt 
cho đến câu 20) 
Sau bài ôn này, sẽ có bài kiến thức mới về sự 
nở vì nhiệt của các chất: Các em đọc sách giáo 
khoa, tham khảo bài dạy của thầy cô trên truyền 
hình, hoặc tìm kiếm bài dạy trên Youtube (vào 
Youtube, gõ nguyên cái tên đề bài vào sẽ có nhiều 
video để các em tham khảo) 
Câu 1: Các máy cơ đơn giản có: 
A. Cấu tạo phức tạp, đắt tiền. B. Cấu tạo đơn giản, dễ tìm. 
C. Kích thước lớn, khó làm. D. Rất nhiều bộ phận nhỏ, lắp ráp khó. 
Câu 2: Để đo trọng lượng của một vật bằng lực kế lò xo, ta phải móc vật vào lực kế 
và cầm lực kế : 
A. Theo phương thẳng đứng, vật ở phía trên. 
B. Theo phương thẳng đứng, vật ở phía dưới. 
C. Theo phương ngang. 
D. Theo phương bất kì, miễn là vật ở phía dưới. 
Câu 3: Chọn câu đúng. 
A. Vật có khối lượng càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn. 
B. Vật có khối lượng càng nhỏ thì trọng lượng riêng càng nhỏ 
C. Các chất khác nhau thì khối lượng riêng của chúng cũng khác nhau. 
D. Đơn vị của khối lượng riêng là N/m3 
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An 
 Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 
Câu 4: Một người gánh một thúng gạo và một thúng bắp ở hai đầu đòn gánh, vai 
đặt ở vị trí gần với thúng gạo hơn và đòn gánh cân bằng, nằm ngang. Kết luận nào 
sau đây là đúng? 
A. Thúng gạo và thúng bắp có trọng lượng bằng nhau. 
B. Thúng gạo có khối lượng lớn hơn thúng bắp. 
C. Lực mà vai người ấy phải chịu bằng trọng lượng của thúng gạo vì vai đặt gần 
thúng gạo hơn. 
D. Thúng gạo có khối lượng nhỏ hơn thúng bắp. 
Câu 5: Các loại kéo cắt tôn, cắt sắt thường có lưỡi kéo ngắn và tay cầm dài hơn. Lí 
do của việc chế tạo kéo như vậy là: 
A. Làm cho kéo sử dụng được bền hơn. 
B. Làm cho việc cầm kéo được dề dàng hơn. 
C. Dễ lợi về đường cắt (đường cắt dài hơn). 
D. Trong khi cắt tôn, cắt sắt cần phải có lực cắt lớn nên việc chế tạo lưỡi cắt ngắn 
hơn tay cầm để được lợi về lực 
Câu 6: Dùng thìa và đổng xu đều có thể cạy (mở) được nắp hộp sữa (loại có nắp 
đậy). Thông tin nào sau đây là đúng? 
A. Dùng thìa dễ mở hơn vì thìa có cán dài, dễ cầm. 
B. Dùng đồng xu dễ mở hơn vì đồng xu hình tròn, dễ cạy hơn. 
C. Dùng thìa dễ mở hơn vì thìa có cán dài nên có thể chọn khoảng cách thích hợp 
để được lợi về lực. 
D. Dùng đồng xu dễ mở hơn vì đồng xu nhỏ, dề cầm. 
Câu 7: Chọn câu đúng. 
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. 
B. Ròng rọc động có thể vừa làm thay đổi hướng của lực vừa làm cho ta lợi về lực. 
C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm cho ta lợi về lực. 
D. Các câu A, B, C đều đúng. 
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An 
 Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 
Câu 8: Thay vì phải kéo vật lên cao trực tiếp bằng dây, một người đã dùng mặt 
phẳng nghiêng đế kéo. Thông tin nào sau đây là sai ? 
A. Người ấy phải dùng lực lớn hơn so với trọng lượng của vật. 
B. Người ấy chỉ phải dùng lực nhỏ hơn so với trọng lượng của vật. 
C. Nếu dùng mặt phắng nghiêng càng dài thì người ấy càng có lợi về lực. 
D. Để đạt được cùng độ cao, người ấy phải kéo vật đi quãng dường dài hơn. 
Câu 9: Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây 
A. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 
B. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng 
nghiêng. 
C. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. 
D. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 
Câu 10: Trên thực tế, khi nói chì nặng hơn sắt, người ta đã ngầm so sánh đại lượng 
nào sau đây: 
A. Khối lượng. B. Khối lượng riêng. 
C. Trọng lượng. D. Trọng lượng riêng. 
Câu 11: Khi mua một ít trái cây (như cam, quýt...) người ta thường dùng đơn vị nào 
sau đây để nói về khối lượng của chúng? 
A. tấn. B. kilôgam (kg). 
C. gam (g). D. miligam (mg). 
Câu 12: Trong các lực nêu dưới đây, lực nào là lực đàn hồi? 
A. Lực đẩy của lò xo trong bút bi. 
B. Trọng lượng của một quả nặng. 
C. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. 
D. Lực kết dính giữa hai tờ giấy. 
Câu 13: Chọn câu đúng nhất. 
A. Hai lực cân bằng luôn có độ lớn bằng nhau. 
B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 
C. Mỗi lực đều có phương và chiều xác định. 
D. Cả ba câu A, B và C đều đúng. 
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An 
 Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 
Câu 14: Quan sát một ngọn đèn treo trên trần nhà và đang đứng yên. Thông tin nào 
sau đây là đúng? 
A. Lực kéo của dây tác dụng lên đèn lớn hơn trọng lực do Trái Đất tác dụng lên 
đèn, nhờ đó đèn mới không bị rơi xuống. 
B. Ngọn đèn chỉ chịu tác dụng của trọng lực 
C. Ngọn đèn chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây treo (do dây bị căng). 
Hai lực này cân bằng nhau. 
D. Ngọn đèn không chịu tác dụng của lực nào. 
Câu 15: Một người muốn đưa một vật nặng lên cao. Để đỡ tốn sức, người ấy có thể 
dùng: 
A. Mặt phẳng nghiêng. B. Hệ thống ròng rọc 
C. Đòn bẩy. D. Cả ba máy cơ nêu trên. 
Câu 16: Tại sao khi làm đường ôtô qua đèo người ta thường làm đường ngoằn 
ngoèo rất dài mà không làm đường thẳng từ chân núi lên đỉnh núi? Chọn câu trả lời 
đúng trong các câu trả lời sau: 
A. Làm đường ngoằn ngoèo đẹp hơn. 
B. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ nghiêng. 
C. Làm đường ngoằn ngoèo để tăng ma sát. 
D. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ cao. 
Câu 17: Trên vỏ một hộp sữa có ghi: "Khối lượng tịnh 397g". Con số 397g cho biết : 
A. Tổng khối lượng sữa trong hộp và vỏ hộp. 
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa. 
C. Khối lượng nước nóng cần pha thêm vào sữa. 
D. Khối lượng sữa chứa trong hộp. 
Câu 18: Lực nào trong các lực sau đây là lực đẩy ? 
A. Lực do nam châm tác dụng một viên bi sắt. 
B. Lực do dây cao su bị dãn tác dụng lên tay khi dùng tay để làm dãn dây cao su 
đó. 
C. Lực do gió tác dụng lên cánh buồm của thuyền buồm. 
D. Lực do người tác dụng để đưa cái gàu từ dưới giếng lên trên. 
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An 
 Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 
Câu 19: Một người đạp xe lên dốc, người ấy không cho xe đi thẳng lên dốc mà lại đi 
ngoằn ngoèo từ mép đường bên này chéo sang mép đường bên kia theo hình chữ S 
(trong điều kiện cho phép). Lí do là : 
A. Làm giảm độ cao của dốc. 
B. Làm cho lực đạp xe tăng lên. 
C. Làm giảm độ nghiêng của đoạn đường xe lên dốc, để lực đạp giảm hơn. 
D. Làm tăng chiều dài đoạn đường đi. 
Câu 20: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng 
lên quả bóng sẽ: 
A. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. 
B. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 
C. Chỉ làm biến đổi chuyên động của quá bóng. 
D. Chỉ làm biến dạng quả bóng. 
Hết 
Chuẩn bị bài mới: 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_mon_vat_li_lop_6_chuong_co_hoc_truong_trung_h.pdf