Chuyên đề bài tập Vật lý 6 - Chuyên đề I: Cơ học - Trường THCS Lý Tự Trọng

Chuyên đề bài tập Vật lý 6 - Chuyên đề I: Cơ học - Trường THCS Lý Tự Trọng

CHUYÊN ĐỀ I. CƠ HỌC 4

CHỦ ĐỀ 1. ĐO ĐỘ DÀI 4

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 4

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 5

CHỦ ĐỀ 2. CÁCH ĐO VÀ GHI KẾT QUẢ KHI ĐO ĐỘ DÀI 6

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 6

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 7

CHỦ ĐỀ 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG 9

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 9

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 11

CHỦ ĐỀ 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC 12

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 12

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 13

CHỦ ĐỀ 5. KHỐI LƯỢNG, ĐO KHỐI LƯỢNG 15

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 15

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 17

CHỦ ĐỀ 6. LỰC, HAI LỰC CÂN BẰNG 19

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 19

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 20

CHỦ ĐỀ 7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC 22

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 22

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 24

CHỦ ĐỀ 8. TRỌNG LỰC, ĐƠN VỊ LỰC 26

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 26

B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 27

 

docx 34 trang haiyen789 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập Vật lý 6 - Chuyên đề I: Cơ học - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN PHƯỚC 
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 
	----- @&? -----
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP
VẬT LÝ 6
(Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
E = mc2
	Họ và tên học sinh: 	
	Lớp: 	
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ I. CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1. ĐO ĐỘ DÀI
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Đo độ dài là gì?
Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.
2. Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).
Ngoài ra còn dùng:
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).
 1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m
- Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).
 1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m
- Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)
 1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m
- Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.
3. Đo độ dài
Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp 
 Mọi thước đo độ dài đều có:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
 Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc.
II. Phương pháp giải
Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo
- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:
 + Xác định đơn vị đo của thước.
 + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).
 + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)
Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN = (2-1)/5 = 0,2 cm
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Chọn phương án sai. Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là
A. mét (m) 	B. kilômét (km)	C. mét khối (m3) 	D. đềximét (dm)
Hướng dẫn giải:
Mét khối (m3) là đơn vị đo thể tích ⇒ Đáp án C sai
Bài 2: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.	B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.	D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.
Hướng dẫn giải:
Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước ⇒ Đáp án A
Bài 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây 	B. Thước mét	C. Thước kẹp 	D. Compa
Hướng dẫn giải:
Dụng cụ compa dùng để vẽ đường tròn không được sử dụng để đo chiều dài.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là
A. mét (m) 	B. xemtimét (cm)	C. milimét (mm) 	D. đềximét (dm)
Hướng dẫn giải:
Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là mét (m) ⇒ Đáp án A.
Bài 5: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
A. số nhỏ nhất ghi trên thước.	B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
D. độ lớn nhất ghi trên thước.
Hướng dẫn giải:
Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
⇒ Đáp án B
Bài 6: Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.
A. 1 mm 	B. 0,2 cm	C. 0,2 mm 	D. 0,1 cm
Hướng dẫn giải:
Trong khoảng rộng 1 cm có 6 vạch chia, tạo thành 5 khoảng. Do đó khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch chia là (1-0)/5=0,2cm ⇒ ĐCNN của thước là 0,2 cm ⇒ Đáp án B
Bài 7: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm	B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm
C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm	D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm
Hướng dẫn giải:
Giới hạn đo của thước là 30 cm.
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 10 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:
⇒ Đáp án B
Bài 8: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.	B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.	D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Hướng dẫn giải:
Thước có giới hạn đo là 10 cm.
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:
Bài 9: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:
A. Kilômét 	B. Năm ánh sáng	C. Dặm 	D. Hải lí
Hướng dẫn giải:
Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị năm ánh sáng
Bài 10: Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ:
A. Chiều dài của màn hình tivi.	B. Đường chéo của màn hình tivi.
C. Chiều rộng của màn hình tivi.	D. Chiều rộng của cái tivi.
Hướng dẫn giải:
Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ đường chéo của màn hình tivi.
CHỦ ĐỀ 2. CÁCH ĐO VÀ GHI KẾT QUẢ KHI ĐO ĐỘ DÀI 
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Cách đo độ dài
- Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
- Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
- Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).
2. Cách ghi kết quả đo chính xác
 + Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
 + Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số (phải ghi kết quả đo chính xác đến ĐCNN của dụng cụ đo hay nói cách khác chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo).
II. Phương pháp giải
1. Cách đặt thước và đọc kết quả
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Tức là đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. Tức là đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:
Trong đó:
 N là giá trị nhỏ ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo
 n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Ví dụ:
Dựa vào hình vẽ trên ta có:
Vậy chiều dài của bút chì là:
2. Ước lượng và chọn thước đo cho thích hợp
- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.
- Chọn thước đo:
 + Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).
 + Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.
Lưu ý: Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp. Chẳng hạn:
 + Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.
 + Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.
 + Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.
 + Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.
Hướng dẫn giải:
Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
⇒ Đáp án A
Bài 2: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.	
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
A. (1), (2), (3) 	B. (3), (2), (1)	C. (2), (1), (3) 	D. (2), (3), (1)
Hướng dẫn giải:
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
⇒ Đáp án C
Bài 3: Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
A. Đặt thước không song song và cách xa vật.	B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
D. Cả 3 nguyên nhân trên
Hướng dẫn giải:
Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là
- Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN không phù hợp.
- Đặt thước không song song và cách xa vật.
- Đặt mắt nhìn lệch.
- Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 2000 mm 	B. 200 cm	C. 20 dm 	D. 2 m
Hướng dẫn giải:
Nếu dùng thước đo có ĐCNN là 1mm để đo, cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.
⇒ Đáp án A
Bài 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.
C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.	D. Các phương án trên đều sai.
Hướng dẫn giải:
Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.
⇒ Đáp án A
Bài 6: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là
A. 1 cm 	B. 5 mm	C. lớn hơn 1 cm 	D. nhỏ hơn 1 cm
Hướng dẫn giải:
Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2
Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm
⇒ Đáp án D
Bài 7: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là
A. 0,1 cm 	B. 0,2 cm	C. 0,5 cm 	D. 0,1 mm
Hướng dẫn giải:
Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm
⇒ Đáp án A
Bài 8: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.	B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.
C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.	D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.
Hướng dẫn giải:
Nên chọn thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 50 cm và có ĐCNN bằng 1 mm
⇒ Đáp án C
Bài 9: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.	B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.	D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.
Hướng dẫn giải:
- Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.
- Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.
⇒ Đáp án D.
Bài 10: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:
A. 6,6 cm 	B. 6,5 cm	C. 6,8 cm 	D. 6,4 cm
Hướng dẫn giải:
Vậy chiều dài của bút chì là:
⇒ Đáp án A
CHỦ ĐỀ 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Đo thể tích chất lỏng là gì?
Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.
2. Đơn vị đo thể tích
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
Ngoài ra còn dùng:
 Đềximét khối (dm3)
 Xentimét khối (cm3) = 1 cc
 Milimét khối (mm3)
 Mililít (ml)
 1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc
 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc
3. Đo thể tích chất lỏng
- Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can 
- Trên mỗi bình chia độ đều có:
 + Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.
 + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).
Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l
4. Cách đo thể tích
Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
II. Phương pháp giải
1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình
- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.
- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:
 + Xác định đơn vị đo của bình.
 + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).
 + ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình)
Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 và cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì: GHĐ = 250 cm3 và ĐCNN = (100 – 50)/10 = 5 cm3
2. Ước lượng và chọn bình chia độ cho thích hợp
- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.
- Chọn bình chia độ:
 + Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.
 + Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ.
3. Cách đặt bình và đọc kết quả
- Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.
- Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:
 V = N + (n’.ĐCNN)
Trong đó: N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mực chất lỏng
 n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.	B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.	D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Hướng dẫn giải:
Giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.
⇒ Đáp án A
Bài 2: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:
A. mét (m)	B. kilôgam (kg)	C. Mét khối (m3) và lít (l)	D. mét vuông (m2)
Hướng dẫn giải:
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
⇒ Đáp án C
Bài 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:
A. Đặt bình chia độ nằm ngang.
B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.
D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.
Hướng dẫn giải:
Khi đo thể tích chất lỏng cần đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình ⇒ Đáp án B
Bài 4: Điền vào chỗ trống: 150 ml = .. m3 = .
A. 0,00015 m3; 0,15	B. 0,00015 m3; 0,015	C. 0,000015 m3; 0,15	D. 0,0015 m3; 0,015
Hướng dẫn giải:
150 ml = 0,00015 m3 = 0,15
Bài 5: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3. Hãy chỉ ra kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?
A. V1 = 22,3 cm3	B. V2 = 22,50 cm3	C. V3 = 22,5 cm3	D. V4 = 22 cm3
Hướng dẫn giải:
Thể tích đo được phải là bội số của 0,5 cm3 và phần thập phân phải lấy một chữ số
⇒ Đáp án C
Bài 6: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200 ml. Con số đó cho biết:
A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.	B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml
C. Khối lượng của hộp sữa	D. Khối lượng sữa trong hộp
Hướng dẫn giải:
Hộp sữa tươi có ghi 200 ml cho biết thể tích sữa trong hộp là 200 ml ⇒ Đáp án B
Bài 7: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.	B. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.
C. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.	D. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
Hướng dẫn giải:
Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít chọn bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml là phù hợp nhất.
⇒ Đáp án C
Bài 8: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?
A. Khách hàng cần mua 1,4 lít	B. Khách hàng cần mua 3,5 lít
C. Khách hàng cần mua 2,7 lít	D. Khách hàng cần mua 3,2 lít
Hướng dẫn giải:
Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng cần mua 3,5 lít
⇒ Đáp án B
Bài 9: Cho một bình sữa như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:
A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml	B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml
C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml	D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml
Hướng dẫn giải:
GHĐ của bình là 150 ml
Giữa số 30 và 60 có 3 khoảng chia nên ĐCNN của bình là:
⇒ Đáp án D
Bài 10: Thể tích mực chất lỏng trong bình là:
A. 38 cm3 	B. 39 cm3	C. 36 cm3 	D. 35 cm3
Hướng dẫn giải:
n = 5 ; ĐCNN = (40-30)/5 = 2 cm3
N = 30 ; n’ = 4
Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là:
V = N + (n’.ĐCNN) = 30 + (4.2) = 38 cm3 ⇒ Đáp án A
CHỦ ĐỀ 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước
Muốn đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.
 a) Dùng bình chia độ
Khi dùng bình chia độ thì nhớ đổ đủ nước vào bình (sao cho khi thả vật vào thì vật được ngập hoàn toàn trong nước). Khi đó thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
Thể tích của vật được tính bằng công thức: Vvật = V2 – V1
Trong đó: V1 là thể tích của nước khi chưa thả vật vào trong bình chia độ.
 V2 là thể tích của nước và vật khi thả vật vào trong bình chia độ.
Ví dụ: Thể tích của nước khi chưa thả viên đá vào trong bình chia độ là V1 = 150 cm3
Thể tích của nước và viên đá khi thả viên đá vào trong bình chia độ là V2 = 200 cm3
Thể tích của viên đá là: Vđá = V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3
 b) Dùng bình tràn
Ta thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.
Khi dùng bình tràn thì nhớ trước khi thả vật vào bình tràn thì phải đổ nước cho đầy bình tràn và hứng hết toàn bộ nước tràn ra vào bình chia độ, không được để nước đổ ra ngoài. Vì nếu đổ nước chứa đầy bình tràn hay nước bị đổ ra ngoài thì kết quả đo sẽ không chính xác. Khi đó thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật:
Vvật = Vnước tràn ra ở trong bình chia độ
2. Chú ý
Khi đo thể tích của vật không thấm nước và chìm được trong nước thì ta cần chú ý:
- Nếu vật nhỏ hơn bình chia độ thì ta nên dùng bình chia độ chứ không nên dùng bình tràn để việc thực hiện đơn giản và chính xác.
- Nếu vật lớn hơn bình chia độ thì ta phải dùng bình tràn, tất nhiên cũng phải dùng thêm bình chia độ.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
A. thể tích bình chứa.	B. thể tích bình tràn.
C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Hướng dẫn giải:
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
⇒ Đáp án C
Bài 2: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
A. Vrắn = Vlỏng – rắn - Vlỏng	B. Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng
C. Vrắn = Vlỏng – rắn + Vlỏng	D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng
Hướng dẫn giải:
Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ là Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng
⇒ Đáp án B
Bài 3: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 10 ml	B. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 2 ml
C. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml	D. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml
Hướng dẫn giải:
Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml
⇒ Đáp án D
Bài 4: Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 50 cm3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 100 cm3. Vậy thể tích vật rắn là:
A. 50 cm3 	B. 150 cm3	C. 96 cm3 	D. 100 cm3
Hướng dẫn giải:
- Thể tích nước dâng lên thêm là thể tích của vật.
- Lúc đầu thể tích nước là 50 cm3, sau khi cho vật vào thì thể tích là 100 cm3 ⇒ dâng thêm 50 cm3 
⇒ Đáp án A
Bài 5: Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích của vật rắn bằng bao nhiêu?
A. 40 cm3 	B. 90 cm3	C. 70 cm3 	D. 30 cm3
Hướng dẫn giải:
- Lúc đầu nước trong bình tràn là 60 cm3, sau khi cho vật vào thì nước trong bình dâng lên thêm 40 cm3 và bị tràn ra ngoài 30 cm3.
- Thể tích của vật là: Vvật = 40 + 30 = 70 cm3 ⇒ Đáp án C
Bài 6: Để đo thể tích của một đồng xu bằng kim loại. Bạn Nga đã bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó. Thể tích nước dâng lên thêm trong bình là 3 ml. Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:
A. 0,0003 dm3 	B. 0,003 dm3	C. 0,0003 m3 	D. 0,001 cm3
Hướng dẫn giải:
- Thể tích dâng lên 3 ml là thể tích của 10 đồng xu.
- Thể tích của một đồng xu là: ml = 0,3 cm3 = 0,0003 dm3
⇒ Đáp án A
Bài 7: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7 cm3. Bạn Lan đã dùng bình nào trong các bình sau?
A. Bình có ĐCNN 1 cm3	B. Bình có ĐCNN 0,1 cm3
C. Bình có ĐCNN 0,5 cm3	D. Bình có ĐCNN 0,2 cm3
Hướng dẫn giải:
ĐCNN phải là ước số của 55,7 cm3 ⇒ Dùng bình có ĐCNN 0,1 cm3 vì các bình khác không thể cho số lẻ đến 0,7 cm3.
Bài 8: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần
A. một bình chia độ bất kì.	B. một bình tràn.
C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.
D. một ca đong.
Hướng dẫn giải:
Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.
⇒ Đáp án C
Bài 9: Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VR + L là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình.
A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.
B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.
D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
Hướng dẫn giải:
Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL 
⇒ Đáp án D
Bài 10: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3 và ĐCNN 5 cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
A. 215 cm3 	B. 85 cm3	C. 300 cm3 	D. Cả A, B, C đều sai
Hướng dẫn giải:
Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.
⇒ Đáp án D
CHỦ ĐỀ 5. KHỐI LƯỢNG, ĐO KHỐI LƯỢNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Khối lượng của một vật là gì?
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
2. Đo khối lượng
Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.
3. Đơn vị khối lượng
- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.
- Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:
 + Lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.
 1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg
 + Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg) 
 1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg
4. Dụng cụ đo khối lượng
* Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van 
* Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).
- Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân.
- Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.
* Tìm hiểu cân Rô-béc-van
- Cấu tạo gồm các bộ phận sau:
(1) Đòn cân (2) Đĩa cân
(3) Kim cân (4) Hộp quả cân
(5) Ốc điều chỉnh (6) Con mã
- Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:
 + Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.
 + Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
 + Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
- Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.
5. Cách đo khối lượng
Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:
- Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.
- Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.
- Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ:
A. sức nặng của hộp mứt	B. thể tích của hộp mứt
C. khối lượng của mứt trong hộp mứt	D. sức nặng của hộp mứt
Hướng dẫn giải:
Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ khối lượng của mứt trong hộp mứt ⇒ Đáp án C
Bài 2: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.	B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Hướng dẫn giải:
Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
⇒ Đáp án D
Bài 3: Cho các phát biểu sau:
a) Đơn vị của khối lượng là gam.
b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.
c) Cân luôn luôn có hai đĩa.
d) Một tạ bằng 100 kg.
e) Một tấn bằng 100 tạ.
f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 5
Hướng dẫn giải:
Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B
Bài 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml	B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99	D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg
Hướng dẫn giải:
- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.
- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc
- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.
- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng
⇒ Đáp án D
Bài 5: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. 298 g 	B. 302 g 	C. 3000 g 	D. 305 g
Hướng dẫn giải:
Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C
Bài 6: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:
A. 5 g 	B. 100 g 	C. 10 g 	D. 1 g
Hướng dẫn giải:
Số cân hoa quả là bội của ĐCNN ⇒ ĐCNN của cân đã dùng là 1g ⇒ Đáp án D
Bài 7: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500 ”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?
A. mg 	B. tạ 	C. g 	D. kg
Hướng dẫn giải:
Vì viên thuốc có kích thước nhỏ nên khối lượng cũng nhỏ ⇒ Đáp án A
Bài 8: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.
B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
⇒ Đáp án C
Bài 9: Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là:
A. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.	
D. tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.
Hướng dẫn giải:
Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
⇒ Đáp án C
Bài 10: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì?
A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.
C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.
Hướng dẫn giải:
Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.
⇒ Đáp án B
CHỦ ĐỀ 6. LỰC, HAI LỰC CÂN BẰNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Lực là gì?
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.
2. Hai lực cân bằng
- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.
II. Phương pháp giải
1. Nhận biết lực,
- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.
- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép 
2. Xác định phương và chiều của lực
Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.
- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.
- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_vat_ly_6_chuyen_de_i_co_hoc_truong_thcs_ly.docx