Chuyên đề: Vận dụng kiến thức liên môn để bảo tồn và phát huy các trò chơi qua tiết học thể dục 6 - Tiết 24: Chạy nhanh. Chạy bền - Năm học 2018-2019
I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU:
1. Kiến thức bài học :
a- Kiến thức:
- Học sinh biết và thực hiện được kĩ thuật mặt hướng chạy, biết cách chơi trò chơi và rèn luyện chạy bền
b- Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và thực hiện được kĩ thuật “Đứng mặt hướng chạy – Xuất phát”.
- Rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong học tập để phát triển tố chất sức nhanh, sức bền trong vận động.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
c- Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, ý thức học tập tích cực tự giác, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động
- Biết ứng xử các tình huống khi hoạt động TDTT và trong sinh hoạt hàng ngày
d. Kĩ năng sống:
- Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
- Biết vận dụng để tự rèn luyện sức khỏe, xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, để học tập và làm việc tốt hơn, tìm kiếm tư liệu để lồng ghép tích hợp liên môn.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, tập luyện theo nhóm, sửa sai cho bạn, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề, nắm được các kĩ thuật giáo viên truyền tải.
- Thông qua trò chơi để các em hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy và bảo tồn các trò chơi.
- Giáo dục ý thức học hỏi, tuyên truyền tập luyện TDTT.
CHUYÊN ĐỀ “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC TRÒ CHƠI QUA TIẾT HỌC THỂ DỤC 6”. Tiết 24: CHẠY NHANH – CHẠY BỀN Bài dạy: - Chạy nhanh: + Học: Đứng mặt hướng chạy - Xuất phát + Trò chơi: “ Chạy tiếp sức chuyển vật” - Chạy bền: Luyện tập chạy bền I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU: 1. Kiến thức bài học : a- Kiến thức: - Học sinh biết và thực hiện được kĩ thuật mặt hướng chạy, biết cách chơi trò chơi và rèn luyện chạy bền b- Kỹ năng: - Học sinh hiểu và thực hiện được kĩ thuật “Đứng mặt hướng chạy – Xuất phát”. - Rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong học tập để phát triển tố chất sức nhanh, sức bền trong vận động. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn c- Thái độ: - Có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, ý thức học tập tích cực tự giác, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động - Biết ứng xử các tình huống khi hoạt động TDTT và trong sinh hoạt hàng ngày d. Kĩ năng sống: - Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. - Biết vận dụng để tự rèn luyện sức khỏe, xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, để học tập và làm việc tốt hơn, tìm kiếm tư liệu để lồng ghép tích hợp liên môn.. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, tập luyện theo nhóm, sửa sai cho bạn, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề, nắm được các kĩ thuật giáo viên truyền tải. - Thông qua trò chơi để các em hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy và bảo tồn các trò chơi. - Giáo dục ý thức học hỏi, tuyên truyền tập luyện TDTT. 2. Kiến thức liên môn được vận dụng : - Môn Thể dục: CHẠY NHANH – CHẠY BỀN. - Liên môn Sinh học: giúp các em biết cách hít thở đều trong khi luyện tập và chạy bền, ăn uống đầy đủ - khoa học để giữ gìn sức khỏe. - Liên môn GDCD: Giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, tổ chức, kỉ luật trong tập thể, giúp đỡ bạn trong học tập luyện, kêu gọi mọi người tham gia tập luyện thể thao để rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Bảo tồn, phát huy, yêu thích học môn thể dục thông qua các trò chơi . - Liên môn Toán: biết cách tính toán sắp xếp đội hình, phân nhóm, phân bố thời gian hợp lí .. - Liên môn Họa: Sử dụng tranh ảnh minh họa trong tiết dạy để tiết học thêm sinh động, khắc sâu kĩ thuật để các em hình thành tốt các kĩ thuật (tranh Đứng măt hướng chạy - Xuất phát). - Liên môn Môi trường: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống (Giáo dục Công dân 6). + Nêu được các biện pháp, điều kiện, sân bãi tập luyện TDTT, đảm bảo an toàn, điều kiện thoáng mát, sạch sẽ để tập luyện đạt hiệu quả cao .:Chạy biển, chạy bộ công viên, các phòng tập thể thao, phòng tập Gym, Aerobic, sân đánh cầu lông, tennis, bơi lội . - Liên hệ thực tế: vận dụng chơi 2 trò chơi ( “Tôi bảo” và “Chạy tiếp sức chuyển vật” để bảo tồn và phát huy các trò chơi trong cuộc sống. Ngoài ra còn cập nhật những thông tin nóng bỏng hàng ngày. 3- Ý nghĩa bài học: - Thông qua bài học giúp học sinh biết cách thực hiện được kỹ thuật, động tác ở mức cơ bản đúng. - Giúp học sinh yêu thích môn học thể dục. - Vận dụng các trò chơi để bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian. - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người, đồng thời biết yêu quý thân thể, bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Qua bài học, khích lệ tinh thần học tập sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh đối với bộ môn. Mặt khác giáo dục học sinh các kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo Học sinh làm chủ bài học và được phát triển toàn diện. II- NỘI DUNG: - Chạy nhanh: + Học: Đứng mặt hướng chạy - Xuất phát + Trò chơi: “ Chạy tiếp sức chuyển vật” - Chạy bền: Luyện tập chạy bền III- CHUẨN BỊ: - Địa điểm: Sân học thể dục trường THCS Nguyễn An Ninh, sân bãi sạch sẽ. - Đối tượng : Học sinh lớp 6. - Phương tiện: Còi, tranh, bóng, vạch chơi trò chơi III-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1- Hoạt động khởi động a. Nhận lớp b. Khởi động tâm thế - Chơi trò chơi: “ Tôi bảo” ( Tích hợp thực tế: ứng dụng trò chơi vào bài dạy để bảo tồn và phát huy các trò chơi trong cuộc sống, rèn luyện ĐHĐN tạo phản ứng, giúp tác phong nhanh nhẹn). c. Giới thiệu nội dung bài học Chạy nhanh: + Học: Đứng mặt hướng chạy - Xuất phát + Trò chơi: “Chạy tiếp sức chuyển vật” Chạy bền: Luyện tập chạy bền d. Khởi động: - Khởi động chung: + Tập 4 động tác phát triển toàn thân: Vươn thở, tay, tay ngực, chân. + Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, vai, khủyu tay, cánh tay, hông, đầu gối + Ép dọc, ép ngang - Khởi động chuyên môn: Tại chỗ chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đá gót chạm mông - GV nhận lớp kiểm tra sĩ số, sức khỏe học sinh. - GV hướng dẫn và cho HS chơi. - GV nhận xét tinh thần chơi của HS – Khích lệ động viên. - GV giới thiệu nội dung bài học. - GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai, giúp đỡ học sinh khởi động chưa tốt. - GV điều khiển học sinh tập luyện. - Lớp trưởng tập hợp 4 hàng ngang báo cáo sĩ số. - Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của GV. - Học sinh lắng nghe - HS khởi động theo sự hướng dẫn của Cán sự. - HS làm theo khẩu lệnh của GV. 2 - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Chạy nhanh: Học: Đứng mặt hướng chạy – Xuất phát (Tích hợp môn Họa: Tranh vẽ) - GV cho HS quan sát tranh vẽ kĩ thuật động tác ( theo từng tổ) và chuyển giao nhiệm vụ, phân nhóm cho HS tự tập. (Tích hợp môn Họa và môn Toán: Sắp xếp đội hình, phân chia nhóm). - GV gọi mỗi nhóm 1 HS đại diện lên trình bày sản phẩm. - GV nhận xét và khích lệ tinh thần của HS. - GV tập mẫu động tác đúng cho HS quan sát. - GV hô cho cả lớp HS tập 2-3 lần ( chỉ xuất phát không chạy). - Từng tổ học sinh quan sát tranh và tự tập ( 3- 4 phút) Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ - HS cử đại diện của tổ lên trình bày sản phẩm. - HS quan sát. - HS tập theo sự hướng dẫn của GV. 3- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Chạy nhanh: - Học: Đứng mặt hướng chạy – Xuất phát (Tích hợp môn GDCD: Giáo dục học sinh về ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, tập theo nhóm, tự giác, quan tâm giúp đỡ, sửa sai cho bạn) (Tích hợp môn Toán: tính toán, sắp xếp vị trí, di chuyển đội hình hợp lí - giãn cách rộng để tập luyện) b. Báo cáo sản phẩm: c. Chơi trò chơi: : “ Chạy tiếp sức chuyển vật” * Chú ý: Nếu bóng rơi, được nhặt lên và tiếp tục chạy. (Tích hợp thực tế: ứng dụng trò chơi vào bài dạy để bảo tồn và phát huy các trò chơi trong cuộc sống). (Tích hợp môn Toán: chia nhóm, chia lớp thành 4 đội để chơi trò chơi) (Tích hợp môn GDCD: Giáo dục, lồng ghép An Ninh quốc phòng, để rèn luyện tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đồng đội – thắng thua) d. Chạy bền: Luyện tập chạy bền (Liên hệ môn Sinh học: Hít thở đều khi chạy để đảm bảo nhịp tim, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe). Chạy bền trên địa hình tự nhiên vòng quanh sân tập. e. Thả lỏng: Rũ tay, chân, thả lỏng toàn thân. - GV chia và phân công tổ luyện tập. + GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm, cá nhân và hoạt động cặp đôi để hình thành kiến thức. + GV phân chia tổ và nơi luyện tập. - GV đi từng tổ quan sát HS tập luyện và giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. - GV cho từng tổ báo cáo sản phẩm. - GV quan sát – nhận xét và sửa sai cho từng tổ. - GV chốt kiến thức. - GV hướng dẫn HS và phổ biến luật chơi cho HS. - GV quan sát HS chơi. - GV nhận xét đợt chơi, công bố kết quả và khích lệ tinh thần học sinh. - GV hướng dẫn HS chạy bền - GV hướng dẫn HS thả lỏng - HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ huy của tổ trưởng + Tự tập + Cặp đôi Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ + Cả tổ cùng tập - Từng tổ lên báo cáo sản phẩm ( tập các động tác đã luyện tập). - HS quan sát nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe và sửa chữa. - HS chơi tích cực theo sự hướng dẫn của GV. - Tổ chức cho Hs chơi. (Tích hợp môn Toán: tính toán, sắp xếp đội hình chơi trò chơi). XP 5 - 7 m - HS luyện tập chạy bền + Nam 2 vòng sân trường + Nữ 1 vòng sân trường - HS làm theo sự hướng dẫn của GV 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Tích hợp, liên hệ thực tế: ứng dụng vào cuộc sống để phát triển toàn diện). - GV hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu kĩ bài học, thực hiện đúng các tư thế và áp dụng vào sinh hoạt hàng ngày - HS lắng nghe và về vận dụng 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Tích hợp môn Sinh - Tích hợp môn GDCD dặn dò – liên hệ thực tế: Kĩ năng sống - liên môn kết hợp môi trường, địa điểm tập luyện) - Hướng dẫn HS về tìm tòi trên mạng, sách, báo TDTT các kĩ thuật xuất phát của chạy nhanh - Yêu cầu HS về vẽ kỹ thuật “Đứng mặt hướng chạy” nộp lại vào tiết sau. - HS tìm trên mạng, sách, báo
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_bao_ton_va_phat_huy.doc