Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020 – 2021

Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020 – 2021

Câu 1: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi.

B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 3: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi.

C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.

D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

 

doc 6 trang haiyen789 4470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020 – 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NH: 2020 – 2021
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.	B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.	D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 2: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 3: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ.	C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 4: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.	B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.	D. trọng lượng của vật tăng lên.
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Câu 6: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.	B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.	D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Câu 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt 
A. giống nhau B. không giống nhau	C. tăng dần lên D. giảm dần đi
Câu 8: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
Câu 9: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
Câu 11: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Câu 12: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 13: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?
A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.
B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 15. GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế ở hình 22.2 là
A. 50oC và 1oC	B. 50oC và 2oC	C. từ 20oC đến 50oC và 1oC	D. từ -20oC đến 50oC và 1oC
Câu 16: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay ddooior vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
C. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
D. Lõi thép là vật đàn hòi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 17: Nước sôi ở bao nhiêu 0F?
A. 100. B. 212.	C. 32. D. 180.
Câu 18: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?
A. 00C và 1000C. B. 00C và 370c.	C. -1000C và 1000C. D. 370C và 1000C.
II. TỪ LUẬN
Câu 1. Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? 
Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 3: Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng?
Câu 4. a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
b) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm?
Câu 5: a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
b) Vì sao vào mùa hè không nên bơm săm xe đạp quá căng?
Câu 6: a) Nếu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
b) Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Câu 7: a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
b) Cho 3 chất: thép, nước ngọt, khí oxi, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Câu 8: a) Nhiệt kế là dùng để làm gì? Kể tên và nêu công dụng của một số nhiệt kế mà em đã biết?
b) Đổi đơn vị:
- 75oC bằng bao nhiêu oF?
- 256oF bằng bao nhiêu oC?
ĐỀ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là?
	A. 1000C.	B. 420C. 	 C. 370C. 	D. 200C.
Câu 2. Sự nóng chảy là quá trình:
	A. Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.	B. Chuyển từ thể lỏng sang thế khí.
	C. Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.	D. Chuyển từ thể rắn sang thể khí.
Câu 3. Trong thời gian nóng chảy và đông đặc nhiệt độ của băng phiến: 
	A.Không tăng	B. Không giảm
	C. Chỉ tăng khi nóng chảy 	D. Không thay đổi.
Câu 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
	A. Rắn, lỏng, khí	B. Lỏng, khí, rắn	
	C. Khí, lỏng, rắn	D.Rắn, khí, lỏng
Câu 5. Hiện tượng xảy ra ở quả cầu bằng đồng khi bị hơ nóng:
	A. Thể tích quả cầu tăng	B. Thể tích quả cầu giảm
	C. Nhiệt độ quả cầu giảm	D. Khối lượng quả cầu tăng
Câu 6. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng
	A. Chất rắn nở ra khi nóng lên.
	B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.
	C. Chất rắn co giãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
	D. Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 7. Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì:
	A. Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất .
	B. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.
	C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô.
	D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
	A. Sương đọng trên là cây.	B. Làm muối.
	C. Đúc tượng đồng.	D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9 ( 1,5 điểm): Kể tên các loại nhiệt kế đã được học và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đó
Câu 10 (1,5 điểm): a) Vì sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm?
	b) Quả bóng bàn bị bẹp làm cách nào để quả bóng phồng lên như cũ.
Câu 11 ( 2 điểm): Tính
	a. 102oC bằng bao nhiêu oF?
	b. 327oF bằng bao nhiêu oC?
Câu 12 (1 điểm): Khi nhiệt độ tăng thêm 1oC thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20oC, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40oC?
 ĐỀ 1 
Câu 1. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì
A. răng dễ bị nứt. B. răng dễ bị sâu. C. răng dễ vỡ. D. răng dễ rụng.
Câu 2. Khi tăng nhiệt độ của một thanh thép từ 50oC lên100oC, thanh thép sẽ
A. co lại. B. nở ra. C. giảm khối lượng. D. giảm thể tích.
Câu 3. Trong sự dãn nở vì nhiệt của các khí ôxi, hiđrô và cacbonic thì
A. hiđrô dãn nở vì nhiệt nhiều nhất. B. ôxi dãn nở vì nhiệt ít nhất.
C. cacbonic dãn nở vì nhiệt như hiđrô. D. cả ba chất dãn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì
A. khối lượng của chất lỏng tăng. B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng. D. trọng lượng của chất lỏng tăng.
Câu 5. Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt có một khe hở là vì
A. không thể hàn 2 thanh ray lại được. B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. chiều dài thanh ray không đủ.
Câu 6. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là A. 35oC B. 42oC C. 37oC D. 20oC
B. Tự luận (7đ) 
 Câu 7. Kể tên các loại máy cơ đơn giản? Cho ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản (1,5 đ’).
Câu 8. Vì sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm? ( 2 đ’)
Câu 9. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? (2,0 đ’)
Câu 10. Nêu tên và công dụng của các loại nhiệt kế? (1,5 đ’)
ĐỀ 2 
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 2. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:
A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo.
C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 3. Muốn lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì OO1 (khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật) và OO2 (khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo) phải thõa mãn điều kiện nào sau đây?
A. OO1 > OO2 B. OO1 = OO2 
C. OO1 < OO2 D. OO1 và OO2 không liên quan gì với nhau.
Câu 4. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 5. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 6. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là:
A. 100oC B. 42oC C. 37oC D. 20oC
Câu 7. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
C. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 8. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 9. Khi nung nóng 3 chất khí sau: không khí, khí ôxi, hơi nước. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt khác nhau.
C. Hơi nước nở vì nhiệt ít nhất. D. Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt như nhau.
Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản.
D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
B. TỰ LUẬN (5 điểm) 
Câu 11 (1 điểm). Dùng ròng rọc có lợi gì?
Câu 12 (1,5 điểm). Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng?
Câu 13 (1,5 điểm). Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ?
Câu 14 (1 điểm). Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt không lấy ra được. Dựa trên những kiến thức đã được học về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề ra phương án lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ và giải thích tại sao lại làm như vậy?
ĐỀ 4 
Câu 1: Nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 2: Một quả cầu kim loại ko bỏ lọt vòng kim loại. Hãy nêu các cách làm cho quả cầu lọt qua vòng tròn.
Câu 3: a) Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn, lỏng, khí.
b) Cho các chất sau: nước, khí cacbonic, sắt, đồng. Hãy sắp xếp sự nở vì nhiệt của các chất này theo thứ tự tăng dần?
Câu 4: a) Hãy kể tên các loại nhiệt kế thường dùng. b) Các loại nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Câu 5: Đổi đơn vị: N a) 300C; –50C sang 0F? b) 20F; –400F sang 0C?
Câu 6: Giải thích vì sao khi lắp máy lạnh trong một căn phòng phải đặt trên cao gần sát trần phòng còn lò sưởi phải đặt dưới sàn nhà?
Câu 7: Tại sao khi để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm bánh xe quá căng?
Câu 8: Vì sao khi rót nước sôi vào các ly thủy tinh các ly này dễ bị nứt, vỡ?
ĐỀ 4 
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào đúng:
A. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi độ lớn, và chiều của lực.
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi độ lớn và phương của lực.
C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực.
D. Ròng rọc động có tác dụng làm đổi hướng và độ lớn của lực.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi. B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra. D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 3: Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:
A. Các chất lỏng có thể tích như nhau nở vì nhiệt như nhau. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Trọng lượng của chất lỏng tang. B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng.
Câu 5. Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, hiđrô và cacbonic thì:
A. Hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất. 
C. Cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô. D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 6: Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở ?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.
C. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.
B-TỰ LUẬN (7đ) 
Câu 7: (1đ) Nêu lợi ích của ròng rọc cố định ở đầu trên của cột cờ tại sân trường?
Câu 8: (2,5đ) a. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
b. Cho 3 chất: thép, nước ngọt, khí oxi, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Câu 9:(1,5đ) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?
Câu 10: (2đ) Tính: a. 75oC bằng bao nhiêu oF? b. 256oF bằng bao nhiêu oC?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2020.doc