Đề cương ôn tập Học kì II môn Vật lí Lớp 6

Đề cương ôn tập Học kì II môn Vật lí Lớp 6

1, Có mấy loại máy cơ đơn giản? Mỗi loại lấy 3 ví dụ.

2, Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

3, Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

4, So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng , chất khí.

5, So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.

6, Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực như thế nào?Nêu cấu tạo của băng kép? Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh có tính chất gì? Băng kép dùng để làm gì?

7, Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

8, Kể tên các loại nhiệt kế mà em đã học, nêu công dụng của các loại nhiệt kế đó?

9, Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?

10, Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?

11, Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? Nêu đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc?

12, Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ? Nêu đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ?

13, Nêu đặc điểm của sự sôi?

14, Tốcđộ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 

doc 7 trang tuelam477 5630
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LÝ 6 
I. LÝ THUYẾT:
1, Có mấy loại máy cơ đơn giản? Mỗi loại lấy 3 ví dụ.
2, Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
3, Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
4, So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng , chất khí.
5, So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
6, Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực như thế nào?Nêu cấu tạo của băng kép? Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh có tính chất gì? Băng kép dùng để làm gì?
7, Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
8, Kể tên các loại nhiệt kế mà em đã học, nêu công dụng của các loại nhiệt kế đó?
9, Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?
10, Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?
11, Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? Nêu đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc?
12, Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự ngưng tụ? Nêu đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ?
13, Nêu đặc điểm của sự sôi?
14, Tốcđộ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
II. BÀI TẬP: Làm C5(tr59 sgk), C5, C6(tr66 sgk)
1, Tại sao dốc càng thoai thoải thì đi lên dốc càng dễ hơn?
2, Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
3, Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
4, Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
5, Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
6, Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
7, Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
 Bài làm
Câu 1: Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
* Ví dụ về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng:
+ Dùng tấm ván đặt nghiêng để dắt xe máy lên nhà
+ Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải
+ Dùng tấm ván đặt nghiêng để xe rùa chở gạch lên để xây nhà
* Ví dụ về việc sử dụng đòn bẩy: + Cái búa nhổ đinh
 + Cái kéo cắt giấy
 + Cái kìm nhố đinh
* Ví dụ về việc sử dụng ròng rọc:
+ Dùng ròng rọc để đưa xô vữa lên cao
+ Dùng ròng rọc để đưa thùng nước từ dưới giếng lên
+ Dùng ròng rọc để kéo cờ lên cao
Câu 2: * Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là:
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
- Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ
- Mặt phẳng nghiêng giúp làm thay đỏi cả phương và độ lớn của lực
* Tác dụng của đòn bẩy là:
- Khi 002>001 thì F2 < F1 
- Đòn bẩy giúp làm thay đổi cả phương và độ lớn của lực
* ác dụng của ròng rọc là:
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
Câu 3: * Kết luận về sợ nở vì nhiệt của chất rắn: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
* Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
* Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
- Chát khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Câu 4: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 5: * Giống nhau: Đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
* Khác nhau: 
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng
Câu 6: + Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
+ Cấu tạo của băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau tạo thành một băng kép
+ Băng kép khi bị đốt nóng hoạc làm lạnh đều cong lại
+ Băng kép dùng để đóng, ngắt tự động mạch điện
Câu 7: + Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ 
+ Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 8: * Các loại nhiệt kế: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế
* Công dụng: + Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm
+ Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ khí quyển
+ Nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể người
Câu 9: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm là: Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể
Câu 10: * Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 C ,nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 C
* Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 F, của hơi nước đang sôi là 212 F
II. BÀI TẬP:
Bài 1: Tại sao dốc càng thoai thoải thì đi lên dốc càng dễ hơn?
TL: Dốc càng thoai thoải tức là mặt dốc càng nghiêng ít nên lực cần thiết để đưa người đi lên dốc càng nhỏ, do đó càng dễ đi hơn.
Bài 2: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
TL: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đậy nút lại.
Bài 3: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
TL: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà không bị ngăn cản.
Bài 4: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
TL:Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
Bài 5: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
TL: Vì khi trời nóng, nước ngọt nóng lên, nở ra bị nắp chai cản trở, nên gây ra lực lớn làm bật nắp chai.
Bài 6: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
TL: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó trọng lượng riêng d giảm( vì d = = ). Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Bài 7: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
TL: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước và dãn nở, trong khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Do đó lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và làm cốc bị vỡ. Với cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Bài 8: Những ngày trời nắng gắt, để xe đạp ngoài trời nắng, xe hay bị nổ săm. Em hãy giải thích tại sao lại như vậy?
TL: Khi để xe ngoài trời nắng không khí trong săm xe sẽ nóng lên và nở ra vì nhiệt rất nhiều nên đã gây ra một lực lớn làm nổ săm.
Bài 9: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên, thì cả bầu chứa và thủy ngân(hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân(hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?
TL: Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh
BÀI 10: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì khối lượng riêng của chúng tăng,giảm hay không thay đổi? Giải thích tại sao?
BÀI 11: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau để lâu ngày khó tách ra. Người ta có sẵn nước nóng và nước đá. Em hãy trình bày cách dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hãy giải thích cách làm của em?
BÀI 12: Một quả cầu kim loại có khối lượng 78g và có thể tích 10cm3. 
a, Tính khối lượng riêng của quả cầu theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.
b, Nếu dùng đèn cồn nung nóng quả cầu kim loại thì khối lượng riêng của quả cầu kim loại có thay đổi không? Tại sao?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ I – LÝ 6
I, Lý thuyết:
1,Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
2, Nêu đơn vị, dụng cụ, cách đo độ dài?
3, Nêu đơn vị, dụng cụ, cách đo thể tích?
4, Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
5,Khối lượng của một vật cho biết gì? Nêu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng?
6, Lực là gì? Đơn vị lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ?
7, Nêu kết quả tác dụng của lực? Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật? Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng? Nêu 1ví dụ về lực gây ra đồng thời hai kết quả nói trên? 
8, Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Trọng lượng của một vật 200g là bao nhiêu N?
9, Lực đàn hồi là gì? Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
10, Lực kế dùng để làm gì? Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật?
11, Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị khối lượng riêng? Viết công thức tính khối lượng riêng?
12, Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị trọng lượng riêng? Viết công thức tính trọng lượng riêng? Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng?
13, Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào?
14, Có mấy loại máy cơ đơn giản? Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo như thế nào? Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng lớn hay càng nhỏ? Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào? 
BÀI LÀM
Câu 1: - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: - Đơn vị đo độ dài là mét (m)
Dụng cụ đo độ dài là thước
Cách đo độ dài:
Câu 3: - Đơn vị đo thể tích là mét khối ( m ) và lít 
Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ
Cách đo thể tích:
Câu 4: Có 2 cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
II, Bài tập:
1, Hãy giải thích tại sao khi ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống?
2, Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút?
3, Nêu cách đo thể tích của một quả bóng bàn? Của một viên phấn?
4, Một vật nặng được treo vào một sợi dây. Hỏi:
a, Vật chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?
b, Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
5, Một quyển sách nằm yên trên bàn. Hỏi quyển sách chịu tác dụng của những lực nào?
6, Hãy so sánh lực hút của Trái Đất tác dụng lên một hòn gạch có khối lượng 1,5kg và lực hút của Trái Đất tác dụng lên một quả tạ có khối lượng 6kg?
7, Cho viên bi treo trên sợi dây và đứng yên như hình vẽ.
Chỉ ra các lực tác dụng vào viên bi. Nói rõ phương, chiều của
từng lực? Có nhận xét gì về các lực này?
8, Một quả cầu kim loại có khối lượng 78g và có thể tích 10cm3. Tính khối lượng riêng của quả cầu theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.
9, Thả một miếng nhôm chìm hoàn toàn vào một bình chia độ thì thấy mực nước trong bình chia độ trước và sau khi thả miếng nhôm vào lần lượt là 20cm3 và 25cm3. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. Hỏi:
a, Thể tích của miếng nhôm bằng bao nhiêu?
b, Khối lượng của miếng nhôm bằng bao nhiêu gam?
10, Người ta bỏ một vật lên cân, cân chỉ 0,78kg.
a, Tính trọng lượng của vật?
b, Sau đó người ta bỏ vật đó vào bình chia độ có chứa nước và xác định được thể tích của vật là 100cm3. Hãy xác định khối lượng riêng của vật. Vật đó làm bằng chất gì?
11, Một bình có dung tích 1800cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích của bình, khi thả hòn đá có khối lượng 900g vào thì mức nước trong bình dâng lên chiếm 2/3 thể tích của bình.
a, Hãy xác định thể tích của hòn đá?
b, Tính khối lượng riêng của hòn đá theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6.doc