Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 6

Câu 1: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất?

A. Sen B. Bàng C. Vàng tâm D. Nong tằm

Câu 2: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?

A. Cỏ tranh B. Khoai tây C. Sen D. Nghệ

Câu 3: Cây nào dưới đây không có lá kép?

A. Cây hoa hồng B. Cây rau ngót C. Cây phượng vĩ D. Cây súng

Câu 4: Cây nào dưới đây có lá mọc đối?

A. Dâu tằm B. Mồng tơi C. Ổi D. Dây huỳnh

Câu 5: Gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của loài thực vật nào dưới đây?

A. Địa liền B. Gai C. Rẻ quạt D. Cao lương

Câu 6: Cây nào dưới đây có lá kép lông chim?

A. Ngũ gia bì B. Chùm ngây C. Xương sông D. Rau muống biển

Câu 7: Điều nào sau đây chứng tỏ lá cây rất đa dạng?

1. Phiến lá với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau

2. Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung

3. Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành : mọc đối, mọc cách, mọc vòng

4. Có 2 kiểu lá: lá đơn, lá kép.

A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4

 

doc 12 trang haiyen789 4210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
Câu 1: Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất?
A. Sen	B. Bàng	C. Vàng tâm	D. Nong tằm
Câu 2: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?
A. Cỏ tranh	B. Khoai tây	C. Sen	D. Nghệ
Câu 3: Cây nào dưới đây không có lá kép?
A. Cây hoa hồng	B. Cây rau ngót	C. Cây phượng vĩ	D. Cây súng
Câu 4: Cây nào dưới đây có lá mọc đối?
A. Dâu tằm	B. Mồng tơi	C. Ổi	D. Dây huỳnh
Câu 5: Gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của loài thực vật nào dưới đây?
A. Địa liền	B. Gai	C. Rẻ quạt	D. Cao lương
Câu 6: Cây nào dưới đây có lá kép lông chim?
A. Ngũ gia bì	B. Chùm ngây	C. Xương sông	D. Rau muống biển
Câu 7: Điều nào sau đây chứng tỏ lá cây rất đa dạng?
1. Phiến lá với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau
2. Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung
3. Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành : mọc đối, mọc cách, mọc vòng
4. Có 2 kiểu lá: lá đơn, lá kép.
A. 1, 3, 4	B. 1, 2, 3, 4	C. 1, 2, 3	D. 2, 3, 4
Câu 8: Cây nào dưới đây có kiểu gân lá tương tự cây ngô?
A. Trầu không	B. Mã đề	C. Riềng	D. Bạc hà
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn?
A. Cuống nằm ngay dưới chồi nách	B. Cuống và phiến rụng không cùng lúc
C. Tất cả các phương án đưa ra	D. Mỗi cuống mang một hoặc hai phiến
Câu 10: Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu?
A. 1 kiểu	B. 2 kiểu	C. 4 kiểu	D. 3 kiểu
------ĐÁP ÁN
1
D
3
D
5
A
7
B
9
A
2
B
4
C
6
B
8
C
10
D
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Câu 1: Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?
A. 4 tế bào	B. 3 tế bào
C. 5 tế bào	D. 2 tế bào
Câu 2: Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là
A. Tổng hợp nước và muối khoáng cho cây.	B. Bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá.
C. Chế tạo chất hữu cơ cho cây.	D. Dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây.
Câu 3: Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở
A. Gân lá.	B. Mặt trên của lá.	C. Mặt dưới của lá.	D. Phần thịt lá.
Câu 4: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây?
A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp
B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp
C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp
D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp
Câu 5: Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá?
A. Tất cả các phương án đưa ra	B. Nong tằm	C. Trang	D. Súng
Câu 6: Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây nào dưới đây?
A. Ngô	B. Đoạn
C. Trang	D. Thường xuân
Câu 7: Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?
A. Bảo vệ, che chở cho lá	B. Phân chia, làm tăng kích thước của lá
C. Tổng hợp chất hữu cơ	D. Vận chuyển các chất
Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
A. Biểu bì	B. Lục lạp
C. Gân lá	D. Lỗ khí
Câu 9: Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì?
A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quang hợp đi nuôi cây	B. Giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước của cây
C. Thu nhận ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp	D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 10: Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi mấy lớp tế bào?
A. 4 lớp	B. 3 lớp
C. 2 lớp	D. 1 lớp
------ĐÁP ÁN
1
D
3
C
5
A
7
D
9
B
2
C
4
B
6
A
8
B
10
D
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Câu 1: Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi bao nhiêu tế bào hình hạt đậu?
A. 4 tế bào	B. 3 tế bào
C. 5 tế bào	D. 2 tế bào
Câu 2: Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là
A. Tổng hợp nước và muối khoáng cho cây.	B. Bảo vệ, che chở cho toàn bộ phiến lá.
C. Chế tạo chất hữu cơ cho cây.	D. Dẫn truyền các chất dinh dưỡng xuống phần dưới của cây.
Câu 3: Ở thực vật trên cạn, lỗ khí thường tập trung ở
A. Gân lá.	B. Mặt trên của lá.	C. Mặt dưới của lá.	D. Phần thịt lá.
Câu 4: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây?
A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp
B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp
C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp
D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp
Câu 5: Cây nào dưới đây chỉ có lỗ khí ở mặt trên của lá?
A. Tất cả các phương án đưa ra	B. Nong tằm	C. Trang	D. Súng
Câu 6: Lỗ khí được tìm thấy ở cả hai mặt lá của cây nào dưới đây?
A. Ngô	B. Đoạn
C. Trang	D. Thường xuân
Câu 7: Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?
A. Bảo vệ, che chở cho lá	B. Phân chia, làm tăng kích thước của lá
C. Tổng hợp chất hữu cơ	D. Vận chuyển các chất
Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở lá cây, là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
A. Biểu bì	B. Lục lạp
C. Gân lá	D. Lỗ khí
Câu 9: Các lỗ khí ở lá cây có vai trò gì?
A. Vận chuyển các chất dinh dưỡng sau quang hợp đi nuôi cây	B. Giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước của cây
C. Thu nhận ánh sáng mặt trời làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp	D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 10: Phần biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi mấy lớp tế bào?
A. 4 lớp	B. 3 lớp
C. 2 lớp	D. 1 lớp
------ĐÁP ÁN
1
D
3
C
5
A
7
D
9
B
2
C
4
B
6
A
8
B
10
D
QUANG HỢP
Câu 1: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?
A. Không bào	B. Lục lạp
C. Nước	D. Khí cacbônic
Câu 2: Để quang hợp ở cây xanh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần lưu ý điều nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra	B. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng
C. Tưới tiêu hợp lý	D. Bón phân cho cây (bón lót, bón thúc)
Câu 3: Chất nào dưới đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật ?
A. Khí cacbônic	B. Khí ôxi
C. Tinh bột	D. Vitamin
Câu 4: Trong cơ thể thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng chế tạo tinh bột?
A. Rễ B. Thân C. Hoa	 D. Lá
Câu 5: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?
A. Độ ẩm thấp	B. Nền nhiệt cao	C. Có ánh sáng	D. Nhiệt độ thấp
Câu 6: Cho một cành rong đuôi chó vào bình chứa nước. Đổ đầy nước vào một ống nghiệm sau đó úp ngược ống nghiệm vào cành rong đuôi chó sao cho không có bọt khí lọt vào. Để bình nước này ra chỗ có nắng thì sau một thời gian, người ta quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Chất kết tủa màu trắng dần xuất hiện ở đáy ống nghiệm
B. Bọt khí nổi lên và khí dần chiếm chỗ nước trong ống nghiệm.
C. Nước trong ống nghiệm chuyển màu xanh thẫm.
D. Nước trong bình chuyển dần sang màu hồng nhạt
Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Từ tinh bột cùng , lá cây còn chế tạo được nhiều loại hữu cơ khác cần thiết cho cây.
A. Muối khoáng B. Oxi C. Vitamin	 D. Nước
Câu 8: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
B. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
D. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, lá nhả ra loại khí nào?
A. Khí hiđrô	B. Khí nitơ
C. Khí ôxi	D. Khí cacbônic
Câu 10: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì quá trình quang hợp của rong rêu sẽ thải khí ôxi, giúp hoạt động hô hấp của cá diễn ra dễ dàng hơn.
C. Vì rong rêu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá.
D. Vì rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh.
------ĐÁP ÁN
1
A
3
A
5
C
7
A
9
C
2
A
4
D
6
B
8
D
10
B
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 6 BÀI 22:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP
 Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP
Câu 1: Trong cơ thể thực vật, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất về khối lượng?
A. Nước B. Vitamin C. Tinh bộ	 D. Muối khoáng
Câu 2: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày?
A. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây.
B. Tất cả các phương án đưa ra.
C. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận.
D. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh.
Câu 3: Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu?
A. 20-30oC B. 10-15oC C. 25-40oC	 D. 30-40oC
Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm những cây ưa bóng?
A. Ngô, dứa, cải thảo, thìa là	B. Rau bợ, chua me, khoai tây, đậu xanh
C. Xà cừ, xương rồng, thanh long, rau má	D. Trầu không, hoàng tinh, diếp cá, lá lốt
Câu 5: Cây nào dưới đây là cây ưa sáng?
A. Bạch đàn B. Lá lốt C. Chua me	 D. Diếp cá
Câu 6: Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và động vật?
A. Cung cấp ôxi cho hoạt động hô hấp của sinh vật, điều hoà khí hậu thông qua việc cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong khí quyển.	B. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho người và động vật: lá, củ, hạt, 
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp: sắn, cà phê, 	D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 7: Trong các yếu tố dưới đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở cây xanh?
1. Ánh sáng 2. Nhiệt độ 3. Nước 4. Hàm lượng khí cacbônic
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 8: Cây nào dưới đây thường sống dưới bóng các cây khác?
A. Lê gai B. Rau má C. Lúa	 D. Phi lao
Câu 9: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ hoạt động quang hợp của cây xanh?
1. Xúc xích 2. Khoai tây 3. Cà rốt 4. Hạt sen 5. Ngô 6. Nấm hương
A. 1, 2, 3, 4, 5	B. 2, 3, 4, 5	C. 2, 3, 4, 5, 6	D. 1, 2, 3, 4, 5, 6
Câu 10: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Hằng năm, giới Thực vật trên Trái Đất chế tạo ra khoảng tỉ tấn chất hữu cơ.
A. 550 B. 750 C. 150	 D. 450
------ĐÁP ÁN
1
A
3
A
5
A
7
C
9
B
2
C
4
D
6
D
8
B
10
D
BIẾN DẠNG CỦA LÁ
Câu 1: Lá vảy của củ hoàng tinh có màu
A. Hồng phấn.	B. Trắng ngà.
C. Vàng nâu.	D. Tím than.
Câu 2: Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào?
A. Lá biến thành gai	B. Lá biến thành tay móc
C. Lá biến thành tua cuốn	D. Lá phình to chứa chất dự trữ
Câu 3: Cây nào dưới đây có dạng lá bắt mồi?
A. Rau dền	B. Nắp ấm
C. Cà chua	D. Rong đuôi chó
Câu 4: Cây nào dưới đây có lá biến dạng tương tự như cây xương rồng?
A. Gọng vó	B. Hành hoa	C. Vừng	D. Lê gai
Câu 5: Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây?
A. Dong ta	B. Khoai tây	C. Khoai lang	D. Lạc
Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng?
A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất	B. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm	C. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh	D. Tía tô, roi, ổi, sim
Câu 7: Củ nào dưới đây thực chất được tạo thành do sự phình to của bẹ lá?
A. Củ su hào	B. Củ chuối
C. Củ hành	D. Củ đậu
Câu 8: Cây nào dưới đây có lá vảy?
A. Khoai lang	B. Sắn
C. Riềng	D. Cà rốt
Câu 9: Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại
B. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn
C. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng
D. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể
Câu 10: Tay móc ở cây mây có vai trò chính là gì?
A. Giúp cây bắt mồi	B. Là nơi dự trữ chất dinh dưỡng
C. Là nơi thải các chất dư thừa ra khỏi cây	D. Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao
ĐÁP ÁN
1
C
3
B
5
A
7
C
9
B
2
C
4
D
6
A
8
C
10
D
PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
Câu 1: Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây?
A. Không khí khô hanh	B. Tất cả các phương án đưa ra	
C. Thời tiết nắng nóng	D. Có gió thổi mạnh
Câu 2: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì?
A. Nhúng ngập cây vào nước	B. Tỉa bớt lá
C. Cắt ngắn rễ	D. Tưới đẫm nước cho cây
Câu 3: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng
A. Hô hấp ở rễ.	B. Thoát hơi nước qua lá.	
C. Ra hoa, tạo quả.	D. Quang hợp ở lá.
Câu 4: Thoát hơi nước ở lá có vai trò nào dưới đây?
A. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời	B. Điều hoà không khí
C. Tất cả các phương án đưa ra	D. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
Câu 5: Ở cây nào dưới đây, thoát hơi nước chỉ diễn ra ở mặt trên của lá?
A. Lúa	B. Nong tằm
C. Ngô	D. Thược dược
Câu 6: Ở thực vật, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở
A. Mặt dưới của lá.	B. Mặt trên của lá.	C. Lông hút ở rễ.	D. Miền chóp rễ.
Câu 7: Cây nào dưới đây thường chỉ thoát hơi nước vào ban đêm?
A. Cải ngồng	B. Đậu xanh
C. Mồng tơi	D. Xương rồng
Câu 8: Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá?
A. Lỗ khí	B. Gân lá
C. Mép lá	D. Lớp cutin
Câu 9: Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là
A. 45 000 tỉ tấn.	B. 75 000 tỉ tấn.	C. 95 000 tỉ tấn.	D. 55 000 tỉ tấn.
Câu 10: Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở bộ phận nào của cây?
A. Quả	B. Rễ
C. Lá	D. Thân
------
ĐÁP ÁN
1
B
3
B
5
B
7
D
9
D
2
B
4
C
6
A
8
A
10
C
CHƯƠNG LÁ
1) Có những loại lá nào ? Đặc điểm khác nhau của chúng?
- Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép
- Điểm khác nhau:
Tiêu chí
Lá đơn
Lá kép
Đặc điểm
Cuống lá nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến lá, cả phiến và cuống cùng rụng 1 lúc
Cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá( gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, ở cuống con không có chồi nách
Ví dụ
Cây mồng tơi, cây ổi, cây đa 
Cây hoa hồng, cây khế, cây hoa phượng 
2)Có mấy cách xếp lá trên thân và cành? Cho ví dụ ?
 Có 3 cách:
Lá mọc cách: Mỗi mấu của thân hay cành chỉ mang 1 lá
 VD: Cây mồng tơi, cây dâm bụt, cây bưởi 
Lá mọc đối: Mỗi mấu của thân hay cành mạng 2 lá ở vi trí đối nhau
 VD: Lá cây dừa cạn. cây ổi, cây doi .
Lá mọc vòng: Mỗi mấu lá mạng 3 lá trở lên
 VD: Lá cây trúc đào, lá cây hoa sữa .
3)Hãy cho biết cấu tạo và chức năng của biểu bì lá?
- Biểu bì được cấu tạo bởi 1 lớp TB không màu, trong suốt
- Các TB biểu bì không chứa lục lạp, xếp sát nhau, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Biểu bì có cả ở 2 mặt lá, trên biểu bì có các lỗ khí.
- Lỗ khí thường có ở mặt trên của lá, mặt dưới có thể có hoặc có rất ít
- Lỗ khí thường có hình hạt đậu, úp phần lõm vào nhau để hở 1 khe nhỏ. Khi trời nóng lỗ khí đóng lại tránh sự thoát hơi nước.
4) Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của TB thịt lá ?
- Thịt lá bao gồm TB có vách mỏng, chứa nhiều lục lạp. có chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây
- Các TB thịt lá có thể chia thành nhiều lớp khác nhau về cấu tạo và chức năng:
+ Lớp TB thịt lá sát với lớp TB biểu bì mặt trên , xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp. Chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây
+ Lớp TB thịt lá sát với tb biểu bì mặt dưới có hình đa giác hoặc hình cầu, xếp thưa nhau, hở nhiều khoang chứa không khí, chứa ít lục lạp. Chức năng là chứa và trao đổi khí
- Lục lạp là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
5) Trình bày cấu tạo và chức năng của gân lá?
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá và gân lá gồm mạch gỗ và mạcg rây
+Mạch gỗ gồm những TB chết , ống rỗng có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá
+ Mạch rây là các TB sống có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo tới các bộ phận khác của cây.
6) Hãy tìm những điểm khác nhau giữa các lớp TB thịt lá?
Điểm so sánh
TB thịt lá phía trên
TB thịt lá phía dưới
Hình dạng TB
Những TB có hình dạng dài
Những TB có hình dạng tròn
Cách sắp xếp của TB
Xếp rất sát nhau
Xếp không sát nhau
Lục lạp
Nhiều hơn, xếp theo chiều thẳng đứng
ít hơn, xếp lộn xộn trong TB
7) Vì sao ở rất nhiêù loại lá mặt trên có mặt sẫm hơn mặt dưới ?
Vì: - Các TB thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn, có ở những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trờichiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
- Còn những lá mọc gần như chiều thẳng đứng thì cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời là như nhau
 VD: lá ngô, lá lúa, lá mía 
8) Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp?
- Quang hợp là : quá trình cây nhờ có chât diệp lục, sử dụng nước khó CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
 Sơ đồ tóm tắt: 
 ánh sáng
 Nước + CO2 ------------------> chất hữu cơ + O2
 diệp lục
9) Quá trình quang hợp có ý nghĩa ntn? Quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của những điều kiện bên ngoài ntn?
 * ý nghĩa của quá trình quang hợp :
- Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì hoạt động của sinh vật trên trái đất
- Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và dược liệu để chữa bệnh cho con người
 - Quang hợp giúp điều hoà cân bằng không khí trong khí quyển, giúp trong sạch môi trường.
 *Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp :
- ánh sáng: cường độ ánh sáng khác nhau, quang phổ ánh sáng khác nhau cũng ảnh hưởng đến quang hợp
- Nồng độ CO2 : Khi nồng độ CO2tăng thì cường độ quang hợp tăng cho đến khi đạt trị số bão hoà, trên ngưỡng bão hoà thì cường độ quang hợp giảm
- Nước: là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, tham gia điều tiết độ mở của không khí và điều tiết nhiệt độ của ánh sáng
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quá trình quang hợp
10) Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống?Cây cần những yếu tố gì để chế tạo tinh bột?Thân non có màu xanh xó tham gia vào quang hợp không? Tại sao? Các cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhiệm?
* Quang hợp có ý nghĩa:
- Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho hầu hết các sinh vật trên trái đất, kể cả con người
- Điều hoà không khí: Do quá trình quang hợp cây xanh nhả ra khí O2và hấp thụ khí CO2. Nhờ quá trình quang hợp cây xanh cung cấp 400 tỉ khí O2cho trái đất.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng
* Cây cần những yếu tố sau để chế tạo tinh bột: nước, chất diệp lục, ánh sáng mặt trời và CO2
* Thân non có màu xanh xó tham gia vào quang hợpvì:Trong các tế bào có màu xanh có chứa lục lạp trong đó có diệp lục
* Các cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do: thân cây hoặc cành đảm nhiệm, vì thân cây và cành cây cũng có lục lạp nên có màu xanh
11) Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có vai trò quan trọng đối với cây? Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Hô hấp là : quá trình cây lấy khí O2 để phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.
- Vai trò hô hấp ở cây:
+ Tạo năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cây: chủ yếu năng lượng được thải ra ngoài
+ Tích luỹ năng lượng cho các cây sinh trưởng và phát triển, đồng thời vận chuyển các chất cho cây.
*) hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì: sản phẩm của quang hợp ( chất hữu cơ và khí ô xi) là nguyên liệu của quá trình hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp ( hơi nước và khí CO2)là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
*hô hấp và quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì: 2 quá trình này cần có nhau. Hô hấp cần chất hữu cơ cho quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ, quang hợp và mọi hoạt động sống cảu cây lại cần năng lượng do quá trình hô hấp sản ra. cây sẽ không sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó.
12) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Vào ban đêm ,khi không có ánh sáng nên cây chỉ hô hấp, còn quang hợp không xẩy ra
- Lúc này cây lấy O2trong không khí và thải ra khí CO2ra môi trường ngoài
- Nếu đóng kín cửa trong phòng sẽ thiếu O2và thừa khí CO2, vì vậy người ngủ sẽ bị ngạt thở, thậm chí còn chết nếu thiếu O2trầm trọng
13) Giải thích câu tục ngữ “ Một hòn đất nỏ bằng giỏ phân”
Nếu đất được phơi khô kĩ sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, tương tự như cây được bón phân.
14) Hãy nêu các loại lá biến dạng ?
Ví dụ
Đặc điểm
Chức năng
Tên lá biến dạng
cây xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
làm giảm sự thoát hơi nước
Lá biến thành gai
cây đạu hà lan
lá ngọn có dạng tua cuốn 
Nhằm giúp cây leo lên
Tua cuốn
Cây mây
Lá ngọn có dạng tay có móc
giúp cây bám để leo lên
Tay móc
Củ giềng, củ nghệ, gừng 
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở bảo vệ cho chồi ở thân rễ
Lá vảy
Củ hành, cây chuối
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
15) Vì sao sự thoát hơi nước qua lá lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
- Thoát hơi nước là động lực của quá trình vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ
- Hạ nhiệt độ cho cây vào những ngày nắng nóng, tránh hiện tượng lá bị đốt nóng
- Giúp khuếch tán khí CO2 vào lá tạo điều kiện cho cây thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ
- Duy trì hoạt động của hệ enzim, giúp cho các quá trình sinh lí, sinh hóa của cây diễn ra bình thường.
16) Vì sao lá cây xương rồng lại biến thành gai?
- Do cây xương rồng lại thích nghi với đời sống khô hạn thiếu nước
- Lá biến thành gai sẽ làm giảm sự thoát hới nước qua lá giúp cây có thể thích nghi với điều kiện khô hạn
CHƯƠNG V : SINH SẢN SINH DƯỠNG
Nội dung
1) Sinh sản sinh dưỡng là gì? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng nào?Hình thức sinh sản nào là tiến hoá nhất ? vì sao?
- Sinh sản sinh dưỡng là : sự hình thành cá thể mới hay cây mới được thực hiện từ 1 phần cơ thể mẹ hoặc từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng :
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: bao gồm các hinhd thức ssinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá..
+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: gồm giâm cành, chiết cành, ghép cành, nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Hình thức sinh sản tiến hoá nhất là hình thức sinh sản nhân giống vô tính trong ống nghiệm vì : nó được tiến hành trong phòng thí nghiệm và nhân giống được nhiều nhất
 VD: Từ 1 củ khoai tây có thể đem đi trồng được 1ha cây 
2) Cây khoai tây sinh sản bằng cách nào?
- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ
- Thân của cây khoai tây nằm trong đất phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ
- Trên củ có các vảy nhỏ tre chồi non ở bên trong
- Sau khi thu hoạch để chỗ thoáng, có nhiều ánh sáng chiếu vào. sau 1 thời gian củ khoai tây mọc mầm, mỗi củ có nhiều mầm , có thể đem trồng cả củ hoặc cắt nhỏ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có 1 mầm để trồng.
3) Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì cách bảo quản sẽ ntn? Cây khoai lang trồng bằng cách nào? Tại sao không trồng khoai lang bằng củ?
- Bảo quản khoai lang ở nơi khô ráo tránh bị ẩm
- Khoai lang trồng bằng dây, sau khi thu hoạch củ, các dây khoai lang được thu gom lại, chọn các dây không quá già hoặc quá non cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm xuống đát
- không trồng khoai lang bằng củ vì tận dụng thời gian thu hoạch ngắn, cho năng suất cao
4) Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, đủ chồi?
Cành giâm là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Nếu cành đó không có đủ mắt, đủ chồi thì sẽ không mọc ra cây mới được ve mắt là nơi để phát triển 1 cây mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6.doc