Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)

Câu 1. Con số nào dưới đây chỉ lượng vật chất chứa trong vật?

A. 2 lít B. 10 gói C. 2 kilôgam D. 5 mét

Câu 2. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?

A. Mái nhà B. Cái kéo C. Cái kìm D. Cầu thang

Câu 3. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?

A. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

B. Lực mà cần cẩu tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên.

C. Lực mà gió tác dụng vào cánh buồm.

D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.

Câu 4. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là

A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 450N

Câu 5. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

B. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắ t.

C. Trọng lượng của quả nặng.

D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

 

doc 3 trang haiyen789 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Vật lý 6 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
I. TNKQ (2,0 điểm)
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Con số nào dưới đây chỉ lượng vật chất chứa trong vật?
A. 2 lít	B. 10 gói	C. 2 kilôgam	D. 5 mét
Câu 2. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Mái nhà	B. Cái kéo	C. Cái kìm	D. Cầu thang
Câu 3. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
B. Lực mà cần cẩu tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên.
C. Lực mà gió tác dụng vào cánh buồm.	
D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.
Câu 4. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là
A. 0,45N 	B. 4,5N	C. 45N	D. 450N
Câu 5. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
B. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắ	t.
C. Trọng lượng của quả nặng.	
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 6. (3,0 điểm) 
a) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký kiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
b) Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? lấy ví dụ minh họa?
Câu 7. (3,0 điểm) 
a) Tại sao vận động viên môn thể thao nhảy cầu lại phải nhún nhiều lần trên tấm nhún làm bằng chất đàn hồi trước khi nhảy xuống nước?
b) Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một vật có thể tích 40dm3. Biết khối lượng riêng của vật là 7800 (kg/m3)?
Câu 8. (2,0 điểm) 
Một viên bi sắt có thể tích 5,4cm3, khối lượng 42g.
a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi trên mặt đất.
b) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi trên Mặt Trăng, biết lực hút trên Mặt Trăng nhỏ hơn trên Trái Đất 6 lần.
	----------------HẾT-----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:..........Phòng...........
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017-2018 MÔN VẬT LÝ 6
(HDC này gồm 02 trang)
I. TNKQ (2 điểm)
Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
ĐA
C
D
C
B
A
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 6: (3 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khổi lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- Công thức: D = m/V
- Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (kg/m3), m là khối lượng của vật (kg), V là thể tích của vật (m3).
0,5
0,5
0,5
b
- Dùng mặt phẳng nghiêng giúp đưa vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Nêu được ví dụ minh họa .Ví dụ: Để đưa thùng hàng nặng lên ô tô thì một người công nhân không thể nhấc chúng lên được nhưng nếu dùng mặt phẳng nghiêng (tấm ván) thì có thể dễ dàng lăn chúng lên xe,...
0,5
1
Câu 7: (3 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
- Nhún nhiều lần để tăng độ mạnh của lực đàn hồi do tấm nhún tác dụng lên người, làm cho người có thể tung lên cao một cách nhẹ nhàng.
1
b
Đổi V = 40dm3 = 0,04m3
- Khối lượng và trọng lượng của vật là:
m = V.D = 0,04.7800 = 312kg
P = 10.m = 10.312 = 3120N
0,25
0,25
0,75
0,75
Câu 8: (2 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
- Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi trên mặt đất là:
D = m/V = 42/5,4 = 7,8 (g/cm3) = 7800 (kg/m3)
d = 10.D = 78000 (N/m3)
0,25
0,5
0,25
b
- Trên Mặt Trăng, thể tích và khối lượng của vật không đổi nên 
+ khối lượng riêng của vật không đổi D’ = D = 7800 (kg/m3)
+ trọng lượng của viên bi giảm 6 lần thì trọng lượng riêng của vật cũng giảm 6 lần tức là d’ = d/6 = 13000 (N/m3)
0,25
0,25
0,5
-------------------HẾT-------------------
Các lưu ý đối với giám khảo:
- Trên đây chỉ là gợi ý về lời giải và nội dung trình bày của bài kiểm tra. Nếu học sinh có cách giải khác nhưng vẫn đúng về bản chất vật lý thì vẫn cho điểm tối đa theo phân phối điểm như trên.
- Mỗi câu ghi sai đơn vị hoặc không ghi đơn vị từ hai lần trở lên trừ 0,25 điểm.
- Điểm toàn bài là tổng các điểm thành phần không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2017_2018_phon.doc