Đề cương ôn tập học kỳ II mon Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập học kỳ II mon Sinh học Lớp 6

Câu 1: Thụ phấn là gì ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?

* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

*Hoa tự thụ phấn:

- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.

- Ví dụ: Chanh, cam .

* Hoa giao phấn:

- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.

- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc.

- Ví dụ: Ngô, mướp.

 Câu 2: Nêu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió?

*Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

 - Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.

- Hạt phấn to và có gai.

- Đầu nhụy có chất dính.

- Tràng hoa thường có dạng hình ống

* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

- Hoa nằm ở ngọn cây.

-Bao hoa thường tiêu giảm.

- Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.

- Đầu nhụy thường có lông dính,vòi nhụy dài có nhiều lông

* Ứng dụng kiến thức về thụ phấn

 Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn, làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

 

doc 7 trang haiyen789 3940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II mon Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 HỌC KỲ II 
Câu 1: Thụ phấn là gì ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy 
*Hoa tự thụ phấn: 
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
- Ví dụ: Chanh, cam .
* Hoa giao phấn: 
- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.
- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc. 
- Ví dụ: Ngô, mướp.
 Câu 2: Nêu đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió?
*Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
 - Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.
- Hạt phấn to và có gai.
- Đầu nhụy có chất dính.
- Tràng hoa thường có dạng hình ống
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
- Hoa nằm ở ngọn cây.
-Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
- Đầu nhụy thường có lông dính,vòi nhụy dài có nhiều lông
* Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
 Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn, làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
Câu 3: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có mối quan hệ gì với thụ tinh? Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
 * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy 
* Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử
* Thụ phấn và thụ tinh có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bởi xảy ra hiện tượng thụ phấn thì mới có hiện tượng thụ tinh
- Hạt do noãn của hoa tạo thành. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.
Câu 4: Có những loại quả chính nào? Trình bày đặc điểm của mỗi loại quả?
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.
* Quả khô:
- Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.
- Chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra.
Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan 
+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra.
Vd: quả thìa là, quả chò .
* Quả thịt :
- Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.
- Chia thành 2 nhóm :
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước.
Vd: quả cam, cà chua .
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong.
Vd: quả xoài, quả nhãn .
Câu 5: Nêu các bộ phận của hạt và chức năng của chúng? Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Hạt gồm:
- Vỏ: bao bọc và bảo vệ hạt.
- Phôi gồm: Thân mầm, chồi mầm, lá mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ.
* Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:
- Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
- Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.
Câu 6: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
Nói cây có hoa là 1 thể thống nhất vì:
Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
Câu 7: Nêu đặc điểm cấu tạo của cây rêu? Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được chỗ ẩm ướt?
* Đặc điểm cấu tạo của rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử
* Rêu chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức nên chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt vì vậy rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt
Câu 8: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần? (Đặc điểm cấu tạo của cây Thông)
Đặc điểm chung của ngành Hạt trần:
* Cơ quan sinh dưỡng
+ Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
 + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 - 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.
* Cơ quan sinh sản
- Nón đực:
 + Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
 + Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái:
 + Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ.
 +Vảy (lá noãn) mang hai noãn.
Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như một hoa.
Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.
=> Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết.
Câu 10: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt kín?
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng:
+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
+ Thân: Thân gỗ, thân cỏ.
+ Lá: lá đơn, lá kép.
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt.
- Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt ( do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín.
- Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
=> Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất.
Câu 11: Phân loại thực vật là gì? Có những bậc phân loại nào?
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia
chúng thành các bậc phân loại.
- Các bậc phân loại:
Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở.
Câu 12: Thực vật điều hòa khí hậu như thế nào?
Thực vật góp phần lớn trong việc điều hòa khí hậu:
- Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định.
- Thực vật cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ,
làm tăng lượng mưa trong khu vực.
- Lá cây ngăn bụi, cản gió, giảm nhiệt độ môi trường, một số cây như thông, bạch đàn . tiết chất diệt
vi khuẩn gây bệnh giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 13: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
* Vai trò của thực vật đối với động vật:
- Thực vật cung cấp khí oxi và thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người).
- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
* Vai trò của thực vật đối với con người:
- Những cây có lợi:
+ TV nhất là TV hạt kín có công dụng nhiều mặt.
+ Ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng và cho các ngành công nghiệp, cung cấp thức ăn, nước uống cho người, dùng làm thuốc, làm cảnh, làm nhiên liệu đốt ...
+ Chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đó để làm giàu cho Tổ Quốc.
* Những cây có hại cho sức khỏe con người
Sản phẩm của cây gây nghiện ( anh túc, cần sa .), hay gây ngộ độc cho người nên cần thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng các cây độc.
Câu 14: Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn ... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có
thực vật quý hiếm.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+ Truyên truyền, giáo dục rộng rãi nhân dân để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng.
* Liên hệ bản thân: tham gia trồng cây gây rừng, không chặt phá cây, tuyên truyền cho mọi người cùng
bảo vệ rừng 
Câu 15: Trình bày đặc điểm của vi khuẩn? Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào?
* Đặc điểm chung của vi khuẩn:
- Hình dạng: rất đa dạng, có dạng hình cầu, hình que, hình phẩy, xoắn 
- Kích thước: rất nhỏ, khoảng 1/1000 mm.
- Cấu tạo: rất đơn giản. Cấu tạo đơn bào. Tế bào không có diệp lục và chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Dinh dưỡng: Di dưỡng: hoại sinh, ký sinh. Một số tự dưỡng.
- Phân bố: khắp mọi nơi với số lượng lớn.
- Sinh sản: rất nhanh bằng cách phân đôi.
* + Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu 
 + Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, ... 
Câu 16: Vì sao cần tích cực trồng cây gây rừng?
Thực vật có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người như: 
- Góp phần điều hoà khí hậu: cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cácbônic trong không khí, tăng lượng
mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ gió, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giữ đất, chống xói mòn sạt lỡ đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, làm sạch và tạo nguồn nước ngầm.
- Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp ôxi, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất .... cho con người.
1- Nơi sống, cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của dương xỉ ?
-Nơi sống: nơi ẩm, râm mát (vách núi, 2 bên đường .)
* Cơ quan sinh dưỡng:
- Lá non cuộn tròn, khi già có cuống dài và có đốm nâu ở mặt dưới lá.
- Thân ngầm hình trụ.
- Rễ thật.
- Có mạch dẫn.
* Cơ quan sinh sản:
- Cơ quan sinh sản: túi bào tử (nằm ở mặt dưới lá già).
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
* Sự phát triển của dương xỉ: 
-Ví dụ : Rau bợ, dương xỉ tổ chim, lông culi, rau dớn 
- So sánh với thực vật có hoa: chưa có hoa, quả, hạt.
2- So sánh được thực vật thuộc lớp 1 lá mầm với thực vật thuộc lớp 2 lá mầm. 
3- Nguồn gốc của cây trồng
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
-Phân biệt cây dại và cây trồng:
 + Dựa vào tính chất: quả to, ngọt, không hạt.
 +Ví dụ: ở cây chuối dại thì quả nhỏ, chát, nhiều hạt còn chuối trồng quả to, ngọt, không hạt.
Tùy theo mục đích sử dụng mà từ 1 loài cây dại ban đầu con người ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau. Ví dụ từ cây cải dại người ta chọn được thứ cây cải lấn củ (su hào), lấy lá (cải bắp), lấy hoa (súp nơ) 
-Biện pháp cải tạo cây trồng: Cải biến tính di truyền của giống cây bằng các biện pháp: lai, chọn giống, kĩ thuật di truyền, gây đột biến,...-> Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp nhu cầu sử dụng. -> Nhân giống ( giâm, chiết, ghép, hạt )những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng.
 ->Chăm sóc cây: tưới, bón phân, phòng bệnh tốt nhất để cây bộc lộ hết mức những đặc tính tốt.
4- Đa dạng của thực vật được thể hiện qua:
-Số lượng loài
-Cá thể các loài
-Môi trường sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_6.doc