Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Tô Văn Thức (Có đáp án)

Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Tô Văn Thức (Có đáp án)

Câu 1: (1,5đ) Quan sát hình vẽ về tế bào thực vật, em hãy ghi chú thích đúng?

Câu 2: (1,5đ) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?

Câu 3: (1,5đ) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? (2đ)

Câu 4: (1,5đ) Đối với các loài cây trồng để lấy lá, lấy hoa, lấy quả thì người nông dân cần phải làm gì để cây cho năng suất cao hơn (cho lá, quả nhiều hơn và kích thước lớn hơn)?

 

docx 10 trang haiyen789 3190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Tô Văn Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Bình Trị Đông A
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: SINH HỌC 6, HKI (2018 – 2019)
Câu 1: (1,5đ) Quan sát hình vẽ về tế bào thực vật, em hãy ghi chú thích đúng?
Chú thích: 1/ .. 4/ ..
 2/ . 5/ ..
 3/ 6/ ..
Câu 2: (1,5đ) Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? 	
Câu 3: (1,5đ) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? (2đ)
Câu 4: (1,5đ) Đối với các loài cây trồng để lấy lá, lấy hoa, lấy quả thì người nông dân cần phải làm gì để cây cho năng suất cao hơn (cho lá, quả nhiều hơn và kích thước lớn hơn)?
Câu 5 (4đ): Đọc đoạn thông tin sau:
 Cây khoai tây phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chấtđộc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được, nhưng củ khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và được dùng làm thực phẩm. Tuy nhiên trong một củ khoai tây bình thường có 12 mg/kg Glycoalkaloid, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 mg/kg. màu xanh lá cây trên khoai tây chính là chất diệp lục, chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Độc tố này gây ra nhức đầu, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn đến tử vong.
Dựa vào hình, đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
Củ khoai tây do bộ phận sinh dưỡng nào của cây biến dạng?Xác định kiểu thân chính, kiểu rễ?
Vì sao không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc bị bầm dập?
Em hãy nêu các giải pháp trong chăm sóc và bảo quản để củ khoai tây không sinh ra chất độc ? 
Tính lượng chất độc Glycoalkaloid ở trong khoai tây có vỏ màu xanh gấp bao nhiêu lần khoai tây bình thường?
Ngày 11 tháng 10 năm 2018
GV ra đề
 Tô Văn Thức
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1,5đ):
->Thành phần tế bào thực vật (mỗi ý đúng được 0.25đ)
1/ Vách tế bào 4/ Nhân
2/ Màng sinh chất 5/ Không bào
3/ Chất tế bào 6/ Lục lạp 
Câu 2 (1,5đ): Thu hoạch cây lấy củ trước khi ra hoa vì:
- Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa do tập trung vào hoa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
Câu 3 (1,5đ): 
-> Cấu tạo thân non và miền hút của rễ
Giống nhau: (0,5đ)
+ Có cấu tạo bằng tế bào
+ Gồm có: vỏ (biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch, ruột)
Khác nhau : (1đ)
 Miền hút của rễ Thân non
 - Biểu bì có lông hút - Không có lông hút
 - Mạch rây, mạch gỗ xếp xen kẽ - Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong 
Câu 4 (1,5đ):
- Để các loại cây cho lá, hoa, quả cho năng suất cao hơn thì trước khi cây ra lá, ra hoa, ra quả để thu hoạch thì người nông dân sẽ bấm ngọn của cây trồng, vì làm như vậy thì kích thích cây ra nhiều chồi hoa, lá và dinh dưỡng sẽ được tập trung vào hoạt động ra lá, ra hoa kết quả. (1,5đ)
Câu 5 (4đ):
a. Củ khoai tây do bộ phận thân của cây biến dạng, thân cỏ, rễ cọc (1đ)
b. Không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc bị bầm dập vì: khi đó củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. (1đ)
c. Giải pháp trong chăm sóc và bảo quản : (1đ)
- Chăm sóc và thu hoạch: vun gốc để che phủ kín củ khoai tây, thu hoạch cẩn thận không làm bầm dập..
- Bảo quản: Tránh ánh sáng, nơi thông thoáng..
d. Lượng chất độc Glycoalkaloid ở trong khoai tây có vỏ màu xanh gấp khoai tây bình thường: (1đ)
 n = 150012 = 125 (lần)
MA TRẬN
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tế bào thực vật
Nhận biết được các thành phần của tế bào thực vật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
20%
1
1
20%
Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
Bài tập
Tính số lít máu, số lít nước tiểu đầu, số lít nước tiểu chính thức trong 1 tuần của người trưởng thành
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
3
30%
3
3
30%
Đoạn thông tin tổng hợp
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? cho VD
Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
2
2
20%
Vệ sinh mắt
Quan sát hình và cho biết đây là tật gì của mắt và nêu cách chữa?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
2
20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
2
2
30%
6
6
60%
9
9
100%
Câu 1: So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và đối giao cảm? (2đ)
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau, trả lời câu hỏi bên dưới:
Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt,... Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện là một hình thức phản xạ lần đầu tiên được chứng minh bởi Ivan Pavlov (1927) bằng thí nghiệm bữa ăn giả ở chó. Ông cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập rèn luyện. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên.
Nhờ những thành tựu này Pavlov nhận được giải thưởng Nobel.
Phản xạ không điều kiện: khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này, không cần phải học tập, mang tính bản năng và tồn tại vĩnh viễn suốt đời. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền.
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? cho VD (1đ)
b. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện (1đ)
Câu 3: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? (1đ)
Câu 4: Mỗi ngày người trưởng thành phải lọc 1440 lít máu và tạo ra 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được tạo thành. Vậy trong 1 tuần , một người trưởng thành lọc bao nhiêu lít máu và tạo thành bao nhiêu lít nước tiểu đầu, bao nhiêu lít nước tiểu chính thức? (3đ)
Câu 5: Quan sát hình sau và cho biết đây là tật gì của mắt và nêu cách chữa? (2đ)
a.
b.	
Ngày 3 tháng 3 năm 2017
GV ra đề
 Bùi Bích Ngọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018.docx