Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Trung Sơn
Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết từ gạch chân trong câu sau thuộc kiểu từ loại nào xét về mặt cấu tạo:
“ cười khanh khách ”.
A. Từ láy B. Từ đơn
C. Từ ghép D. Danh từ
Câu 2 (0,5 điểm): Cách hiểu nào sau đây là đúng và đầy đủ về từ ghép:
A. Từ ghép là từ chỉ do một tiếng tạo thành
B. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
C. Từ ghép là từ do từ hai tiếng trở lên tạo thành
D. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ láy âm
Câu 3 (0,5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn:
A. Sơn hà C. Sính lễ
B. Thách cưới D. Ngựa sắt
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Trung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN Họ tên: ... Lớp: 6A ĐỀ KIỂM TRA VĂN (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết từ gạch chân trong câu sau thuộc kiểu từ loại nào xét về mặt cấu tạo: “ cười khanh khách ”. A. Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép D. Danh từ Câu 2 (0,5 điểm): Cách hiểu nào sau đây là đúng và đầy đủ về từ ghép: A. Từ ghép là từ chỉ do một tiếng tạo thành B. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa C. Từ ghép là từ do từ hai tiếng trở lên tạo thành D. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ láy âm Câu 3 (0,5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn: A. Sơn hà C. Sính lễ B. Thách cưới D. Ngựa sắt Câu 4 (0,5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng với nghĩa đã được cho trước: : của cải riêng của một người, một gia đình. A. Gia tiên B. Gia đình C. Tài sản D. Gia tài Câu 5 (1 điểm): Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B Nối 1. Từ thuần Việt a. Giang sơn 1 - 2. Từ Hán Việt b. Đi học 2 - 3. Từ mượn ngôn ngữ Ấn - Âu c. Công nhân 3 - d. Mít tinh II. Phần tự luận (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Từ chân trong hai ví dụ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? - Anh ấy bị thương ở chân. (1) - Ông ấy có chân trong Hội đồng quản trị. (2) Câu 2 (2,5 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác định cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau: Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp. Câu 3 (1,5 điểm): Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau và viết lại cho đúng: Quá trình học tập là quá trình tiếp thu tri thức nhân loại. ĐÁP ÁN Phần 1. Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: A, C Câu 4: D Câu 5: 1 - b 2 - a 3 - d Phần 2. Câu 1: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 1 - nghĩa đen; 2 - nghĩa chuyển Câu 2: Thế nào là cụm danh từ? Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_trung_son.doc