Đề kiểm tra giữa kì II môn Vật lý Lớp 6
1. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
A. 55 cm3 B. 155 cm3 C. 45 cm3 D. 100 cm.
2. Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết
A. khối lượng của sữa trong hộp.
B. trọng lượng của hộp sữa. C. trọng lượng của sữa trong hộp.
D. khối lượng của hộp sữa.
3. Khi thuyền buồm di chuyển trên biển, gió tác dụng vào cánh buồm một lực:
A. Nén. B. Đẩy. C. Kéo. D. Đàn hồi.
4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực gây ra sự biến đổi của chuyển động?
A. Kéo dây chun làm cho dây dãn ra.
B. Bẻ cong chiếc cung tên. C. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn.
D. Đá vào quả bóng đang lăn trên sàn.
UBND HUYỆN A TRƯỜNG THCS Đ Tuần 8 - Tiết 8: KIỂM TRA GIỮA HKI A. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Chủ đề Biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL sc sđ sc sđ Chủ đề 1 Đơn vị đo Biết đơn vị cơ bản của các đại lượng Đổi đơn vị thành thạo Tính toán trong TH cụ thể 3 1,2 4 2 1 1 3 1,2 5 3 Chủ đề 2 Đại lượng vật lí Nhận biết các đại lượng vật lí Xác định chính xác các đại lượng vật lí Trình bày được phép đo một đại lượng 7 2,8 2 1 1 2 7 2,8 3 3 Tổng 10 4 6 3 1 2 1 1 10 4 8 6 B - ĐỀ BÀI I - Trắc nghiệm: (4 điểm) Bài 1. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng: (2 điểm) 1. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu? A. 55 cm3 B. 155 cm3 C. 45 cm3 D. 100 cm. 2. Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450g. Số đó cho biết A. khối lượng của sữa trong hộp. B. trọng lượng của hộp sữa. C. trọng lượng của sữa trong hộp. D. khối lượng của hộp sữa. 3. Khi thuyền buồm di chuyển trên biển, gió tác dụng vào cánh buồm một lực: A. Nén. B. Đẩy. C. Kéo. D. Đàn hồi. 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực gây ra sự biến đổi của chuyển động? A. Kéo dây chun làm cho dây dãn ra. B. Bẻ cong chiếc cung tên. C. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn. D. Đá vào quả bóng đang lăn trên sàn. 5. Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động. A. Chuyển động do quán tính. B. Do vật có khối lượng. C. Do lực hút của trái đất D. Do lực căng lớn hơn trọng lực Bài 2. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống thích hợp (2điểm) 1. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực kéo. 2. Quả bóng đứng yên trên sân vì nó không chịu tác dụng của lực nào. 3. Một kilôgam sắt thì có trọng lượng lớn hơn một kilôgam bông. 4. Lực có đơn vị là Niu-tơn. 5. Người ta thường dùng cân để đo thể tích của một vật. II - Tự luận: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Đổi đơn vị sau: a) 300g = kg b) 1276cm3 = dm3 c) 18m3 = lít d) 15m = .. km Bài 2: (2 điểm) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Vật khối lượng 2 kg thì có trọng lượng là bao nhiêu? Bài 3: (2 điểm) Cho dụng cụ 1 bình chia độ, 1 cái ca, 1 cái bát, 1 hòn đá không lọt bình chia độ và nước. Trình bày cách xác định thể tích hòn đá? C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: I - Trắc nghiệm: Bài 1. (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 điểm. 1. C ; 2. A; 3. B; 4. D; 5. C Bài 2. (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 điểm. 1. Đ ; 2. S; 3. S; 4. Đ; 5. S II - Tự luận: Bài Nội dung Điểm 1 a) 200g = 0,2 kg b) 1375cm3 = 1,375 dm3 1 c) 1,2kg = 1200 d) 15m = 0,015 km 1 2 Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. 1 Vật có khối lượng 2kg thì có trọng lượng 20N. 1 3 Đặt ca vào trong bát, cho hòn đá vào trong ca, nước ở ca tràn ra bát, đổ nước tràn ra đó vào bình chia độ. Thể tích nước đo được chính là thể tích của hòn đá. 2 Đông Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Thị N NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Phương T
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6.docx