Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Thánh Gióng C. Sự tích Hồ Gươm
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng, cháu Tiên
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết ?
A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện lịch sử,nhân vật lịch sử của dân tộc.
B. Những câu chuyện hoang đường.
C. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng.
D. Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
Câu 4: Hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.” có ý nghĩa như thế nào?
A. Nhân vật xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.
B. Thể hiện sức mạnh của nhân dân, của dân tộc khi có giặc ngoại xâm.
C. Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.
D. Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước.
PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: ./12/2020 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:(2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng. “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa”. (SGK Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Thánh Gióng C. Sự tích Hồ Gươm B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng, cháu Tiên Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết ? A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện lịch sử,nhân vật lịch sử của dân tộc. B. Những câu chuyện hoang đường. C. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng. D. Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. Câu 4: Hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.” có ý nghĩa như thế nào? A. Nhân vật xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì. B. Thể hiện sức mạnh của nhân dân, của dân tộc khi có giặc ngoại xâm. C. Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc. D. Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước. Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn? A. Chân núi B. Vang dội C. Hoảng hốt D. Sứ giả Câu 6: “Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm”. Từ “lẫm liệt” được giải nghĩa theo cách nào? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị C. Đưa ra từ trái nghĩa B. Đưa ra từ đồng nghĩa D. Không phải ba cách trên Câu 7: Trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” có sử dụng mấy cụm động từ? A. 1 cụm B. 2 cụm C. 3 cụm D. 4 cụm Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là danh từ? A. Phun B. Tráng sĩ C. Đón D. Đi PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a) Xác định cụm danh từ trong câu sau: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.” b) Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại: “Mỗi năm chính phủ phải dùng tiền hỗ trợ để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo.” Câu 2: (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong văn bản Thạch Sanh. Câu 3: (5 điểm) Kể về người thân mà em yêu quý. PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: /12/2020 Phần/Câu Nội dung Điểm Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A B D B C B Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Phần II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: a) HS xác định được cụm danh từ: một con ếch, một giếng nọ b) HS chỉ ra lỗi sai: lặp từ, bỏ từ “hỗ trợ” - Viết lại câu đúng: Mỗi năm chính phủ phải dùng tiền để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm (1,5 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) §©y lµ chi tiÕt thÇn k× cã nhiÒu ý nghÜa: - Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương,lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta. 0,75 điểm 0,75 điểm Câu 3: (5 điểm) I. Hình thức: - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài - Kiểu bài : Tự sự - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1.Mở bài: - Giới thiệu về người thân em định kể. 2.Thân bài: - Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó. - Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh - Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó. 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. (Lời hứa hẹn nếu có) 0.5 điểm 4 điểm 0,5 điểm III. Biểu điểm: - Điểm 5 : Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, kể chi tiết đầy đủ các sự việc chính, bố cục rõ ràng. - Điểm 4 : Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3 : Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiểu lỗi chính tả. - Điểm 2 : Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài. - Điểm 1 : Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0 : Để giấy trắng hoặc lạc đề. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại.
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_co.docx