Đề kiểm tra thi giáo viên dạy giỏi - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thu Bồn

Đề kiểm tra thi giáo viên dạy giỏi - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thu Bồn

Câu 1: Theo Luật giáo dục 2019. Chọn phương án đúng về Tính chất, nguyên lý giáo dục?

A. Tất cả các phương án đều đúng

B. Hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp

C. Hoạt động giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

D. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Câu 2: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục thường xuyên là?

A. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện

B. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

D. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

 

docx 8 trang haiyen789 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thi giáo viên dạy giỏi - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thu Bồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG THCS THU BỒN
CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC 2020-2021
Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề).
Điểm
( Số) ( Bằng chữ)
Chữ ký giám khảo
(ký, ghi rõ họ và tên)
Chữ ký giám thị
( Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐỀ:
Câu 1: Theo Luật giáo dục 2019. Chọn phương án đúng về Tính chất, nguyên lý giáo dục?
A. Tất cả các phương án đều đúng
B. Hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp
C. Hoạt động giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
D. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Câu 2: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục thường xuyên là?
A. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện
B. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
D. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Câu 3: Theo Luật giáo dục 2019. Phổ cập giáo dục là?
A. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
B. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
C. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện
D. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Câu 4: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục bắt buộc là?
A. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện
B. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
D. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Câu 5: Theo Luật giáo dục 2019. Kiểm định chất lượng giáo dục là?
A. Đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
B. Hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
C. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục
D. Kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để có thể tiếp tục học trình độ giáo dục nghề nghiệp cao hơn.
Câu 6: Viên chức là gì?
A. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
B. Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
C. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.
D. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Câu 7: Đạo đức nghề nghiệp là gì?
A. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực.
B. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.
C. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
D. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Câu 8: Quy tắc ứng xử
A. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù.
B. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
C. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
D. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
Câu 9: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
A. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này .
B. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
C. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
D. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 10: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của nhà nước
B. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
C. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
D. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.Tận tụy phục vụ nhân dân
Câu 11: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
A. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
B. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.
C. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
D. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.
Câu 12: Nguyên tắc quản lý viên chức
A. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
B. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng,người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
C. Tận tụy phục vụ nhân dân
D. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Câu 13: Theo Điều 7 luật viên chức. Vị trí việc làm là gì?
A. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
B. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
C. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
D.Vị trí làm việc là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện viện tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 14: Chức danh nghề nghiệp là gì?
A. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
B. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.
C. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của viên chức.
D. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 15: Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
B. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
C. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công.
D. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Câu 16. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT. Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật.
A. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
B. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
C. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.".
D. cả A,B và C.
Câu 17. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT. Trong mỗi học kì, số ĐĐGtx, ĐĐGgk và ĐĐGck của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau
A. Trong mỗi học kì: Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx; môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
B. Trong mỗi học kì: Môn học có từ 40 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 40 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx; môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
C. Trong mỗi học kì: Môn học có từ 40 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 40 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx; môn học có 02 (hai) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
D. Trong mỗi học kì: Môn học có từ 40 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 40 tiết đến 80 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;Môn học có từ trên 80 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx; môn học có 02 (hai) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck.
Câu 18. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT.
A. Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên. 
B. số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
C. Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ hai sau khi làm tròn số.
D. Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Câu 19. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT.
A. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu."
B. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định thì nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu."
C. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định mà không có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ không cho điểm của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu."
D. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định mà có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ không đánh giá bộ môn đó.
Câu 20. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
A. Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.".
B. GVCN căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung và căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.".
C. Nhà trường căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung. 
D. Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả của hạnh kiểm đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.
Câu 21. Theo Thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT. Hiệu trưởng khen thưởng với học sinh.
A. Đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học.
B. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại tốt và học lực từ loại khá trở lên.
C. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
D. Đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến , học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện trong học kì hoặc cả năm học.
Câu 22. CT GDPT 2018 có mục tiêu hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất gì? 
A. Yêu nước, sáng tạo, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
C. Yêu nước,nhân nghĩa, cần kiệm, trung thực, kỷ cương. 
D. Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.
Câu 23. Trong Chương trình GDPT 2018, phẩm chất của người học được hình thành và phát triển bằng những con đường:
A. Thông qua hoạt động trải nghiệm; 
B. Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học; Thông qua phương pháp giáo dục 
C. Thông qua sự phối hợp của nhà trường với gia đình.
D. Thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
Câu 24. Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THCS là 
A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm.
B. Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
C. Hoạt đông trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm. 
D. Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm.
Câu 25. Thời lượng giáo dục cấp THCS trong chương trình GDPT 2018 là 
A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. 
B. Mỗi ngày học 2 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Toàn quốc thống nhất học 2 buổi/ngày. 
C. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. 
D. Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học
 HẾT ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_thi_giao_vien_day_gioi_nam_hoc_2020_2021_truong.docx